I. Mục Tiêu :
1.Kiến thức: Qua bài học HS phải:
- Trả lời được ba hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.
- Trình bày được khái niệm miễn dịch.
- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.
2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng:
- Quan sát tranh hình SGK nghiên cứu thông tin, phát hiện kiến thức.
- Kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
- Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế.
- Hoạt động nhóm.
3. Giáo dục : Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể rèn luyện cơ thể tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
II. Chuẩn Bị :
- Chuẩn bị của giáo viên cho cả lớp :
Tranh phóng to hình 14.1, 14.2, 14.3
- Chuẩn bị của học sinh :
Tìm hiểu về tiêm phòng bệnh dịch ở địa phương.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 14, Bài 14: Bạch cầu. Miễn dịch - Lê Thị Phương Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7 Ngày soạn :29-9-2010
Tiết :14 Ngày giảng: 01-10-2010
Bài 14 : BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH
I. Mục Tiêu :
1.Kiến thức: Qua bài học HS phải:
- Trả lời được ba hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.
- Trình bày được khái niệm miễn dịch.
- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.
2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng:
- Quan sát tranh hình SGK nghiên cứu thông tin, phát hiện kiến thức.
- Kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
- Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế.
- Hoạt động nhóm.
3. Giáo dục : Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể rèn luyện cơ thể tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
II. Chuẩn Bị :
- Chuẩn bị của giáo viên cho cả lớp :
Tranh phóng to hình 14.1, 14.2, 14.3
- Chuẩn bị của học sinh :
Tìm hiểu về tiêm phòng bệnh dịch ở địa phương.
III. Họat động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ : ( 10 phút )
Câu 1:Trình bày thành phần của máu và chức năng của huyết tương và hồng cầu?
Câu 2: Môi trường trong cơ thể có vai trò gì ?
Đáp án- Biểu điểm
Câu 1: ( 7 điểm )
- Thành phần của máu:
+ Huyết tương : Lỏng trong suốt màu vàng chiếm 55%
+ Tế bào máu : Đặc đỏ thẫm gồm : Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm 45%
- Chức năng của huyết tương và hồng cầu :
+ Huyết tương : Có các chất dinh dưỡng, hoóc môn, kháng thể, chất thải nên tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể
+ Hồng cầu : Có Hb có khả năng kết hợp với oxy và khí cacbonic để vận chuyển từ phổi về tim và từ các tế bào về phổi.
Câu 2: ( 3 điểm )
Môi trường trong cơ thể gồm : Máu, nước mô và bạch huyết.
- Môi trường trong cơ thể giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
3. Mở bài : ( 1 phút )
Khi em bị mụn ở tay, tay sưng tấy và đau vài hôm rồi khỏi, trong nách có hạch. Vậy do đâu mà tay khỏi đau? do đâu có hạch trong nách? Hôm nay, chúng ta tìm hiểu
4. Các hoạt động dạy – học
Họat động 1 : ( 17 phút )
Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
Họat động của giáo viên - học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK, kết hợp quan sát hình 14.1 trả lời các câu hỏi :
? Thế nào là kháng nguyên? Thế nào là kháng thể?
? Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào ?
- HS nghiên cứu thông tin SGK quan sát hình 14.2 tự trả lời câu hỏi
ĐH: + Kháng nguyên là những phân tử ngoai lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể .
+ Tương tác giữa kháng ngyên và kháng thể theo cơ chế ổ khoá và chìa khoá.
- HS khác bổ sung rút ra kết luận.
- GV yêu cầu học sinh trao đổi nhóm trả lời
? Vi khuẩn , Virút khi thâm nhập vào cơ thể sẽ gặp những họat động nào của bạch cầu ?
? Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào ?
? Tế bào limphô B đã chống lại kháng nguyên bằng cách nào ?
? Tế bào limphô T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn , Virút bằng cách nào ?
- Cá nhân HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 14.1,14.3,14.4 trang 45 trao đổi nhóm hòan thành câu trả lời .
ĐH : +Vi khuẩn , virút khi thâm nhập vào cơ thể sẽ gặp những họat động thực bào của bạch cầu
+ Sự thực bào là : hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩnvào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Tế bào limphô B đã chống lại kháng nguyên bằng cách : Tiết ra cá kháng thể , rồi các kháng thể gây kết dính các kháng nguyên.
