I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: HS trình bày được
- Các nhóm chất trong thức ăn. Các hoạt động trong quá trình tiêu hoá
- Vai trò của tiêu hoá với cơ thể người
- Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hoá ở người.
2/ Kỹ năng:
- Quan sát tranh
- Tư duy tổng hợp, suy luận logic
3/ Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Kiểm tra (5)
GV thu báo cáo thu hoạch gìơ thực hành.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 25, Bài 24: Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 4/12/2007
Tiết 25 Ngày dạy: 5/12/2007
Chương V – TIÊU HOÁ
BÀI 24 – TIÊU HOÁ VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HOÁ
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: HS trình bày được
Các nhóm chất trong thức ăn. Các hoạt động trong quá trình tiêu hoá
Vai trò của tiêu hoá với cơ thể người
Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hoá ở người.
2/ Kỹ năng:
Quan sát tranh
Tư duy tổng hợp, suy luận logic
3/ Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Kiểm tra (5’)
GV thu báo cáo thu hoạch gìơ thực hành.
2/ Bài mới:
Hoạt động 1 – Thức ăn và sự tiêu hoá (20’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
H: Hằng ngày chúng ta ăn nhiều loại thức ăn vậy chúng thuộc những loại chất gì?
HS: suy nghĩ trả lời, HS khác bổ sung
GV: quy những thức ăn đó vào hai nhóm là chất hữu cơ và vô vô cơ
H: + Chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá?
+ Các chất nào được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?
+ Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? Hoạt động nào là quan trọng?
+ Vai trò của quá trình tiêu hoá thức ăn?
HS: nghiên cứu thông tin sgk, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Vài nhóm trình bày đáp án. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu nêu được: Hoạt động tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng là quan trọng.
GV: nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và giảng giải thêm: thức ăn dù biến đổi bằng cách nào thì cuối cùng thành chất hấp thụ được thì mới có tác dụng với cơ thể
HS: Nêu kết luận
kết luận: - thức ăn gồm các chất vô cơ và hữu cơ
- Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn, đẩy TĂ, tiêu hoá TĂ, hấp thụ dinh dưỡng, thải phân
- Nhờ quá trình tiêu hoá, TĂ biến đổi thành chất dinh dưỡng để hấp thụ và thải cặn bã ra ngoài
Hoạt động 2 – Tìm hiểu các cơ quan tiêu hoá (13’)
GV nêu câu hỏi:
+ Cho biết vị trí các cơ quan tiêu hoá ở người?
+ Việc xác định vị trí các cơ quan tiêu hoá có ý nghĩa như thế nào?
HS: thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
HS: nghiên cứu hình 24.3 và hoàn thành bảng 24 và tự xác định trên cơ thể mình
HS: Vài HS trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, đánh giá phần trả lời
HS: cả lớp theo dõi, bổ sung (nếu cần)
HS: đọc kết luận chung sgk tr.80
Kết luận:
- Oáng tiêu hoá gồm: miệng, hầu, dạ dày, ruột, hậu môn
- Tuyến tiêu hoá gồm: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến vị, tuyến ruột
IV/ CỦNG CỐ (5’)
Gv cho HS trả lời câu hỏi:
Câu 1/ Vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể người là gì?
Câu 2/ Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hoá thì phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hoá? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không?
Gọi vài học sinh trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét bổ sung
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
V/ DẶN DÒ (2’)
Học bài, trả lời câu hỏi sgk
Đọc mục “Em có biết”, kẻ bảng 25 vào vở
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_25_bai_24_tieu_hoa_va_cac_co_qua.doc