Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 14, Tiết 28: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :

 - Nêu được các đặc điểm chung của lớp Sâu bọ.

- Nêu được sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của lớp Sâu bọ, tính đa dạng và phong phú của sâu bọ. Tìm hiểu một số đại diện khác như: Dế mèn, bọ ngựa, chuồn chuồn, bướm, chấy, rận, .

- Nêu được vai trò của lớp Sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người .

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Sâu bọ nói riêng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 27.1  27.7 SGK, phiếu học tập , bảng phụ .

2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.

 I/ MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

1. Kiến thức:

 2. Đối tượng:

- Học sinh trung bình – khá.

 II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 14, Tiết 28: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn :26/11/2012 Tiết 28 Ngày giảng :28/11/2012 . Baøi 27: Ña Daïng Vaø Ñaëc Ñieåm Chung Cuûa Lôùp Saâu Boï. I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Nêu được các đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. - Nêu được sự đa dạng về chủng loại và môi trường sống của lớp Sâu bọ, tính đa dạng và phong phú của sâu bọ. Tìm hiểu một số đại diện khác như: Dế mèn, bọ ngựa, chuồn chuồn, bướm, chấy, rận,. - Nêu được vai trò của lớp Sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người . 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Sâu bọ nói riêng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 27.1 à 27.7 SGK, phiếu học tập , bảng phụ . 2. Học sinh: Bài cũ , bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút. I/ MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: Kiến thức: 2. Đối tượng: Học sinh trung bình – khá. II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA: Kiểm tra trắc nghiệm khách quan. III/ MA TRẬN: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Nhện và sự đa dạng của lớp Hình nhện 20 % = 50 đ 50 % = 25 đ 50 % = 25 đ 2. Châu chấu 40 % = 100 đ 50 % = 50 đ 50 % = 50 đ 3. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. 40 % = 100 đ 50 % = 50 đ 50 % = 50 đ Tổng số câu Tổng số điểm 100 % = 250 đ 5 câu 125 điểm 50,0 % 3 câu 75 điểm 30.0 % 2 câu 50 điểm 20.0 % 0 câu 0 điểm 0 % IV/ ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN: Đề kiểm tra: Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Châu chấu hô hấp bằng: a, mang; b, phổi; c, ống khí; d, túi khí; Câu 2: Để tiêu diệt các loài sâu bọ có hại, chúng ta nên: a, dùng thuốc trừ sâu. c, dùng thuốc bảo vệ thực vật. b, tiêu diệt các loài thiên địch. d, Chăm sóc cây trồng đúng cách. Câu 3: Vai trò phần đầu ngực của nhện là: a, trung tâm của nội quan, vận động, định hướng và tuyến tơ. b, trung tâm của vận động, định hướng, chăng lưới và bắt mồi. c, trung tâm của nội quan, tuyến tơ, chăng lưới và bắt mồi. d, trung tâm của nội quan, vận động, định hướng và chăng lưới. Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là không đúng khi nói về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ? a, Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. b, Giác quan phát triển gồm khứu giác, xúc giác, vị giác, thính giác, thị giác . c, Hô hấp bằng hệ thống ống khí. d, Cơ thể gồm 2 đôi chân và 3 đôi cánh. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B A D C C B A B D 3. Hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Một số đại diện Sâu bọ khác. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo tranh 27.1 à 27.7, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và trả lời một số câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập: + Kể tên một số đại diện thuộc lớp Sâu bọ mà em biết? + Mô tả đặc điểm của từng đại diện? - GV treo bảng phụ, yêu cầu HS hoàn thành bảng phụ và nhận xét về sự đa dạng và phong phú của lớp Sâu bọ? - Nhận xét và chốt. - HS quan sát, đọc thông tin SGK và trả lời một số câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập: + Các đại diện thuộc lớp Sâu bọ: Mọt hại gỗ; Bọ ngựa; Chuồn chuồn; Ve sầu; Bướm cải; Ong; Ruồi; Muỗi, - HS hoàn thành bảng phụ và rút ra nhận xét về sự đa dạng và phong phú của lớp Sâu bọ. