Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 51: Bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm (Bản hay)

A. Mục tiêu: HS cần:

 - Nêu được đặc điểm cấu tạo của bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm phù hợp với đời sống. Thấy được 1 số tập tính của dơi và cá voi.

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh.

 - Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.

B. Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, phân tích.

C. Chuẩn bị: GV: Bảng trang 164

 HS: Sưu tầm tranh ảnh về bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm

D. Tiến trình lên lớp:

 I/ Tổ chức (1'):

 II/ Bài cũ (5')

 1. Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng?

 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay?

 III/ Bài mới:

 1. ĐVĐ (1'): Trong lớp thú có vú, cá voi là thú lớn nhất, thích nghi hoàn toàn với đời sống bơi lặn ở đai dương. Một số loài có những đặc điểm thích nghi với đời sống ăn sâu bọ và gặm nhấm .Vậy cấu tạo và tập tính của chúng biến đổi NTN các em sẽ tìm hiểu qua nội dung của bài.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 51: Bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 1/3/ ND: 4/3/ SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (Tiếp theo) Tiết51: BỘ CÁ VOI, BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM A. Mục tiêu: HS cần: - Nêu được đặc điểm cấu tạo của bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm phù hợp với đời sống. Thấy được 1 số tập tính của dơi và cá voi. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh. - Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn. B. Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, phân tích. C. Chuẩn bị: GV: Bảng trang 164 HS: Sưu tầm tranh ảnh về bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm D. Tiến trình lên lớp: I/ Tổ chức (1'): II/ Bài cũ (5') 1. Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng? 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay? III/ Bài mới: 1. ĐVĐ (1'): Trong lớp thú có vú, cá voi là thú lớn nhất, thích nghi hoàn toàn với đời sống bơi lặn ở đai dương. Một số loài có những đặc điểm thích nghi với đời sống ăn sâu bọ và gặm nhấm .Vậy cấu tạo và tập tính của chúng biến đổi NTN các em sẽ tìm hiểu qua nội dung của bài. 2. TRKB: HĐ1(12') GV hướng dẫn hs quan sát hình 49.2 sgk. - Bộ cá voi có đặc điểm gì? - So sánh đặc điểm cấu tạo của cá voi và cá heo? - Vì sao cá voi và cá heo sống ở nước nhưng lại xếp vào lớp thú? HS trả lời GV phân tích trên hình vẽ. HS tiếp tục quan sát hình 50.1, 2 sgk. kết hợp thông tin sgk thảo luận nhóm để hoàn thành bảng trang 161. Đại diện nhóm lên điền vào bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung, gv đưa ra bảng chuẩn kiến thức. HĐ2(9' ) HS quan sát hình 50.1( A,B,C) - Nêu đặc điểm của bộ ăn sâu bọ? - So sánh cấu tạo của chuột chù và chuột chũi? HS trả lời gv phân tích trên hình và chót kiến thức. HĐ3( 11') - Để thích nghi với lối gặm nhấm răng của bộ này có đặc điểm gì? - Sóc và chuột đồng có đặc điểm gì khác nhau? 1. Bộ cá voi: ( đại diện: cá voi, cá heo) - Cơ thể hình thoi, có lớp mỡ dày - Cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang - Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo - Chi sau tiêu giảm. - Sinh sản trong nước , nuôi con bằng sữa. 2. Bộ ăn sâu bọ: ( Chuột chù, chuột chũi) - Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn. - Gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3 đến 4 mấu nhọn. - Khứu giác rất phát triển đặc biệt có lông xúc giác dài ở trên mõm. 3. Bộ gặm nhấm: (Đại diện chuột đồng, sóc nhím.) - Thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn và sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm. IV/ Củng cố (3'): Đọc phần tóm tắt của bài 1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất? 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước? V/ Dặn dò (3'): Học kỹ bài trả lời câu hỏi sgk.Tìm hiểu bộ ăn thịt, bộ móng guốc, bộ linh trưởng( chú ý bộ răng ở bộ ăn thịt, đặc điểm ngón chân của bộ móng guốc, chi của bộ linh trưởng.) E. Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_51_bo_ca_voi_bo_an_sau_bo_bo_gam.doc