I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: + Học sinh trình bày được các thành phần cấu tạp của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng.
+ Nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng.
2. Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh – hình – phát hiện kiến thức.
+ Kỹ năng hoạt động nhóm. Vận dụng lý thuyết vào thực tế , xác định vị trí của rim trong lồng ngực.
3. Thái độ: + Giáo dục ý thức bảo vệ tim – Tránh tác động mạnh vào tim.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh phóng to hình 16.1;16.2 SGK. Vở bài tập sinh 8
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: + Trình bày các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu?
+ Cho biết hiện tượng, cơ chế ,vai trò của quá trình đông máu? Nguyên tắc truyền máu?
2. Giới thiệu bài mới:Gọi học sinh lên bảng chỉ tranh các thành phần của hệ tuần hoàn máu. Gv đặt câu hỏi:Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào? Tim có vai trò gì trong lưu thông máu -> Vào bài.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2008
Tiết 16 : TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
Mục tiêu:
Kiến thức: + Học sinh trình bày được các thành phần cấu tạp của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng.
+ Nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng.
Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh – hình – phát hiện kiến thức.
+ Kỹ năng hoạt động nhóm. Vận dụng lý thuyết vào thực tế , xác định vị trí của rim trong lồng ngực.
Thái độ: + Giáo dục ý thức bảo vệ tim – Tránh tác động mạnh vào tim.
Đồ dùng dạy học:
+ Tranh phóng to hình 16.1;16.2 SGK. Vở bài tập sinh 8
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra: + Trình bày các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu?
+ Cho biết hiện tượng, cơ chế ,vai trò của quá trình đông máu? Nguyên tắc truyền máu?
Giới thiệu bài mới:Gọi học sinh lên bảng chỉ tranh các thành phần của hệ tuần hoàn máu. Gv đặt câu hỏi:Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào? Tim có vai trò gì trong lưu thông máu -> Vào bài.
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái quát về hệ tuần hoàn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động HS
Nội dung
Hướng dẫn học sinh quan sát hình 16.1 cho biết:
Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào?
Cấu tạo mỗi thành phần đó như thế nào?
Cho học sinh làm bài tập Đ trang 51 SGK.
GV hướng dẫn lớp chữa bài.
Yêu cầu đại diện học sinh lên bản vừa chỉ trên hình vừa thuyết minh theo yêu cầu của câu 1.
Trả lời câu hỏi 2 -3 mụcĐ trang 51 SGK.
Gv đánh giá kết quả của nhóm – bổ sung kiến thức cho hoàn chỉnh.
Yêu cầu học sinh đọc kết luận nhóm.
Cá nhân tự nghiên cứu hình 16.1 SGK .
Ghi nhớ kiến thức.
Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày đáp án – Các nhóm theo dõi bổ sung.
Rút ra kết luận
Kết luận 1:
Tim 4 ngăn, 2 tâm thất, 2 tâm nhỉ nữa phải chứa máu đỏ thẩm; nữa trái chứa máu đỏ tươi.
Động mạch : xuất phát từ tâm thất.
Tĩnh mạch: đổ về tâm nhỉ.
Mao mạch: Nối động mạch và tĩnh mạch.
Chức năng:
Tim co bóp đẩy máu.
Hệ mạch: dẫn máu từ tim -> tế bào và từ tế bào -> tim.
Vòng tuần hoàn lớn máu từ TT trái -> cơ quan -> tâm nhĩ phải.
Vòng tuần hoàn nhỏ: máu từ TT phải -> phổi -> tâm nhĩ trái.
Hoạt động 2:Tìm hiểu hệ bạch huyết.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh quan sát tranh 16.2 trang 52 SGK.
Giới thiệu về hệ bạch huyết – đặt câu hỏi:
Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?
GV nhận xét phẩn trả lời của học sinh
Giảng giải thêm: Hạch bạch huyết như một máy lọc. Khi mạch huyết chảy qua các vật lạ lọt vào cơ thể bị giữ lại.
Hạch bạc huyết thường tập trung các cửa vào các tạng, các vòng khớp.
Gv hỏi tiếp:
Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và phân hệ nhỏ? Hệ bạch huyết có vai trò gì?
GV giảng giải thêm: Bạch huyết có thành phần tương tự như huyết tương. Không chứa hồng cầu , bạch cầu. Bạch huyết liên hệ mật thiết với hệ tỉnh mạch của tuần hoàn máu và bổ sung cho nó.
Học sinh nghiên cứu hìn 16.2 đọc thông tin trang 52 SGK trả lời câu hỏi bằng cách chỉ trên tranh vẽ->các học sinh khác nhận xét – bổ sung -> rút ra kết luận.
Kết luận 2:
Mao mạch bạch huyết.
Mạch bạch huyết.
Hạch bạch huyết.
Ống bạch huyết tạo thành 2 phân hệ: Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.
Vai trò:
Phân hệ nhỏ: Thu bạch huyết ở nữa bên phải cơ thể đổ vào tĩnh mạch.
Phân hệ lớn:Thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể.
Cùng với hệ tuần hoàn thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
Kiểm tra – Đánh giá:
+ GV treo tranh sơ đồ hệ tuần hiàn máu – bạch huyết – yêu cầu học sinh trình bày cấu tạo và vai trò của từng hệ.
+ Yêu cầu học sinh làm bài tập 1;2;3;4 trang 35 (có trong vở bài tập sinh 8)
Dặn dò:
Học thuộc bài theo nội dung đã ghi.
Làm các bài tập trong vở bài tập.
Vẽ hình 16.1SGK – đọc em có biết.
Soạn các nội dung bài tập 1;2;3 trang 37 vở bài tạp sinh 8.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_16_tuan_hoan_mau_va_luu_thong_ba.doc