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Lớp Sâu bọ rất đa dạng và phong phú: Chúng đa dạng về số loài: Có khoảng hơn 1 triệu loài. Chúng có môi trường sống phong phú: Có mặt hầu hết ở khắp mọi nơi trên Trái đất. - Chúng có lối sống và tập tính phong phú thích nghi hoàn toàn với điều kiện sống. Hoạt động 2: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp Sâu bọ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo bảng phụ, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành bảng phụ và cho biết: + Đặc điểm chung của lớp Sâu bọ? + Vai trò của lớp Sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người? + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các loài động vật thuộc lớp Sâu bọ? - Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ. - Nhận xét và hoàn thiện. - HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành bảng phụ và trả lời các câu hỏi: + Đặc điểm chung của lớp Sâu bọ: Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Phần đầu có 1đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. Hô hấp bằng ống khí. Phát triển qua biến thái. + Vai trò của lớp Sâu bọ: Có lợi: Đối với tự nhiên: Làm thức ăn cho các loài động vật khác. Làm sạch môi trường. Diệt các sâu bọ có hại. Đối với con người: Giúp thụ phấn cho cây trồng. Làm thuốc chữa bệnh. Làm thực phẩm. Có hại: Vật chủ trung gian truyền bệnh, gây hại cho cây trồng, làm hại cho sản xuất nông nghiệp. + Bảo vệ các loài sinh vật có ích. Tuyên truyền cho mọi người biết vai trò của chúng để cùng nhau bảo vệ. Tiêu diệt các loài có hại. - HS lấy thêm ví dụ. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: a. Đặc điểm chung của lớp Sâu bọ: Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Phần đầu có 1đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. Hô hấp bằng ống khí. Phát triển qua biến thái. b. Vai trò của lớp Sâu bọ: Có lợi: Đối với tự nhiên: Làm thức ăn cho các loài động vật khác. Làm sạch môi trường. Diệt các sâu bọ có hại. Đối với con người: Giúp thụ phấn cho cây trồng. Làm thuốc chữa bệnh. Làm thực phẩm. Có hại: Vật chủ trung gian truyền bệnh Gây hại cho cây trồng. Làm hại cho sản xuất nông nghiệp. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố - Đánh giá: * Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng minh sự đa dạng và phong phú của lớp Sâu bọ? * Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp Sâu bọ? Cho ví dụ cụ thể? 2. Nhận xét – Dặn dò: Nhận xét tình hình học tập của lớp. Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc phần “ Em có biết”.. - Chuẩn bị bài mới: “Xem phim tập tính của Sâu bọ” Ôn lại các tập tính của sâu bọ. Đáp án phiếu học tập: Đại diện Đặc điểm cơ thể Mọt hại gỗ Phát triển qua biến thái hoàn toàn. Bọ ngựa Ăn sâu bọ, có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường. Chuồn chuồn Phát triển qua biến thái không hoàn toàn. Cơ quan miệng kiểu nghiền, có 2 đôi cánh mỏng giống nhau với gân cánh phức tạp. Bay giỏi, ăn thịt, săn mồi khi bay. Ve sầu Đẻ trứng trên thân cây, ấu trùng ở đất, ve đực kêu vào mùa hạ. Bướm cải Có 2 đôi cánh, trên mặt phủ vảy, nhiều màu sắc, miệng kiểu hút. Phát triển qua biến thái hoàn toàn. Ong Có thể sống đơn độc hoặc tập đoàn. Chúng tự xây lấy tổ. Được thuần hoá thành vật nuôi để lấy mật và sáp. Ruồi Phát triển qua biến thái hoàn toàn, ấu trùng dạng dòi. Ruồi nhà đậu ở nơi bẩn mang truyền mầm bệnh. Muỗi Cơ quan miệng kiểu đốt hút. Là vật chủ trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho người và gia súc.Ấu trùng là bọ gậy hoặc cung quăng. Đáp án bảng phụ : Đa dạng về môi trường sống của lớp Sâu bọ. Môi trường sống Một số sâu bọ đại diện Ở nước Trên mặt nước Bọ vẽ, Trong nước Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, Ở cạn Dưới đất Ấu trùng ve sầu, dế trũi,. Trên mặt đất Dế mèn, bọ hung, Trên cây Bọ ngựa, Trên không Chuồn chuồn bướm,.. Kí sinh Ở cây Bọ rầy,. Ở động vật Chấy, rận, Đáp án bảng phụ : Vai trò thực tiễn của lớp Sâu bọ. Vai trò thực tiễn Ong mật Tằm Ruồi Muỗi Ong mắt đỏ Làm thuốc chữa bệnh X X Làm thực phẩm X Thụ phấn cho cây trồng X Thức ăn cho động vật khác X X Diệt các sâu hại Hại hạt ngũ cốc X Truyền bệnh X X

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_14_tiet_28_da_dang_va_dac_diem_c.doc