Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 22, Tiết 41: Cấu tạo trong của thằn lằn - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :

 - Mô tả được hoạt động của các hệ cơ quan.

- Trình bày được cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống ở cạn.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng mổ và quan sát cấu tạo trong cùa ếch đồng trên mẫu mổ.

- Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để tìm hiểu chi tiết cấu tạo trong của ếch đồng.

3. Thái độ:

- Giáo dục thái độ làm việc cẩn thận, tỉ mỉ trong khi thực hành, giáo dục ý thức giữ vệ sinh chung.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh cấu tạo trong của thằn lằn; Bộ xương thằn lằn;

2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

* Tại sao nói : Cấu tạo ngoài của thằn lằn - đại diện cho lớp Bò sát thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn?

3. Hoạt động dạy – học

 * Cấu tạo bên ngoài của thằn lằn hoàn toàn phù hợp với đời sống ở cạn. Vậy cấu tạo trong của chúng phù hợp với đời sống ở cạn như thế nào? Chúng có đặc điểm gì tiến hóa hơn so với lớp Lưỡng cư? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng vào bài hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 22, Tiết 41: Cấu tạo trong của thằn lằn - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn : 19/01/2013. Tiết 41 Ngày giảng : 21/01/2013. Baøi 39: CAÁU TAÏO TRONG CUÛA thaèn laèn. I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Mô tả được hoạt động của các hệ cơ quan. - Trình bày được cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống ở cạn. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng mổ và quan sát cấu tạo trong cùa ếch đồng trên mẫu mổ. - Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để tìm hiểu chi tiết cấu tạo trong của ếch đồng. 3. Thái độ: - Giáo dục thái độ làm việc cẩn thận, tỉ mỉ trong khi thực hành, giáo dục ý thức giữ vệ sinh chung. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Tranh cấu tạo trong của thằn lằn; Bộ xương thằn lằn; 2. Học sinh: Bài cũ , bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: * Tại sao nói : Cấu tạo ngoài của thằn lằn - đại diện cho lớp Bò sát thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn? 3. Hoạt động dạy – học * Cấu tạo bên ngoài của thằn lằn hoàn toàn phù hợp với đời sống ở cạn. Vậy cấu tạo trong của chúng phù hợp với đời sống ở cạn như thế nào? Chúng có đặc điểm gì tiến hóa hơn so với lớp Lưỡng cư? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng vào bài hôm nay. Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo bộ xương của thằn lằn. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo tranh 39.1, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và hoàn thành tranh câm. - GV tiếp tục yêu cầu HS xác định các bộ phận trên mô hình bộ xương của thằn lằn. - GV yêu cầu HS so sánh sự khác nhau trong cáu tạo của bộ xương thằn lằn và bộ xương ếch để từ đó rút ra đặc điểm trong bộ xương của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. * GV nhấn mạnh: Xuất hiện xương sườn cùng với xương mỏ ác tạo lồng ngực giúp hô hấp trên cạn. - Nhận xét và chốt - HS quan sát, đọc thông tin SGK và hoàn thành tranh câm. - HS xác định các bộ phận trên mô hình bộ xương thằn lằn . - HS trả lời: Thằn lằn xuất hiện thêm: Xuất hiện xương sườn kết hợp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực à Tham gia hô hấp. Cột sống dài, đốt sống cổ: có 8 đốt à Cử động linh hoạt . Đốt sống đuôi dài à tăng ma sát cho sự di chuyển trên cạn - HS lắng nghe và ghi nhận thông tin. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: a. Cấu tạo của bộ xương thằn lằn:: - Xương sọ - Xương cột sống : + Đốt sống cổ: có 8 đốt nên rất linh hoạt + Đốt sống thân mang xương sườn, kết hợp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực. + Đốt sống đuôi dài: tăng ma sát cho sự di chuyển trên cạn . - Xương đai: Xương đai vai ,xương đai hông . - Xương chi: Xương chi trước, xương chi sau. Hoạt động 2: Các nội quan HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV hướng dẫn HS cách mổ thằn lằn ( Động vật có xương sống) - GV treo tranh 39.2; 39.3; 39.4 SGK, yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm, chú thích các bộ phận cấu tạo trong của thằn lằn và hoàn thành phiếu học tập - GV treo bảng phụ ( Đáp án phiếu học tập) - GV yêu cầu HS viết sơ đồ vòng tuần hoàn của thằn lằn. - GV nhận xét và chốt. - GV yêu cầu HS so sánh cấu tạo trong của thằn lằn – đại diện lớp Bò sát và ếch đồng – đại diện lớp Lưỡng cư? Từ đó rút ra các đặc điểm tiến hóa của lớp Bò sát so với lớp Lưỡng cư. * Bò sát có các đặc điểm tiến hóa hơn so với lớp Lưỡng cư và hoàn toàn phù hợp với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi sống trên cạn. - GV nhận xét và chốt. - HS lắng nghe và ghi nhận thông tin. - HS quan sát, thảo luận nhóm, chú thích các bộ phận cấu tạo trong của thằn lằn và hoàn thành phiếu học tập . - HS quan sát và sửa chữa. - HS viết sơ đồ vòng tuần hoàn của thằn lằn. - Toàn lớp thống nhất. - HS so sánh cấu tạo trong của thằn lằn và ếch đồng. Từ đó rút ra các đặc điểm tiến hóa của lớp Bò sát so với lớp Lưỡng cư: Máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng khả năng pha trộn ít hơn ; Hô hấp hoàn toàn bằng phổi; Thận là kiểu hậu thận - có khả năng hấp thụ lại nước => nước tiểu đặc; Não trước và tiểu nào phát triển; Thụ tinh trong , Con non mới nở đã biết đi tìm mồi. ( Phát triển trực tiếp). Mắt có mi thứ 3. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Hệ tiêu hóa: Ống tiêu hóa: Phân hóa rõ hơn, ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thụ lại nước. Tuyến tiêu hóa: Tuyến gan, tuyến mật và tuyến tụy. Hệ tuần hoàn: Có 2 vòng tuần hoàn; Tim có 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất; tâm thất có vách hụt); Máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng khả năng pha trộn ít hơn. Hệ hô hấp: Nhờ phổi với cấu tạo có nhiều vách ngăn và mao mạch bao quanh. Có cơ liên sườn tham gia vào hoạt động thông khí ở phổi. Hệ bài tiết: Thận kiểu hậu thận. Nước tiểu đặc. Hệ thần kinh: - Trung ương thần kinh: Não và tủy sống . + Bộ não: * Não trước: phát triển. * Não giữa * Não trung gian * Tiểu não: phát triển. * Hành tủy. - Dây thần kinh: Chuỗi thần kinh và dây thần kinh. Hệ sinh dục: - Con đực có 2 cơ quan giao phối. - Thụ tinh trong. - Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng. - Con non mới nở đã biết đi tìm mồi. ( Phát triển trực tiếp). Gíac quan: - Mắt: Cử động linh hoạt. Có mi ( có mi thứ 3) à khả năng nhìn xa. - Tai: Có màng nhĩ ( tương tự ống tai ngoài) à nhận biệt âm thanh trên cạn. 4. Củng cố - Dặn dò: : a. Củng cố * GV yêu cầu HS xác định cấu tạo trong của thằn lằn trên tranh câm. * Tại sao nói : Cấu tạo trong của thằn lằn - đại diện cho lớp Bò sát thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn? b. Dặn dò: Nhận xét tình hình học tập của lớp. Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. Đọc phần “ Em có biết”. - Chuẩn bị bài mới: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát”

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_22_tiet_41_cau_tao_trong_cua_tha.doc