Mục tiêu của lớp thú:
1. Kiến thức:
- HS nêu được đặc điểm về hình thái cấu tạo các hệ cơ quan của thú. Nêu được hoạt động của các bộ phận trong cơ thể sống, tập tính của thú, hoạt động của thú ở các vùng phân bố địa lí khác nhau.
- HS nêu được những đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của đại diện lớp thú. Nêu được hoạt động tập tính của thỏ.
- HS biết được tính đa dạng và thống nhất của của lớp thú. Tìm hiểu tính đa dạng của lớp thú được thể hiện qua QS các bộ thú khác nhau (thú huyệt, thú túi .).
- HS hiểu được vai trò của lớp thú trong tự nhiên và đời sống con người, nhất là những thú nuôi.
2.Kỹ năng:
- Xem băng hình về tập tính của thú để thấy được sự đa dạng của lớp thú.
- QS bộ xương thỏ
3.Thái dộ:
- Bảo vệ các loài động vật có ích
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 25 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP THÚ
*Mục tiêu của lớp thú:
1. Kiến thức:
- HS nêu được đặc điểm về hình thái cấu tạo các hệ cơ quan của thú. Nêu được hoạt động của các bộ phận trong cơ thể sống, tập tính của thú, hoạt động của thú ở các vùng phân bố địa lí khác nhau.
- HS nêu được những đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của đại diện lớp thú. Nêu được hoạt động tập tính của thỏ.
- HS biết được tính đa dạng và thống nhất của của lớp thú. Tìm hiểu tính đa dạng của lớp thú được thể hiện qua QS các bộ thú khác nhau (thú huyệt, thú túi.).
- HS hiểu được vai trò của lớp thú trong tự nhiên và đời sống con người, nhất là những thú nuôi.
2.Kỹ năng:
- Xem băng hình về tập tính của thú để thấy được sự đa dạng của lớp thú.
- QS bộ xương thỏ
3.Thái dộ:
- Bảo vệ các loài động vật có ích
THỎ
Tuần: 25-Tiết PPCT: 47
ND: 20/2
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
-HĐ2: HS biết được tập tính, hiện tượng thai sinh nuôi con bằng sữa của thỏ ..so sánh với các ĐV đã học
-HĐ3: HS hiểu được đặc điểm cấu tạo ngoài của đại diện lớp thú (thỏ). Nêu được hoạt động tập tính, di chuyển của thỏ.
1.2.Kỹ năng:
-HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: So sánh, tìm kiếm thông tin
-HĐ3: HS thực hiện kỹ năng: Quan sát, nhận biết, so sánh
1.3.Thái độ:
-HĐ2: Thói quen: Tìm tòi, yêu môn học
-HĐ3: Tính cách: Bảo vệ động vật có ích
2. Nội dung học tập
-Đời sống
-Cấu tạo ngoài và di chuyển của thỏ
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Tranh và mô hình thỏ
3.2.HS: Soạn trước các câu hỏi tam giác trong bài
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nêu vai trò của lớp chim trong tự nhiên và đời sống con người? Em có biết thỏ di chuyển như thế nào? (10đ)
TL: Trong tự nhiên:
-Giúp phát tán cây rừng, thụ phấn
-Trong nông nghiệp: Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm làm hại nông -lâm nghiệp.
*Đời sống:
-Cung cấp thực phẩm
-Làm đồ trang trí, chăn đệm, đồ trang trí, làm cảnh
-Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch
Có hại: một số loài chim ăn quả, ăn hạt, ăn cá, là ĐV trung gian truyền bệnh
* Thỏ nhảy bằng 2 chân sau
Câu 2: Trình bày đời sống và sinh sản của chim? Em có biết thỏ thỏ đẻ con hay đẻ trứng?(10đ)
TL: Sống trên cây, bay giỏi. Tập tính làm tổ. Là động vật hằng nhiệt
+ Sinh sản: Thụ tinh trong. Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi
Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều
*Thỏ đẻ con
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*HĐ1: ( 1 phút) Vào bài:
-GV: Lớp thú là ĐV có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh nhất. Trong đó thỏ là đại diện mang những đặc điểm về cấu tạo cơ thể, tập tính sinh hoạt phong phú. Vào bài
*HĐ2: ( 14 phút) Tìm hiểu đời sống của thỏ
-MT: HS biết được tập tính, hiện tượng thai sinh nuôi con bằng sữa của thỏ ..so sánh với các ĐV đã học
- Tiến hành:
- GV: Yêu cầu HS đọc TT SGK, H46.1+ hiểu biết, trả lời
?Thỏ hoang thường sống ở đâu
*HS: Ven rừng, bụi rậm.
