I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Trình bày được khái niệm về ngành Thân mềm.
- Trình bày được chi tiết cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của trai sông – đại diện cho ngành Thân mềm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát các bộ phận của cơ thể bằng mắt thường hoặc kính lúp.
- Rèn kỹ năng phân tích và thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
- Biết cách bảo vệ những loài trai sông mang lại nhiều lợi ích cho tự nhiên cũng như con người.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh 18.1 18.4 phóng to SGK;
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới và mẫu vật như đã dặn ở bài trước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: ( Nhận xét bài kiểm tra một tiết của HS ).
3. Hoạt động dạy và học
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 10, Tiết 19: Trai sông - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn : 27/10/2012.
Tiết 19 Ngày giảng : 29/10/2012.
NGAØNH THAÂN MEÀM
Baøi 18: Trai Soâng.
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Trình bày được khái niệm về ngành Thân mềm.
- Trình bày được chi tiết cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của trai sông – đại diện cho ngành Thân mềm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát các bộ phận của cơ thể bằng mắt thường hoặc kính lúp.
- Rèn kỹ năng phân tích và thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
- Biết cách bảo vệ những loài trai sông mang lại nhiều lợi ích cho tự nhiên cũng như con người.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh 18.1 à 18.4 phóng to SGK;
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới và mẫu vật như đã dặn ở bài trước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: ( Nhận xét bài kiểm tra một tiết của HS ).
3. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Ngành Thân mềm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết:
+ Một số đại diện của ngành Thân mềm?
+ Môi trường sống của ngành Thân mềm?
- GV nhận xét và chốt.
- HS đọc thông tin SGK và thực hiện:
- HS quan sát và toàn lớp thống nhất:
+ Trai, sò, ốc, hến, ngao, mực,
+ Biển, sông, ao hồ và trên cạn,.
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết: Thân mềm gồm các đại diện như: Trai, sò, ốc, hến, ngao, mực,. Chúng sống chủ yếu ở: Biển, sông, ao hồ và trên cạn,.
Hoạt động 2: Trai sông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS quan sát hình dạng, cấu tạo của trai sông trên mẫu vật và cho biết:
+ Môi trường sống, hình dạng của trai sông?
+ Cấu tạo của trai sông?
- GV treo hình 18.1 và 18.2 SGK, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày cấu tạo của vỏ trai? Mài mặt ngoài vỏ trai thấy có mùi khét, vì sao?
* GV yêu cầu HS xác định các thành phần của vỏ trai trên mẫu vật thật.
+ Nhờ đâu mà vỏ trai có khả năng đóng mở?
* GV mở rộng: Nhờ lớp xà do lớp ngoài áo trai tiết ra tạo thành. Nếu đúng chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, dần dần các lớp xà cừ mỏng được tạo thành sẽ bọc quanh hạt cát tạo nên ngọc trai. Trai sông cũng tạo ra ngọc nhưng không đẹp.
- GV treo hình 18.3, yêu cầu HS quan sát,thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK xác định:
+ Các thành phần cấu tạo cơ thể trai?
+ Để mở vỏ trai quan sát bện trong cơ thể thì phải làm thế nào? Trai chết thì vỏ mở, tại sao?
- GV treo hình 18.4, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và thực hiện:
+ Giải thích cơ chế giúp trai di chuyển được trong bùn?
+ Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những chất gì vào miệng trai và mang trai?
+ Nhận xét về cách dinh dưỡng của trai?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết: Đặc điểm sinh sản của trai? Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng sống trong mang trai mẹ? giai đoạn ấu trùng sống trong mang và da cá?
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã biết, trả lời các hiện tượng sau: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, vì sao?
- GV nhận xét và hoàn thiện.
- HS quan sát và xác định hình dạng, cấu tạo của trai sông trên mẫu vật sống và trả lời:
+ Trai sông sống ẩn mình trong bùn cát. Nằm trong 2 mảnh vỏ, đầu vỏ hơi tròn, đuôi vỏ hơi dẹt.
+ Gồm vỏ trai và cơ thể trai.
- HS yêu cầu quan sát, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Vỏ trai có lớp sừng bao bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa, lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Ngoài là lớp sừng giống với thành phần của chất sừng ở các loài động vật khác nên khi mài nóng, chúng có mùi khét.
+ Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ diều chỉnh động tác đóng và mở vỏ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK và xác định:
+ Cơ khép vỏ trước, vỏ, chỗ bám cơ khép vỏ sau ống thoát, ống hút, mang, chân, thân, lỗ miệng, tấm miệng và áo trai.
+ Luồn lưỡi dao vào qua khe vỏ, cắt cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau. Vỏ mở do tính tự động của trai nên khi chết vỏ trai sẽ mở.
- HS quan sát, đọc thông tin SGK và trả lời:
+ Trai thò chân và vươn dài trong bùn về hướng muốn đi tới để mở đường, sau đó co chân đồng thời khép vỏ lại tạo lực đẩy do nước tạo ra ở rãnh phía sau, làm trai tiến về trước.
+ Trai hút nước qua ống hút để vào khoang áo rồi qua mang vào miệng nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng. Qua mang, oxi được tiếp nhận, đến miệng thức ăn được giữ lại. Đó là cách dinh dưỡng thụ động của trai.
- HS đọc thông tin SGK và trả lời: Trai phân tính. Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có giai đoạn sống trong mang trai mẹ và da cá. Để thích nghi với quá trình phát tán nòi giống.
- HS dựa vào kiến thức đã biết, trả lời: Vì ấu trùng trai thường bàm trong mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao.
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết:
- Môi trường sống: Trai sông sống ẩn mình trong bùn cát.
- Hình dạng: Thân mềm nằm trong 2 mảnh vỏ, đầu vỏ hơi tròn, đuôi vỏ hơi dẹt.
- Cấu tạo:
+ Vỏ trai: Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Vỏ trai có lớp sừng bao bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa, lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng.
+ Cơ thể trai:
Ngoài: Áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút nước và ống thoát nước.
Giữa : Có tấm mang.
Trong : Thân trai và chân rìu.
- Di chuyển: Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào kết hợp đóng mở vỏ giúp trai di chuyển.
- Dinh dưỡng:
Dinh dưỡng thụ động. (Thức ăn của trai là động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ.)
Hô hấp qua mang.
Bài tiết nhờ lỗ thoát nước.
- Sinh sản: Trai phân tính. Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có giai đoạn sống trong mang trai mẹ và da cá.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1.Củng cố - Đánh giá:
* GV treo tranh câm, yêu cầu HS xác định các bộ phận của trai sông?
* Trình bày đặc điểm hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của Trai sông thích nghi với đời sống trong bùn cát?
2. Nhận xét – Dặn dò:
Nhận xét tình hình học tập của lớp.
Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. Đọc phần “ Em có biết”.
- Chuẩn bị bài mới: “Một số thân mềm khác ”
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_10_tiet_19_trai_song_nguyen_dinh.doc