Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 13, Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :

- Nêu được các đặc điểm riêng của một số loài Giáp xác điển hình, sự phân bố rộng của chúng trong nhiều môi trường khác nhau.

- Nêu được vai trò của Giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Giáp xác nói riêng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

Tranh phóng to hình 24.1  24.7 SGK, bảng phụ .

2. Học sinh:

Bài cũ , bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 13, Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn :19/11/2012 Tiết 25 Ngày giảng :21/11/2012 Baøi 24: Ña Daïng Vaø Vai Troø Cuûa Lôùp Giaùp Xaùc. I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Nêu được các đặc điểm riêng của một số loài Giáp xác điển hình, sự phân bố rộng của chúng trong nhiều môi trường khác nhau. - Nêu được vai trò của Giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Giáp xác nói riêng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 24.1 à 24.7 SGK, bảng phụ . 2. Học sinh: Bài cũ , bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Một số Giáp xác khác. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo tranh 24.1 à 24.7, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập và nhận xét về sự phân bố của một số loài Giáp xác. - Nhận xét và chốt. - HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập và nhận xét: Lớp Giáp xác với khoảng 20.000 loài được phân bố hầu hết trong các ao, hồ, sông, biển, một số sống trên cạn và một số nhỏ sống kí sinh đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong giới sinh vật. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Với khoảng 20.000 loài được phân bố hầu hết trong các ao, hồ, sông, biển, một số sống trên cạn và một số nhỏ sống kí sinh đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho lớp Giáp xác nói riêng và Ngành Chân khớp nói chung. Tên động vật Môi trường sống Đặc điểm cơ thể Mọt ẩm Ở cạn ( nơi ẩm ướt) Râu ngắn, bò bằng chân, thở bằng mang. Con sun Ở biển ( kí sinh vỏ tàu) Con trưởng thành sống cố định, bám vào vỏ tàu. Rận nước Ở nước Kích thước nhỏ (2 mm), di chuyển bằng đôi râu lớn. Mùa hạ chỉ sanh toàn con cái. Chân kiếm Sống tự do hoặc kí sinh Sống tự do: Giống rận nước. Sống kí sinh: phần phụ tiêu giảm, râu biến thành móc bám. Cua đồng Sống ở hang hốc Phần bụng tiêu giảm dẹp mong3ga6m5 vào mặt bụng của mai. Bò ngang. Cua nhện Sống ở biển Có kích thước lớn nhất. Chân dài giống chân nhện. Tôm ở nhờ Cộng sinh, sống ở ven biển Phần bụng vỏ mỏng và mềm, dấu mình vào vỏ ốc rỗng. Hoạt động 2: Vai trò thực tiễn của lớp Giáp xác. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo bảng phụ, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, hoàn thành bảng phụ và cho biết: + Vai trò của lớp Giáp xác đối với đời sống con người? + Vai trò của lớp Giáp xác đối với sinh giới? + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các loài động vật thuộc lớp Giáp xác? - Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ. - Nhận xét và hoàn thiện. - HS quan sát và trả lời các câu hỏi: Có lợi: Cung cấp nguồn thực phẩm ( tươi, đông lạnh) : Tôm sú, tôm he ; Thực phẩm phơi khô: Tôm he, tôm đỏ, tôm bạc,; Thực phẩn tươi sống: Tôm, cua, guốc, cua bể, ghẹ, Nguyên liệu làm mắm: Tôm, tép, cáy, còng, Có hại: Ảnh hưởng đến giao thông đường thủy và các công trình dưới nước (Con Sun.); Vật chủ truyền bệnh giun sán. Có lợi: Quan hệ dinh dưỡng với các loài khác: Tôm ở nhờ Làm thức ăn cho các loài động vật khác: Rận nước Có hại: Vật chủ trung gian truyền bệnh, kí sinh ở mang và da cá gây chết hàng loạt + Bảo vệ các loài sinh vật có ích. Tuyên truyền cho mọi người biết vai trò của chúng để cùng nhau bảo vệ. Tiêu diệt các loài có hại. - HS lấy thêm ví dụ. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Vai trò của lớp Giáp xác: - Đối với đời sống con người: + Có lợi: * Cung cấp nguồn thực phẩm ( tươi, đông lạnh) : Tôm sú, tôm he ; Thực phẩm phơi khô: Tôm he, tôm đỏ, tôm bạc,; Thực phẩn tươi sống: Tôm, cua, guốc, cua bể, ghẹ, * Nguyên liệu làm mắm: Tôm, tép, cáy, còng, + Có hại: * Ảnh hưởng đến giao thông đường thủy và các công trình dưới nước (Con Sun.); * Vật chủ truyền bệnh giun sán. - Đối với sinh giới: + Có lợi: * Quan hệ dinh dưỡng với các loài khác: Tôm ở nhờ * Làm thức ăn cho các loài động vật khác: Rận nước + Có hại: Vật chủ trung gian truyền bệnh, kí sinh ở mang và da cá gây chết hàng loạt IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố - Đánh giá: * Nêu các đặc điểm riêng của một số loài Giáp xác điển hình để chứng minh lớp Giáp xác đa dạng và phong phú? * Nêu vai trò của Giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người? 2. Nhận xét – Dặn dò: - Nhận xét tình hình học tập của lớp. - Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc phần “ Em có biết”.. - Chuẩn bị bài mới: “Nhện và sự đa dạng của lớp Hình nhện”

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_13_bai_24_da_dang_va_vai_tro_cua.doc