Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 27, Tiết 52: Bộ móng guốc. Bộ linh trưởng - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :

- Tìm hiểu được tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm .

- Biết phân biệt bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Thú nói riêng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Hình 51.1; 51.2; 51.3 và 51.4 và bảng phụ .

2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

* Phân biệt bộ Dơi và bộ Cá voi?

3. Hoạt động dạy – học

 * Để góp phần vào sự đa dạng và phong phú của lớp Thú đó chính là bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng. Chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 27, Tiết 52: Bộ móng guốc. Bộ linh trưởng - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn : 11/03/2013. Tiết 52 Ngày giảng : 13/03/2013. Bài 48: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ BỘ MÓNG GUỐC – BỘ LINH TRƯỞNG I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Tìm hiểu được tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm . - Biết phân biệt bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Thú nói riêng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Hình 51.1; 51.2; 51.3 và 51.4 và bảng phụ . 2. Học sinh: Bài cũ , bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: * Phân biệt bộ Dơi và bộ Cá voi? 3. Hoạt động dạy – học * Để góp phần vào sự đa dạng và phong phú của lớp Thú đó chính là bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng. Chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 1: Các bộ Móng guốc. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV cung cấp thông tin: Bộ Móng guốc với loài với các đại diện như: Lợn, bò, ngựa, tê giác, - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biêt : + Đặc điểm của Thú móng guốc? + Phân loại các bộ của Thú móng guốc? - GV treo tranh 51.1 và 51.2; treo bảng phụ , yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm,hoàn thành bài tập và phân biệt 3 bộ: Bộ Guốc chẵn, bộ Guốc lẻ và bộ Voi thuộc Thú móng guốc? - GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về các loài Thú móng guốc và sắp xếp xem chúng thuộc bộ nào. - Nhận xét và chốt. - HS ghi nhận thông tin. - HS trả lời: + Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc ( guốc ). Di chuyển nhanh vì có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân gần như thẳng hàng. + Có 3 bộ thuộc Thú móng guốc : Bộ Guốc chẵn, bộ Guốc lẻ và bộ Voi. - HS quan sát,đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và phân biệt 3 bộ: Bộ Guốc chẵn, bộ Guốc lẻ và bộ Voi. - HS tự lấy thêm ví dụ và phân loại. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: - Đặc điểm: Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc ( gọi là guốc ). - Phân loại: 3 bộ + Bộ Guốc chẵn: Số ngón chân chẵn, có sừng, đa số nhai lại. VD: lợn, bò, trâu,. + Bộ Guốc lẻ: Số ngón chân lẻ, không có sừng( trừ tê giác ), không nhai lại. VD: tê giác, ngựa, + Bộ Voi: Có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, không nhai lại, sống thành đàn. VD: Voi Châu phi, voi Ấn. Hoạt động 2: Bộ Linh trưởng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV cung cấp thông tin: Bộ Linh trưởng với loài với các đại diện như: khỉ, vượn, đười ươi, tinh tinh, gôrila, - GV treo tranh 51.4, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và cho biêt : + Đặc điểm của bộ Linh trưởng? + Phân biệt đặc điểm của khỉ, vượn, khỉ hình người? - GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về các loài Thú móng guốc và sắp xếp xem chúng thuộc bộ nào. - Nhận xét và chốt. - HS ghi nhận thông tin. - HS quan sát, đọc thông tin SGK và trả lời: + Bộ Linh trưởng: Đi bằng chân. Bàn tay, bàn chân có 5 ngón. Ngón cái đối diện với các ngón còn lại à thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo. Ăn tạp. + Phân biệt đặc điểm của khỉ, vượn, khỉ hình người. - HS tự lấy thêm ví dụ và phân loại. Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: - Đặc điểm: Đi bằng chân. Bàn tay, bàn chân có 5 ngón. Ngón cái đối diện với các ngón còn lại à thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo. Ăn tạp. - Phân loại: - Khỉ: Có chai mông lớn, túi má lớn, đuôi dài. Sống theo đàn. - Vượn: Có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi. Sống theo đàn. - Khỉ hình người: Không có chai mông, túi má và đuôi. Đười ươi ( sống đơn độc); tinh tinh và gôrila ( sống theo đàn ). Hoạt động 3 : Đặc điểm chung của lớp Thú. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS tái hiện kiến thức về đặc điểm các đại diện của lớp Thú đã học và rút ra đặc điểm chung của lớp Thú? - Nhận xét và chốt. - HS tái hiện kiến thức và rút ra đặc điểm chung của lớp Thú: - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất. - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. - Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. - Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi di nuôi cơ thể. - Bộ não phát triển ( bán cầu não và tiểu não ) - Là động vật hằng nhiệt. Hoạt động 3: Vai trò thực tiễn của lớp Thú. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK, và cho biết: + Vai trò của lớp Thú đối với đời sống con người? + Vai trò của lớp Thú đối với sinh giới? + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các loài động vật thuộc lớp Thú? - Nhận xét và hoàn thiện. - HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK, và cho biết: Có lợi: Cung cấp nguồn thực phẩm. VD: lợn, bò, trâu, Cung cấp sức kéo. VD: trâu, bò, ngựa, voi,.. Phục vụ du lịch. VD: voi, ngựa, Nguyên liệu làm thuốc. VD: sừng hươu, sừng tê giác, Nguyên liệu làm đồ trang trí, trang sức. VD: sừng hươu, sừng tê giác, Tiêu diệt các loài gặm nhấm có hại. VD: chồn, cầy, mèo rừng, Có hại: Một số loài có thể gây hại cho các loài động vật khác, hại cho nông nghiệp. VD: hổ, chó sói, voi,. + Bảo vệ các loài sinh vật có ích. Ngăn cấm các hình thức săn bắt các loài động vật quý hiếm thuộc lớp Thú. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Vai trò của lớp Thú: - Có lợi: + Cung cấp nguồn thực phẩm. VD: lợn, bò, trâu, + Cung cấp sức kéo. VD: trâu, bò, ngựa, voi,.. + Phục vụ du lịch. VD: voi, ngựa, + Nguyên liệu làm thuốc. VD: sừng hươu, sừng tê giác, + Nguyên liệu làm đồ trang trí, trang sức. VD: sừng hươu, sừng tê giác, + Tiêu diệt các loài gặm nhấm có hại. VD: chồn, cầy, mèo rừng, - Có hại: Một số loài có thể gây hại cho các loài động vật khác, hại cho nông nghiệp. VD: hổ, chó sói, voi,. IV. CỦNG CỐ -DẶN DÒ 1. Củng cố * Phân biệt đặc điểm của các bộ thuộc Thú móng guốc,Bộ Linh trưởng? * Nêu vai trò của lớp Thú đối với tự nhiên và đối với con người? 5. Dặn dò: Nhận xét tình hình học tập của lớp. Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc phần “ Em có biết”. - Ôn tập lại tất cả các kiến thực đã học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_27_tiet_52_bo_mong_guoc_bo_linh.doc