I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng
- Quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
- Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo và chức năng của nơ ron.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên:
Tranh phóng to hình 6.1 – 6.2, sơ đồ 6.3 SGK
2. Học sinh:
Xem trước nội dung bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số 8A1: ./ . . 8A2: / .
8A3: ./ . . 8A4: / .
8A5: ./ . .
2. Kiểm tra bài cũ
(?) Mô là gì? Cho biết các yếu tố của mô? Hãy kể các loại mô chính trong cơ thể?
(?) Cho biết vị trí của từng loại mô? Nêu chức năng của từng loại mô?
3. Hoạt động dạy học :
* Mở bài: Vì sao khi ta chạm phải vật nóng tay ta rụt lại, nhìn thấy quả me thì tiết nước bọt, chạy xe thấy đèn đỏ thì dừng lại. Những hiện tượng đó được gọi là gì? Cơ chế đó diễn ra như thế nào? Nội dung bài hôm nay sẽ giải đáp cho chúng ta biết những điều đó.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 5, Bài 6: Phản xạ - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 03 Ngày soạn: 01/ 09/ 2013
Tiết 05 Ngày giảng: 03/ 09/ 2013
Bài 6: PHẢN XẠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng
- Quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
- Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo và chức năng của nơ ron.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên:
Tranh phóng to hình 6.1 – 6.2, sơ đồ 6.3 SGK
2. Học sinh:
Xem trước nội dung bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số 8A1: ../. . 8A2: /..
8A3: ../. . 8A4: /..
8A5: ../. .
2. Kiểm tra bài cũ
(?) Mô là gì? Cho biết các yếu tố của mô? Hãy kể các loại mô chính trong cơ thể?
(?) Cho biết vị trí của từng loại mô? Nêu chức năng của từng loại mô?
3. Hoạt động dạy học :
* Mở bài: Vì sao khi ta chạm phải vật nóng tay ta rụt lại, nhìn thấy quả me thì tiết nước bọt, chạy xe thấy đèn đỏ thì dừng lại... Những hiện tượng đó được gọi là gì? Cơ chế đó diễn ra như thế nào? Nội dung bài hôm nay sẽ giải đáp cho chúng ta biết những điều đó.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv: Cho hs nhắc lại:
(?) Hãy nêu thành phần và cấu tạo của mô thần kinh?
- Gv: Y/c hs quan sát hình 6.1/sgk, kết hợp nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi
(?) Hãy mô tả cấu tạo của 1 nơron điển hình?
- Gv: Tiểu kết và nhấn mạnh thêm. Bao miêlin tạo nên những eo chứ không phải là nối liền
(?) Vậy nơron có chức năng gì ?
(?) Cảm ứng? Dẫn truyền?
(?) Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt mấ loại nơron?
(?) Nêu chức năng của từng loại nơron?
- Gv: Làm cho hs thấy và hiểu được vị trí, cấu tạo và chức năng của nơ ron
- Gv: Y/c thảo luận:
(?) Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung TK ở nơ ron hướng tâm và nơ ron li tâm?
- Gv: Mở rông thêm: Ở người có 75.000 tỉ tế bào, chỉ riêng ở não có tới 1000 tỉ tế bào, trong đó có 100 tỉ là các nơ ron (còn 900 tỉ là các tb TK đệm chiếm 75 % số lượng nơ ron
I. Cấu tạo và chức năng của nơron
- HS: Mô TK gồm các tế bào th kinh gọi là nơ ron và các tế bào thần kinh đệm
- HS: Tự thu thập thông trong SGK
- HS: Mô tả dựa theo hình 6.1
- Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền
- HS: Dựa theo thông tin để hoàn chỉnh kiến thức
- Có 3 loại nơron
+ Nơ ron hướng tâm (nơron cảm giác) truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) đảm bảo liên lạc giữa các nơ ron
+ Nơ ron li tâm (nơron vận động) truyền xung thần kinh tới cơ quan phản ứng.
