I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: + Học sinh nắm được cấu tạo chung của bộ xương, cấu tạo xương đùi từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
+ Xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh tính đàn hồi và rắn chắc của xương.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát tiến hành thí nghiệm -> tìm ra kiến thức .
+ Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ xương – Liên hệ thức ăn cho lứa tuổi học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh phóng to hình hình 8.1; 8.2;8.3 SGK – xương đùi ếch.
Học sinh:Xương đùi ếch, xương gà, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Bộ xương người gồm mấy phần? Cho biết các xương ở mỗi phần đó?
2. Giới thiệu bài mới: Gọi học sinh đọc em có biết trang 31 SGK – GV giải thích: thông tin đó cho ta biết xương có sức chịu đựng khá lớn vì vậy muốn biết cấu tạo và tính chất của xương là tìm hiểu nội dung bài học này.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 8: Cấu tạo và tính chất của xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/9/2008
Tiết 8
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG.
Mục tiêu:
Kiến thức: + Học sinh nắm được cấu tạo chung của bộ xương, cấu tạo xương đùi từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
+ Xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh tính đàn hồi và rắn chắc của xương.
Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát tiến hành thí nghiệm -> tìm ra kiến thức .
+ Kỹ năng hoạt động nhóm.
Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ xương – Liên hệ thức ăn cho lứa tuổi học sinh.
Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh phóng to hình hình 8.1; 8.2;8.3 SGK – xương đùi ếch.
Học sinh:Xương đùi ếch, xương gà, vở bài tập.
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra: Bộ xương người gồm mấy phần? Cho biết các xương ở mỗi phần đó?
Giới thiệu bài mới: Gọi học sinh đọc em có biết trang 31 SGK – GV giải thích: thông tin đó cho ta biết xương có sức chịu đựng khá lớn vì vậy muốn biết cấu tạo và tính chất của xương là tìm hiểu nội dung bài học này.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo xương.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Sức chịu đựng của xương liên quan gì đến cấu tạo xương?
Xương dài có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo hình ống và đầu xương như vậy có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo và chức năng của xương dài.
Trong cơ thể người có những xương dẹt và xương ngắn nào?Chúng cấu tạo ra sao? Chức năng của chúng đối với cơ thể là gì? Liên hệ bản thân
Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK quan sát hình 8.1;8.2 , ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm thốnh nhất ý kiến – Đại diện nhóm phát biểu.
Các nhóm bổ sung.
Các nhóm nghiên cứu bảng 8.1 trang 29 SGK nhớ lại kiến thức.
Đại diện nhóm lên bảng trình bày đáp án. Học sinh nghiên cứu thông tin SGK hình 8.3 trả lời câu hỏi – lớp bổ sung.
Kết luận 1:
Xương đùi: Đầu xương có sụn bọc – Mô xương xốp gồm những nan xương.
Thân xương có màng xương cứng, khoang xương.
Chức năng: Giảm ma sát , phân tán lực tác động.
Tạo các ô chứa tủy giúp xương phát triển chiều ngang chịu lực.
Chứa tủy sinh hồng cầu.
*Xương ngắn và xương dẹt: Bên ngoài là mô xương cứng trong là mô xương xốp chứa tủy đỏ.
Hoạt động 2: Thành phần hóa học và tính chất của xương.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv hướng dẫn 1 nhóm hs biểu diễn thí nghiệm trước lớp – đặt câu hỏi.
Phần nào của xương cháy có mùi khét?
Bọt khí nổi lên khi ngâm xương bị dẻo và có thể kéo dài được?
(Tỉ lệ chất vô cơ và hữu cơ thay đổi theo độ tuổi)
Hs biểu diễn thí nghiệm.
Lớp quan sát các hiện tượng xảy ra.
Yêu cầu lớp cho biết kết quả thí nghiệm -> trao đổi nhóm trả lời câu hỏi – lớp bổ sung.
Kết luận 2:
Chất vô cơ : Muối, canxi.
Chất hữu cơ: Chất cốt giao – rắn chắc – đàn hồi.
Hoạt động 3: Sự lớn lên dài ra của xương.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Xương dài ra – to lên do đâu?
Gv đánh giá câu trả lời – các nhóm bổ sung.
Hs nghiên cứu thôgn tin, quan sát hình 8.4;8.5 ghi nhớ kiến thức.
Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi – đại diện nhóm phát biểu – lớp bổ sung.
Kết luận 3:
Xương dài ra do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng. Xương to ra nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương.
Kiểm tra – Đánh giá: Làm bài tập trang 19,20 vở bài tập sinh 8 tập 1.
Dặn dò:
Học thuộc bài theo nội dung đã ghi.
Nghiên cứu bài ( Cấu tạo , tính chất của cơ).
Trả lời các câu hỏi ở vở bài tập sinh 8 trang 21,22.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_8_cau_tao_va_tinh_chat_cua_xuong.doc