?Thức ăn của thỏ là gì và ăn bằng cách nào? Thời gian kiếm ăn của Thỏ?
*HS: Ăn cỏ, lá cây, bằng cách gặn nhấm. Kiếm ăn vào chiều và đêm.
? Chúng có tập tính gì?
*HS: Đào hang, lẩn trốn kẻ thù.
?Nhiệt độ cơ thể của thỏ có phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường không?
*HS: Không, Thỏ là ĐV hằng nhiệt
?Hãy cho biết hình thức thụ tinh của thỏ?
*HS: Thụ tinh trong
? Phôi được phát triển ở đâu trong cơ thể thỏ?
*HS: Trong tử cung
?Bộ phận nào giúp phôi trao đổi chất với cơ thể mẹ?
*HS : Nhau thai và dây rốn
? Thế nào là hiện tượng thai sinh?
*HS: Hiện tượng đẻ con có nhau thai.
-GV: Hướng dẫn HS QS H46.1 giải thích hiện tượng thai sinh là đẻ con trong đó có sự hình thành nhau thai
?Thời gian mang thai của thỏ mẹ? Khi chuẩn bị đẻ thỏ có hiện tượng gì?
*HS: 30 ngày. Trước khi đẻ, thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực, vú để lót ổ
?So sánh sinh sản của thỏ với chim con nào phát triển hơn?(10đ)
*HS:-Thỏ phát triển hơn, thai phát triển trong tử cung, có nhau thai, con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ
-Chim: đẻ trứng, ấp trứng nở thành con
*HĐ3: ( 20 phút) Cấu tạo ngoài và sự di chuyển
-MT: HS hiểu được cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù.
-Tiến hành:
- GV: Hướng dẫn HSQS mô hình thỏ + TT SGK, phát phiếu học tập cho HS để TLN hoàn thành bảng SGK/150
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập tính trốn chạy kẻ thù
Bộ lông
Mao, dày, xốp
Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm
Chi (có vuốt)
Chi trước ngắn
Đào hang và di chuyển
Chi sau dài, khỏe
Bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi
Giác quan
-Mũi thính
-Lông xúc giác
: nhạy bén
-Tai thính vành tai lớn, dài cử động các phía
-Thăm dò thức ăn, môi trường
-Cảm giác, xúc giác nhanh, nhạy
-Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù
*HS: Báo cáo kết quả, nhận xét, KL
- GV: Yêu cầu quan sát hình 46. 4 và 46.5 cho biết:
?Thỏ di chuyển bằng cách nào?
*HS: Nhảy bằng 2 chân sau tiếp xúc đất, đạp mạnh vào đất, cơ thể bật lên cao rồi duỗi thẳng làm giảm sức cản không khí lúc lên cao, sau đó chỉ 1 chi trước tiếp cận đất vào giai đoạn cuối của sự nhảy và cứ tiếp tục như thế.
?Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song 1 số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù? (HSG)
*HS: Thỏ chạy theo đường chữ z còn thú ăn thịt chạy kiểu rượt đuổi nên bịmất đà, lợi dụng lúc mất đà thỏ lao nhanh về hướng khác lẫn vào bụi rậm.
?Vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt? Vì sao?
*HS: Do sức bền của thỏ kém, còn thú ăn thịt sức bền lớn
I.Đời sống:
*Đời sống:
-Thường sống ven rừng, trong các bụi rậm.
-Kiếm ăn vào chiều và đêm, ăn thực vật bằng cách gặm nhấm.
-Đào hang, lẩn trốn kẻ thù.
-Là ĐV hằng nhiệt
* Sinh sản
- Thụ tinh trong
-Thai được phát triển trong tử cung của thỏ mẹ.
-Có hiện tượng thai sinh.
-Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.
II.Cấu tạo ngoài và sự di chuyển
1.Cấu tạo ngoài:
-Đầu thon, hơi nhọn, cổ ngắn
-Mũi thính, lông xúc giác nhanh và nhạy
-Tai thính, vành tai lớn, cử động theo các phía
-Mắt có mi, cử động được
-Thân: bộ lông mao dày, xốp.
-Chi trước ngắn
-Chi sau dài, khỏe
2.Di chuyển:
-Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời 2 chân
4.4.Tổng kết:
Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ bằng sơ đồ tư duy?
