Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 56: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển (Chuẩn kĩ năng)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được tầm quan trọng của sự vận động và di chuyển ở động vật

- Nêu được các hình thức di chuyển ở một số loài động vật điển hình

- Nêu được sự tiến hóa cơ quan di chuyển

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát

- Kĩ năng hoạt động nhóm

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của GV:

- Tranh vẽ: Hình 53.1 tr172sgk

- Phiếu học tập, bảng phụ

2. Chuẩn bị của HS:

- Kẻ bảng xanh ở sgk vào vở

- Xem lại hình thức di chuyển của các đại diện đã nghiên cứu

- Xem lại cơ quan di chuyển của những đại diện đã học

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC :

2. Mở bài (2 phút): Động vật khác thực vật ở đặc điểm nào?( Động vật di chuyển được) Vậy sự vận động và di chuyển có tầm quan trọng như thế nào ở động vật? Ở động vật có những hình thức di chuyển nào? Những vấn đề này sẽ được giải quyết trong bài học hôm nay vào bài

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 56: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển (Chuẩn kĩ năng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 56 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, DI CHUYỂN MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được tầm quan trọng của sự vận động và di chuyển ở động vật Nêu được các hình thức di chuyển ở một số loài động vật điển hình Nêu được sự tiến hóa cơ quan di chuyển 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát Kĩ năng hoạt động nhóm PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ: Hình 53.1 tr172sgk Phiếu học tập, bảng phụ Chuẩn bị của HS: Kẻ bảng xanh ở sgk vào vở Xem lại hình thức di chuyển của các đại diện đã nghiên cứu Xem lại cơ quan di chuyển của những đại diện đã học HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KTBC : Mở bài (2 phút): Động vật khác thực vật ở đặc điểm nào?( Động vật di chuyển được) à Vậy sự vận động và di chuyển có tầm quan trọng như thế nào ở động vật? Ở động vật có những hình thức di chuyển nào? Những vấn đề này sẽ được giải quyết trong bài học hôm nay à vào bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS *)Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức di chuyển(19 phút) - Tôm có những hình thức di chuyển nào? - Ngoài hình thức di chuyển trên ĐV còn có nhiều hình thức di chuyển khác tùy theo môi trương sống và tập tính của chúng. Để rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu cách di chuyển một số đại diện sau - GV treo tranh hình 53.1 - Hướng dẫn HS cách làm bài tập - Hãy nối các cách di chuyển ở các ô với loài động vật cho phù hợp (Dùng mực khác màu) - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và hình 53.1 à Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập vào phiếu học tập . - GV phát phiếu học tập như hình 53.1 - Yêu cầu HS thảo luận trong 5 phút - Gọi các nhóm đưa kết quả dán lên bảng - GV đưa đáp án đúng - Gọi HS đại diện nhóm khác nhận xét - Yêu cầu Lớp khen thưởng nhóm hoàn thành tốt . - Ngoài những ĐV trên em còn biết những ĐV nào? Hình thức di chuyển của chúng? - Yêu cầu HS rút ra kết luận : ? ĐV có những hình thức di chuyển nào? - Sự di chuyển có lợi gì cho động vật? - Bơi, bò, búng - Cá nhân tự đọc thông tin, nhớ lại kiến thức , quan sát hình 53.1 à trao đổi nhóm hoàn thành phần trả lời . - Quan sát kết quả - So sánh kết quả - Nhận xét - Lớp cho điểm từng nhóm - Vịt(đi, bơi, mèo(đi, chạy, nhảy) -HS - Đi tìm thức ăn Bắt mồi Tìm môi trường sống Tìm đối tượng sinh sản Lẫn tránh kẻ thù *) Kết luận: Động vật có nhiều cách di chuyển như: đi, bò, chạy, nhảy, bơiphù hợp với môi trường và tập tính của chúng. Như em đã biết ĐV có nhiều hình thức di chuyển khác nhau, nhiều loài có cách di chuyển đơn giản nhưng cũng có loài hình thức di chuyển rất phức tạpà vì thế bộ phận di chuyển đã có sự phân hoá để phù hợp với cách di chuyển. Vậy sự phân hóa đó được thể hiện như thế nào à Mục II (1 phút) *)Hoạt động 2: Sự tiến hóa cơ quan di chuyển(15 phút) - Để biết được sự tiến hoá cơ quan di chuyển các em làm bài tập sau: - GV treo bảng kẻ như SGK - Hướng dẫn cách làm bài tập: - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 53.2, nhớ lại kiến thứcà thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập - GV phát phiếu học tập - Gọi các nhóm đưa kết quả và dán lên bảng - GV đưa đáp án đúng - Gọi HS nhóm khác nhận xét - Khen thưởng nhóm hoạt động tốt - Yêu cầu HS theo dõi lại nội dung trong phiếu học tập trả lời câu hỏi ? Sự phức tạp hóa và phân hóa bộ phận di chuyển thể hiện như thế nào? ? Sự phức tạp hóa và phân hóa này có ý nghĩa gì? - Yêu cầu HS kết luận lại . - HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình, nhớ kiến thứcà trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời - HS quan sát kết quả - HS so sánh đáp án - nhận xét - Lớp khen thưởng - Từ chưa có bộ phận di chuyển à có bộ phận di chuyển, từ đơn giản đến phức tạp - Giúp cho việc di chuyển có hiệu quả ( sống bám à di chuyển chậmà di chuyển nhanh) *)Kết luận: Sự phức tạp hóa và phân hóa của bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả hơn thích nghi với điều kiện sống. TỔNG KẾT-ĐÁNH GIÁ (6 phút) HS làm bài tập 1. Vừa di chuyển kiểu bò, kiểu nhảy và cả bằng cánh là loài Châu chấu Bướm Dơi Ong mật 2. Kanguru di chuyển theo kiểu: Bò 4 chi Nhảy trên 2 chi trước Nhảy đồng thời bằng 2 chi sau Tất cả các kiểu trên 3. Di chuyển theo lối leo trèo và chuyền cành có ở loài: Thằn lằn Chim bồ câu Vượn Thỏ V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾPø(2 phút) Học bài, trả lời câu hỏi SGK Kẻ trước bảng 176 SGK vào vở bài tập Oân lại nhóm động vật đã học Đọc mục “em có biết”

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_56_moi_truong_song_va_su_van_don.doc
Giáo án liên quan