I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp Bò sát .
- Nêu được vai trò của lớp Bò sát trong tự nhiên và đời sống con người, đặc biệt là những loài quý hiếm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm để xác định tính đa dạng và thống nhất của lớp Bò sát .
- Biết sưu tầm tư liệu về các loài khủng long đã tuyệt chủng, các loài rắn, cá sấu,
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Bò sát nói riêng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 40.1 và 40.2 SGK, bảng phụ .
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Bên cạnh thằn lằn, lớp Bò sát còn rất đa dạng về số loài, môi trường sống và tập tính. Chúng có vai trò như thế nào đối với tự nhiên và đối với con người? Để trả lời cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 22, Tiết 42: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn : 21/01/2013.
Tiết 42 Ngày giảng : 23/01/2013. .
Baøi 40: Ña Daïng Vaø ÑAËC ÑIEÅM CHUNG CUÛA LÔÙP BOØ SAÙT
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp Bò sát .
- Nêu được vai trò của lớp Bò sát trong tự nhiên và đời sống con người, đặc biệt là những loài quý hiếm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm để xác định tính đa dạng và thống nhất của lớp Bò sát .
- Biết sưu tầm tư liệu về các loài khủng long đã tuyệt chủng, các loài rắn, cá sấu,
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Bò sát nói riêng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 40.1 và 40.2 SGK, bảng phụ .
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Bên cạnh thằn lằn, lớp Bò sát còn rất đa dạng về số loài, môi trường sống và tập tính. Chúng có vai trò như thế nào đối với tự nhiên và đối với con người? Để trả lời cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
3. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Đa dạng về thành phần loài ,môi trường sống và tập tính.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo tranh 40.1 SGK, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi sau:
+ Chứng minh sự đa dạng của lớp Bò sát thông qua số lượng, thành phần loài và môi trường sống?
trong lớp Bò sát.
- Nhận xét và chốt.
- HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi:
+Lớp Bò sát rất đa dạng và phong phú. Chúng đa dạng về:
Số lượng: khoảng 6500 loài. Ở Việt Nam: 271 loài.
Thành phần loài: Chia làm 3 bộ:
Bộ Có vảy; Bộ Cá sấu; Bộ Rùa.
Môi trường sống: đa dạng: ở cạn, vừa ở cạn vừa ở nước,một số thì ở nước.
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết:
Lớp Bò sát rất đa dạng và phong phú. Chúng đa dạng về:
- Số lượng: khoảng 6500 loài. Ở Việt Nam: 271 loài.
- Thành phần loài: Chia 3 bộ: Bộ Có vảy, Bộ Cá sấu, Bộ Rùa.
- Môi trường sống: đa dạng: ở cạn, vừa ở cạn vừa ở nước,một số thì ở nước.
=> Kết luận: Những đại diện của lớp Bò sát sống trong những môi trường và những điều kiện sống khác nhau thì có cấu tạo và tập tính sinh học khác nhau
Hoạt động 2: Các loài khủng long.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo tranh 40.2 SGK, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và cho biết:
+ Tổ tiên của loài Bò sát?
+ Nguyên nhân phồn thịnh của khủng long?
+ Đặc điểm cấu tạo của khủng long?
+ Vì sao khủng long lại bị tiêu diệt hàng loạt?
+ Giải thích tại sao khủng long bị tiêu diệt nhưng những loài bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại và sống sót cho đến ngày nay?
- Nhận xét và chốt.
- HS quan sát, đọc thông tin SGK và trả lời:
+ Khủng long hình thành cách đây 280 – 230 triệu năm.
+ Điều kiện sống thuận lợi, không có kẻ thù.
+ Cấu tạo: Có kích thước lớn, tứ chi phát triển. Ngự trị ở nhiều môi trường khác nhau: Trên cạn, trên không và ở biển.
+ Trái đất trở nên lạnh đột ngột, các thiên tai như núi lửa, khói, thiên thạch va vào trái đất. Vì thiếu thức ăn, chỗ trú ẩn do phải cạnh tranh với chim và thú nên chúng bị tiêu diệt hàng loạt.
+ Cơ thể nhỏ, dễ tìm nơi ẩn náu, yêu cầu về thức ăn ít.
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết:
Bò sát cổ hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm.
- Thời gian phồn thịnh nhất là thời đại Khủng long.
- Do sự xuất hiện của chim và thú ( cạnh tranh nguồn thức ăn, nơi trú ẩn) ; sự thay đổi của thời tiết, khí hậu à Khủng long bị tiêu diệt hàng loạt, chỉ còn lại một số loài bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của lớp Bò sát.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS tái hiện kiến thức về đặc điểm các đại diện của lớp Bò sát đã học và rút ra đặc điểm chung của lớp Bò sát?
- Nhận xét và chốt.
- HS tái hiện kiến thức và rút ra đặc điểm chung của lớp Bò sát:
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết:
- Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời ở cạn:
- Da khô, vảy sừng khô. Cổ dài.
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai.
- Chi yếu, có vuốt sắc.
- Phổi có nhiều vách ngăn.
- Tim có vách hụt ngăn tâm thất ( trừ Cá sấu), máu pha đi nuôi cơ thể.
- Thụ tinh trong, có cơ quan giao phối, trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vơi bao bọc, giàu noãn hoàng
- Là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 4: Vai trò thực tiễn của lớp Bò sát.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK, và cho biết:
+ Vai trò của lớp Bò sát đối với đời sống con người?
+ Vai trò của lớp Bò sát đối với sinh giới?
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các loài động vật thuộc lớp Bò sát?
- Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ.
- Nhận xét và hoàn thiện.
- HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK, và cho biết:
Có lợi:
Cung cấp nguồn thực phẩm. VD: ba ba, rùa,.
Cung cấp nguồn dược liêu. VD: rắn, trăn,..
Cung cấp nguyên liệu cho ngành mỹ nghệ. VD: vảy đồi mồi, da cá sấu,
Giúp tiêu diệt các loài sâu bọ phá hại mùa màng .
Có hại: Một số loài Bò sát có thể gây hại cho con người.VD: rắn, trăn,
+ Bảo vệ các loài sinh vật có ích. Ngăn cấm các hình thức săn bắt các loài động vật thuộc lớp Bò sát .
- HS lấy thêm ví dụ.
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết:
Vai trò của lớp Bò sát:
- Có lợi:
Đối với đời sống con người:
+ Cung cấp nguồn thực phẩm. VD: ba ba, rùa,.
+ Cung cấp nguồn dược liêu. VD: rắn, trăn,..
+Cung cấp nguyên liệu cho ngành mỹ nghệ. VD: vảy đồi mồi, da cá sấu,
Đối với sinh giới:
+ Giúp tiêu diệt các loài sâu bọ phá hại mùa màng .
- Có hại: Một số loài Bò sát có thể gây hại cho con người.VD: rắn, trăn,
4. Củng cố - Dặn dò:
a. Củng cố
* Chứng minh sự đa dạng của lớp Bò sát thông qua số lượng, thành phần loài và môi trường sống? Phân biệt đặc điểm 3 bộ trong lớp Bò sát .
* Nêu vai trò của Bò sát đối với tự nhiên và đối với con người?
b. Dặn dò:
Nhận xét tình hình học tập của lớp.
Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc phần “ Em có biết”.
- Chuẩn bị bài mới: “Lớp Chim – Chim bồ câu”.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_22_tiet_42_da_dang_va_dac_diem_c.doc