4.5.Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học này:
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK/151. Đọc mục “em có biết”
*Đối với bài học tiếp theo
- Nghiên cứu bài “Cấu tạo trong của thỏ”, soạn bảng SGK/153
- Xem lại cấu tạo bộ xương thằn lằn
5. Phụ lục:
CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ
Tuần: 25-Tiết PPCT: 48
ND: 23/2
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
-HĐ2: HS biết được đặc điểm cấu tạo bộ xương và hệ cơ thỏ. So sánh với bộ xương thằn lằn
-HĐ3: HS hiểu được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng đảm bảo sự thống nhất các cơ quan trong của thỏ
-HĐ4: HS hiểu được đặc điểm tiến hóa của hệ thần kinh và giác quan của thú so với các ĐV khác
1.2.Kỹ năng:
-HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: So sánh, tìm kiếm thông tin
-HĐ3: HS thực hiện kỹ năng: Quan sát, nhận biết, so sánh
-HĐ4: HS thực hiện kỹ năng: Quan sát, nhận biết, so sánh, tìm kiếm thông tin
1.3.Thái độ:
-HĐ2: Thói quen: Tìm tòi, yêu môn học
-HĐ3: Tính cách: Bảo vệ động vật có ích
-HĐ4:
2. Nội dung học tập
-Bộ xương và hệ cơ
-Các cơ quan dinh dưỡng của thỏ.
-Thần kinh và giác quan
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Tranh : Cấu tạo trong của thỏ, tranh bộ xương thỏ.
3.2.HS: Ôn lại kiến thức cấu tạo trong của bò sát.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Ưu điểm của thai sinh so với đẻ trứng? Em có biết thỏ có răng không? (10đ)
TL: Thai được bảo vệ trong cơ thể, hiệu suất thụ thai cao, tỉ lệ thai sống cao, phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn, đảm bảo con non sinh ra khỏe mạnh, được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
*Thỏ có răng
Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ? Tim thỏ có mấy ngăn? (10đ)
TL: Đầu thon, hơi nhọn, cổ ngắn
-Bộ lông mao dày, xốp
-Chi trước ngắn
-Chi sau dài, khỏe
-Mũi thính, lông xúc giác nhanh và nhạy
-Tai thính, vành tai lớn,cử động theo các phía
-Mắt có mi, cử động được.
*Tim thỏ có 4 ngăn
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*HĐ1: ( 1 phút) Vào bài:
-GV: Cấu tạo trong của thỏ có gì khác so với các động vật trước đây đã học? Vào bài học hôm nay
*HĐ2: ( 10 phút) Bộ xương và hệ cơ
MT: HS biết được đặc điểm cấu tạo bộ xương và hệ cơ thỏ. So sánh với bộ xương thằn lằn.
-Tiến hành:
-GV: Yêu cầu HS QS tranh bộ xương thú và bò sát
?Tìm đặc điểm khác nhau về các phần bộ xương, vị trí của chi so với cơ thể thỏ và thằn lằn?
*HS: Giống: X đầu, x cột sống, x sườn, x chi
Khác:
Thằn lằn
Thỏ
-Đốt sống cổ: 8 đốt
-Xương sườn: có cả ở đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành)
-Các chi nằm ngang
-7 đốt
-Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực, có cơ hoành
-Chi thẳng gốc nâng cơ thể lên cao
?Tại sao có sự khác nhau đó?Bộ xương thỏ có vai trò gì?
*HS: Do sự thích nghi với điều kiện sống.Vai trò nâng đỡ, định hình, bảo vệ, vận động cơ thể.
-GV: Yêu cầu HS đọc TT SGK/152 trả lời câu hỏi:
?Hệ cơ của thỏ có đặc điểm nào liên quan đến sự vận động?
*HS: Cơ vận động cột sống, có chi sau liên quan đến vận động của cơ thể. Có hệ cơ lưng phát triển, cơ đuôi không phát triển
?Hệ cơ của thỏ tiến hóa hơn các lớp ĐV trước ở những điểm nào?
*HS: Xuất hiện cơ hoành chia cơ thể thành 2 khoang, cơ hoành, cơ liên sườn giúp thông khí ở phổi
?Hệ cơ có chức năng gì?
*HS: Cơ bám vào xương, cơ co dãn giúp di chuyển dễ dàng
*HĐ3: ( 14 phút) Các cơ quan dinh dưỡng
-MT: HS hiểu được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng đảm bảo sự thống nhất các cơ quan trong của thỏ.
