I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: + Trình bày cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ.
+ Giải thích được tính cơ bản của cơ là sự co cơ – nêu được ý nghĩa sự co cơ.
2. Kỹ năng: + Quan sát tranh, hình – nhận biết kiến thức.
+ Thu thập thông tin khái quát hóa vấn đề.
+ Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn hệ cơ.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh phóng to hình 9.1 SGK.
+ Tranh chi tiết vẽ các nhóm cơ.
+ Tranh sơ đồ 1 vị trí cấu truc của tế bào cơ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: + Trình bày cấu tạo và chức năng của xương dài?
+ Trình bày thành phần hóa học và tính chất của xương?
2. Giới thiệu bài mới: Giáo viên dùng tranh hệ cơ ở người giới thiệu 1 cách tổng quát các nhóm cơ chính của cơ thể như: Nhóm cơ đầu cơ, nhóm cơ thân, cơ ngực , cơ bụng, cơ lưng, nhóm cơ chi trên và chi dưới -> nội dung bài học hôm nay.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 (từ ngày 22/9/2008 đến 27/9/2008)
Tiết 9 – ngày soạn: 20/8/2008.
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
Mục tiêu:
Kiến thức: + Trình bày cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ.
+ Giải thích được tính cơ bản của cơ là sự co cơ – nêu được ý nghĩa sự co cơ.
Kỹ năng: + Quan sát tranh, hình – nhận biết kiến thức.
+ Thu thập thông tin khái quát hóa vấn đề.
+ Kỹ năng hoạt động nhóm.
Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn hệ cơ.
Đồ dùng dạy học:
+ Tranh phóng to hình 9.1 SGK.
+ Tranh chi tiết vẽ các nhóm cơ.
+ Tranh sơ đồ 1 vị trí cấu truc của tế bào cơ.
Hoạt động dạy học:
Kiểm tra: + Trình bày cấu tạo và chức năng của xương dài?
+ Trình bày thành phần hóa học và tính chất của xương?
Giới thiệu bài mới: Giáo viên dùng tranh hệ cơ ở người giới thiệu 1 cách tổng quát các nhóm cơ chính của cơ thể như: Nhóm cơ đầu cơ, nhóm cơ thân, cơ ngực , cơ bụng, cơ lưng, nhóm cơ chi trên và chi dưới -> nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động HS
Nội dung
GV hỏi:
Bắp cơ có cấu tạo như thế nào?
Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào?
Tại sao tế bào cơ có vân ngang? (giải thích như SGV)
Tơ cơ dày có cấu tạo từ miozim dài 1,5mm dày 100A0 có mấu lồi cách nhau từ 60 – 70A0.
Tơ cơ mảnh tạo từ Actin dài 2mm , dài 50A0. Mỗi tơ dày được bao quanh bởi 6 tơ mỏng xếp theo hình lục giác. Sự sắp xếp tơ cơ theo chiều dọc làm cho tế bào cơ có vân ngang (vân tối và vân sáng xen kẻ nhau)
Học sinh nghiên cứu thông tin SGk và hình 9.1.
Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày đáp án -> các nhóm bổ sung -> rút ra kết luận.
Kết luận 1:
Bắp cơ: Ngoài cùng là màng liên kết, 2 đầu thon có gân.
Phần bụng phình to bên trong có nhiều sợi tập trung thành bó.
Tế bào cơ( sợi cơ) gồm nhiều tơ cơ – có 2 loại:
Tơ cơ dày có các mấu lồi sinh chất tạo thành vân tối.
Tơ cơ mảnh : trơn.
Tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẻ nhau theo chiều dọc tạo thành vân tối sáng xen kẻ nhau( vân ngang)
Hoạt động 2: Tính chất của cơ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Tính chất của cơ là gì?
Quan sát thí nghiệm hình 9.2 SGK.
Vì sao cơ co được?
GV yêu cầu liên hệ cơ chế từ phản xạ đầu gối -> giải thích cơ chế co cơ ở thí nghiệm đầu gối.
Tại sao khi cơ co bắp cơ ngắn lại?
Hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ đơn vị chức năng cấu trúc của tế bào cơ để học sinh tự giải thích.
Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận.
Gv giải thích các khái niệm:
Co cơ đơn độc
Co cơ trương
Trương lực.
Học sinh nghiên cứu thí nghiệm SGK trang 32 trả lời câu hỏi.
Từng em phát biểu ý kiến – lớp nhận xét – bổ sung.
Tiếp tục nghiên cứu hình 9.3. Trình bày.
Cơ chế phản xạ đầu gối -> lớp bổ sung.
Vận dụng cấu tạo sợi cơ giải thích đó là do tơ cơ mảnh xuyên vào tơ cơ dày.
Kết luận 2:
Tính chất của cơ là co và dãn.
Khi cơ co các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại đĩa tối dày lên.
Do đó bắp cơ ngắn lại to bề ngang.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của hoạt động co cơ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Sự co cơ có ý nghĩa như thế nào?
Sự co cơ có tác dụng gì?
Phân tích sự phân phối hoạt động co dãn giữa cơ 2 đầu và cơ 3 đầu ở cánh tay?
Đánh giá phần trả lời của các nhóm-> gọi học sinh đọc kết luận SGK.
Học sinh quan sát hình 9.4 kết hợp thông tin. Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày đáp án – lớp bổ sung -> rút ra kết luận.
Kết luận 3:
Cơ co giúp xương cử động giúp cơ thể vận động – lao động di chuyển.
Trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.
Kiểm tra – Đánh giá:
Khoanh tròn đầu các câu có nội dung đúng.
Bắp cơ điển hình có cấu tạo:
a. Sợi cơ có vân tối – sáng.
b. Bó cơ và sợi cơ.
c. Có màng liên kết bao bọc 2 đầu – giữa phình to.
d. Gồm nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ.
e. Cả a,b,c
f. Chỉ có c và d
Dặn dò:
Học bài theo nội dung đã ghi
Vẽ hình 9.1 trang 32
Hoàn thành nội dung vở bài tập trang 21,22 .
Nghiên cứu bài 10(Hoạt động của cơ)
Làm các nội dung trang 23,24 vở bài tập sinh 8 tập 1.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_9_cau_tao_va_tinh_chat_cua_co.doc