I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Chứng minh được sự tiến hóa của ngời so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.
+ Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh rèn luyện thân thể chóng các bệnh tật về cơ xương thường xuyên xảy ra ở tuổi thiếu niên.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng:
+ Phân tích – tổng hợp – tư duy lôgic.
+ Nhận biết kiến thức qua kênh hình và kênh chữ.
+ Vận dụng lý thuyết vào thực tế.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn hệ vận động để có thân hình cân đối.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to hình 11.1 -> 11.5 SGK. Bảng trắc nghiệm vở bài tập sinh 8.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: + Em hãy giải thích công của cơ khi xách một túi gạo nặng 50kg lên cao 1m? Công của cơ được sử dụng vào mục đích gì?
+ Giải thích hiện tượng chuột rút?
2. Bài mới: Con người có nguồn gốc từ động vật, thuộc lớp thú nhưng con người đã thoát khỏi động vật trở thành người thông minh. Qua quá trình tiến hóa cơ thể người có nhiều biến đổi trong đó có sự biến đổi của hệ cơ xương. Bài này giúp ta tìm hiểu những tiến hóa của hệ vận động ở người.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 11: Tiến hóa của hệ vận động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 : Từ ngày 29/8/2008 đến 4/10/2008
Tiết 11: ngày soạn 25/9/2008
TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
Mục tiêu:
Kiến thức: Chứng minh được sự tiến hóa của ngời so với động vật thể hiện ở hệ cơ xương.
+ Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh rèn luyện thân thể chóng các bệnh tật về cơ xương thường xuyên xảy ra ở tuổi thiếu niên..
Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng:
+ Phân tích – tổng hợp – tư duy lôgic.
+ Nhận biết kiến thức qua kênh hình và kênh chữ.
+ Vận dụng lý thuyết vào thực tế.
Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn hệ vận động để có thân hình cân đối.
Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to hình 11.1 -> 11.5 SGK. Bảng trắc nghiệm vở bài tập sinh 8.
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra: + Em hãy giải thích công của cơ khi xách một túi gạo nặng 50kg lên cao 1m? Công của cơ được sử dụng vào mục đích gì?
+ Giải thích hiện tượng chuột rút?
Bài mới: Con người có nguồn gốc từ động vật, thuộc lớp thú nhưng con người đã thoát khỏi động vật trở thành người thông minh. Qua quá trình tiến hóa cơ thể người có nhiều biến đổi trong đó có sự biến đổi của hệ cơ xương. Bài này giúp ta tìm hiểu những tiến hóa của hệ vận động ở người.
Hoạt động 1: Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động HS
Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập ở bảng 11 dựa vào hình 11.1;11.2;11.3 SGK.
Đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi vơí tư thế thẳng đứng, đi bằng 2 chân và lao động?
GV chữa bài bằng 2 cách:
Gọi đại diện nhómlên điền vào cột ở bảng 11. GV nhận xét đánh giá hiện tượng – hoàn thành bảng 11.
Đánh giá ý kiến học sinh bằng cách cho điểm nhóm trả lời đúng.
Khuyến khích nhóm yếu gợi ý bằng những câu hỏi đơn giản.
Khi con người đứng thẳng thì trụ đỡ cơ thể là phần nào?
Lồng ngực con người có bị kẹp giữa 2 tay không?
Sau đó dẫn dắt các em vào câu hỏi sâu hơn.
Học sinh quan sát hình 11.1;11.2;11.3 trang 37 SGK.
Cá nhân hoàn thành bài tập của mình – Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm viết đáp án vào bảng 11 – Các nhóm bổ sung.
Bảng 11.SỰ KHÁC NHAU GIỮA BỘ XƯƠNG NGƯỜI VÀ BỘ XƯƠNG THÚ
CÁC PHẦN SO SÁNH
BỘ XƯƠNG NGƯỜI
BỘ XƯƠNG THÚ
Tỉ lệ sọ, mặt
Lồi cằm
Lớn
Phát triển
Nhỏ
Không có
Cột sống
Lồng ngực
Cong ở bốn chỗ
Nở sang 2 bên
Cong hình cung
Nở theo chiều lưng bụng
Xương chậu.
Xương đùi.
Xương bàn chân.
Xương gót.
Nở rộng.
Phát triển – khỏe .
Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm.
Lớn, phát triển về phía sau.
Hẹp.
Bình thường.
Xương ngón dài, xương bàn chân phẳng.
Nhỏ.
Hoạt động 2: Sự tiến hóa hệ cơ người so với hệ cơ khác
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú thể hiện như thế nào?
GV nhận xét câu trả lời. Hướng dẫn học sinh phân biệt từng nhóm cơ.
Gv mở rộng: Trong quá trình tiến hóa do ăn thức ăn chín, sử dụng các công cụ ngày càng tinh xảo, do phải đi xa tìm thức ăn nên hệ cơ xương của người đã tiến hóa đến mức hoàn thiện phù hợp với hoạt động ngày càng phức tạp.
Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK – kết hợp quan sát hình 11.4 và một số tranh ở người.
Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi-> các nhóm bổ sung.
Kết luận 2:
Cơ nét mặt biểu hiện trạng thái khác nhau.
Cơ vận động lưỡi phát triển.
Cơ tay phân hóa thành nhiều nhóm cơ nhỏ như: Cơ gập duỗi tay, cơ co duỗi các ngón đặc biệt là cơ ở ngón cái.
Cơ chân lớn khỏe.
Cơ gập – ngữa thân.
Hoạt động 3: Vệ sinh hệ vận động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh làm bài tập mục Ú trang 39SGK
Gv nhận xét phần thảo luận của học sinh và bổ sung kiến thức chưa chuẩn.
GV hỏi thêm:
Suy nghĩ xem em có bị vẹo cột sống không? Nếu đã bị thì tại sao bị?
Hiện nay có những nguyên nhân nào gây bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em?
Sau bài học này em có ý thức như thế nào để bảo vệ bộ xương của mình?
GV tổng hợp ý kiến – bổ sung – hướng dẫn học sinh rút ra kết luận đúng kiến thức bảo vệ cột sống.
Học sinh quan sát hình 11.5 SGK. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày đáp án – các nhóm bổ sung.
Học sinh rút ra kết luận
Kết luận 3:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức.
Chống vẹo cột sống cần chú ý:
+ Mang vác đều ở hai vai.
+ Tư thế ngồi học ngay ngắn.
+ Không nghiên vẹo.
Kiểm tra –Đánh giá:
Đọc kết luận SGK – Khoanh tròn những câu có các đặc điểm chỉ có ở người không có ở động vật:
Xương sọ lớn hơn xương mặt.
Cột sống cong hình cung.
Lồng ngực nở theo chiều lưng bụng.
Cơ nét mặt phân hóa.
Cơ nhai phát triển.
Khớp cổ tay kém linh động.
Khớp chậu đùi có cấu tạo hình cầu, hố khớp sâu.
Xương bàn chân xếp trên một mặt phẳng.
Ngón chân cái đối diện với 4 ngón khác.
Dặn dò:
Học thuộc bài theo nội dung đã ghi.
Chuẩn bị bài thực hành theo nhóm như mục 2 trang 40 SGK.
Đọc kỹ bài 12
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_11_tien_hoa_cua_he_van_dong.doc