-Tiến hành:
-GV:Treo tranh cấu tạo trong của thỏ hướng dẫn HS QS
? Xác định vị trí, thành phần của các hệ cơ quan ghi vào bảng SGK/153
*HS:1/ Tuần hoàn: Tim, các mạch máu
2/ Hô hấp: Khí quản, phế quản, 2 lá phổi
3/Tiêu hóa: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, manh tràng, ruột già, gan, tụy, hậu môn
4/Bài tiết: 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái
5/ Sinh sản:Con cái có buồng trứng, ống dẫn trứng. Con đực có tinh hoàn,ống dẫn tinh, cơ quan giao phối
? Vì sao trong đời sống thỏ luôn gặm nhấm?
*HS: Vì răng cửa cong, sắc như lưỡi bào, mọc dài,
thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền
?Hệ tiêu hóa của thỏ có gì khác so với lớp chim?
*HS: Ruột dài với manh tràng lớn là nơi tiêu hóa xenlulozo
-GV: Cho HS QS H47.3 TLN câu hỏi:
?Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn và hệ hô hấp thỏ?
*HS: Tuần hoàn: giống chim
Hô hấp: phổi có nhiều túi phổi làm tăng diện tích trao đổi khí
?Hệ bài tiết của thỏ có gì tiến hóa so với các ĐV đã học?
*HS: Có 1 đôi thận sau cấu tạo hoàn thiện nhất, có chức năng trao đổi chất
*HĐ4: ( 10 phút) Thần kinh và giác quan
-MT: HS hiểu được đặc điểm tiến hóa của hệ thần kinh và giác quan của thú so với các ĐV khác
-Tiến hành:
-GV: Cho HS QS mô hình não cá, bò sát, thú
?Bộ phận nào của não thỏ phát triển hơn não cá và bò sát?
*HS: Đại não và tiểu não phát triển hơn nên hoạt động thỏ phức tạp hơn
? Các bộ phận phát triển đó có ý nghĩa gì trong đời sống của thỏ?
*HS: Là trung ương của các phản xạ phức tạp
?Tiểu não có vai trò gì?
*HS: Tiểu não lớn nhiều nếp nhăn. Điều khiển các cử động phức tạp
?Đặc điểm các giác quan của thỏ?
*HS: Mũi thính, tai thính, mắt không tinh lắm
-GV: GD HS bảo vệ thỏ là ĐV có ích
I. Bộ xương và hệ cơ
1/ Bộ xương
-Đầu: có hộp sọ lớn, xương hàm to, khỏe
-Thân: + Xương cổ: 7 đốt
+ Ngực: 12 đốt khớp với 12 đôi xương sườn nối với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực
-Chi: đai vai, đai hông; xương chi trước, chi sau
2. Hệ cơ:
-Cơ vận động cột sống phát triển
-Cơ hoành, cơ liên sườn tham gia vào hoạt động hô hấp
-Cơ bám vào xương giúp di chuyển dễ dàng
II. Các cơ quan dinh dưỡng
1. Tiêu hóa:
-Răng cửa cong, sắc như lưỡi bào, mọc dài, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền
-Ruột dài với manh
tràng lớn
2. Tuần hoàn- hô hấp
-Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
-Hô hấp: phổi lớn có nhiều túi phổi với mạng mao mạch dài đặc bao quanh giúp trao đổi khí dễ dàng
3. Bài tiết:
Có 1 đôi thận sau, có chức năng trao đổi chất
III.Thần kinh và giác quan:
* Thần kinh:
- Đại não và tiểu não phát triển mạnh.
* Giác quan:
-Mũi thính, lông xúc giác nhạy bén, tai thính, mắt có mi bảo vệ, không tinh lắm
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Nêu cấu tạo hệ tuần hoàn, hô hấp, thỏ?
TL: Tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
-Hô hấp: phổi lớn có nhiều túi phổi với mạng mao mạch dài đặc bao quanh giúp trao đổi khí dễ dàng
Câu 2: Nêu rõ tác dụng của cơ hoành qua mô hình thí nghiệm ở H47.5SGK/155?
TL: Khi thở ra, cơ hoành dãn làm giảm thể tích lồng ngực, áp suất tăng, giúp phổi tống khí ra ngoài.(H.A)
-Khi hít vào, cơ hoành co làm tăng thể tích lồng ngực, áp suất giảm, không khí vào phổi (H.B)
4.5.Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học này:
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK/155
- Làm bài tập trong vở BT
*Đối với bài học tiếp theo:
- Tìm hiểu về thú mỏ vịt , thú túi
- Dự đoán câu trả lời trong SGK
5. Phụ lục:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_25_huynh_thi_cam_nhung.doc