+ Tế bào limphô T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn , vi rút bằng cách : Nhận diện và tiếp xúc với chúng ( nhờ cơ chế ổ khoá và chìa khoá giữa kháng nguyên và kháng thể), tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá huỷ.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung .
- HS trình bày đầy đủ ba hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể .
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng mụn sưng tấy rồi tự khỏi .
- HS vận dụng kiến thức trả lời :
ĐH:
+ Do họat động của bạch cầu đã tiêu diệt vi khuẩn ở mụn.
+ Hạch ở nách đó là bạch cầu được huy động đến
- GV nhận xét, bổ sung :
+ Có hai loại bạch cầu chủ yếu tham gia vào thực bào là bạch cầu trung tính và đại thực bào.
+ Tế bào limphô B: B là chữ đầu của từ Bursa: Có nghĩa là túi, nơi biệt hoá các tế bào limphô này.
+ Tế bào limphô T: T là chữ đầu của từ Thymus:
Có nghĩa là tuyến ức, nơi biêt hoá các tế bào.
I . Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
- Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể .
- Kháng thể là những phân tử Protein do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên.
- Cơ chế họat động : Chìa khóa và ổ khóa
- Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách :
+ Thực bào : Bạch cầu hình thành các chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng.
+ Tế bào limphô B: Tiết kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn
+ Tế bào limphô T: Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng ( nhờ cơ chế ổ khoá và chìa khoá giữa kháng nguyên và kháng thể), tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm và tế bào nhiễm bị phá huỷ.
Họat động 2: ( 10 phút )
Miễn dịch
Họat động của giáo viên- học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK.
- GV nêu ví dụ : Dịch đau mắt đỏ có một số người mắc bệnh . Nhiều người không bị mắc bệnh, những người không mắc đó có khả năng miễn dịch với bệnh dịch này.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
? Miễn dịch là gì ?
? Có những loại miễn dịch nào ?
? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì ?
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK ghi nhớ kiến thức.
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
- GV giảng giải về vác xin : Là loại thuốc phòng bệnh. Khi tiêm vác xin vào cơ thể có tác dụng hình thành phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể phản ứng kịp thời với vi sinh vật gây bệnh xâm nhâp bảo vệ cơ thể.
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân và thực tế:
? Em hiểu gì về bệnh SARS và dịch cúm do virút H5N1 , H1N1 gây ra vừa qua ?
? Hiện nay trẻ em đã được tiên phòng những bệnh nào ? và kết quả như thế nào ?
- HS nghiên cứu SGK kết hợp kiến thức thực tế và các thông tin trên phim ảnh trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét.
II. Miễn dịch.
- Miễn dịch : Là khả năng không mắc một số bệnh của người dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh.
- Có hai loại miễn dịch : Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo.
Kết luận: Học sinh đọc kết luận trong SGK.
5. Kiểm tra đánh giá: ( 5 phút )
Em hãy khoanh tròn vào những câu trả lời đúng:
Câu 1: Bạch cầu đã bảo vệ cơ thể như thế nào?
a . Thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện.
b . Tiết kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện.
c . Phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.
d . Tiêu huỷ các chất thải thừa của cơ thể.
Câu 2: Sự thực bào là:
a . Các bạch cầu đánh và tiêu huỷ vi khuẩn.
b . Các bạch cầu hình thành chân giả bắt, nuốt và tiêu hoá vi khuẩn.
c . Các bạch cầu bao vây làm cho vi khuẩn bị chết đói.
d . Cả a và b đều đúng.
Câu 3:
Tế bào limphô T đã phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách:
a . Ngăn cản sự trao đổi chất của các tế bào bị nhiễm đó với môi trường trong.
b . Nuốt và tiêu hoá tế bào bị nhiễm đó .
c . Tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm.
d . Cả câu a , b đều đúng .
Đáp án : 1 . a , b , c. 2 . b . 3 . c .
6. Dặn dò : ( 1 phút )
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm hiểu về cho máu và truyền máu .
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_14_bai_14_bach_cau_mien_dich_le.doc