- HS: Nơron hướng tâm dần truyền xung TK về trung ương TK, còn nơ ron li tâm dẫn truyền xung TK tới cơ quan pư (cơ, tuyến)
Tiểu kết 1:
- Cấu tạo của nơron thần kinh gồm có thân chứa nhân, sợi nhánh, sợi trục.
- Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền.
- Có 3 loại nơron :
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) đảm bảo liên lạc giữa các nơron.
+ Nơron li tâm (nơron vận động) truyền xung thần kinh tới cơ quan phản ứng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cung phản xạ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin/sgk thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (5’)
(?) Phản xạ là gì? Cho VD về phản xạ ở người và ĐV?
(?) Một phản xạ thực hiện được nhờ sự chỉ huy của bộ phận nào?
(?) Nêu điểm khác nhau giữa phản xạ ở người và tính cảm ứng ở ĐV?
- Gv: nhấn mạnh: mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ, px không chỉ trả lời các kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng kích thích của môi trường trong
VD: Sự tăng nhịp hô hấp, sự thay đổi nhịp co bóp của tim khi lao động , sự tiết mồ hôi khi trời nóng, trời lạnh. đều là phản xạ.
- Gv:Y/c hs đọc thông tin đồng thời quan sát hình 6.2/sgk ghi nhớ kiến thức
(?) Có những loại nơron nào tham gia vào cung phản xạ?
(?) Cung phản xạ là gì?
(?) Một cung phản xạ bao gồm những thành phần nào?
(?) Cung phản xạ có vai trò như thế nào?
(?) Hãy giải thích phản xạ: kim châm vào tay, tay rụt lại?
- Gv: y/c hs nghiên cứu thông tin/sgk và sơ đồ hình 6.3/sgk
(?) Vòng phản xạ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống?
(?) Nêu VD về phản xà và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó?
- Gv: lưu ý hs: ( sgk.)
- Gv: Y/c tự rút ra kết luận:
II/ Cung phản xạ
1/ Phản xạ
- HS Tự thu nhận thông tin trong SGK
- Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
- HS: Nhờ bộ phận hệ thần kinh
- HS: Phản xạ ở người khác với tính cảm ứng của tv vì: px là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh mà ở thực vật lại không có hệ thần kinh
VD: Hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về lực trương nước ở các tế bào gốc chứ không phải do hệ thần kinh điều khiển.
2/ Cung phản xạ
- HS: Tự thu thập thông tin và quan sát hình 6.2
- HS: Có 3 loại nơ ron tham gia vào cung phản xạ
- Là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng
- Cung phản xạ gồm 5 khâu:
+ Cơ quan thụ cảm
+ Nơron hướng tâm
+ Nơron trung gian
+ Nơron li tâm
+ Cơ quan phản ứng
- HS: Thực hiện phản xạ
- HS: Kim kích thích → cơ quan thụ cảm (da) → nơron hướng tâm → tuỷ sống(t.w tk)phân tích → nơron li tâm → cơ ở ngán tay → co tay, rụt lại.
3/ Vòng phản xạ
- HS: Tự thu thập thong tin
- HS: Giúp px thực hiện chính xác hơn
- HS: Phân tích dựa theo thông tin trong sgk
- Trong px luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh pư cho chinh xác
- Vòng px bao gồm cung px và đường lien hệ ngược.
Tiểu kết 2:
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Ví dụ: tay chạm vào vật nóng thì rụt lại.
- Cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng.
* Cung phản xạ gồm 5 khâu:
+ Cơ quan thụ cảm
+ Nơron hướng tâm
+ Nơron trung gian
+ Nơron li tâm
+ Cơ quan phản ứng
- Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho chính xác
- Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.
- Ý nghĩa:Giúp con người thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
1. Củng cố
- Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt mấy loại nơron, các loại nơron đó khác nhau ở điểm nào?
- Phản xạ là gì? Cho thí dụ?
- Cung phản xạ là gì?
2.Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK /23
- Đọc phần “em có biết”
- Xem kĩ nội dung thực hành bài 6
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_5_bai_6_phan_xa_nguyen_dinh_yen.doc