Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật - Năm học 2020-2021

Hoạt động của học sinh

- HS nghiên cứu thông tin SGK , quan sát tranh H44.1 thảo luận trả lời câu hỏi

Yêu cầu nêu được:

- ít bị đổ, gãy

- Bảo vệ được nhau

+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung Nội dung

I. Quan hệ cùng loài

- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.

- Trong một nhóm có những mối quan hệ:

- HS thảo luận: Yêu cầu chọn được câu thứ 3

- HS nêu được:

+ Quan hệ hỗ trợ

+ Quan hệ cạnh tranh + Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn

+ Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn

- Các sinh vật cùng loài hoặc hổ trợ lẫn nhau trong cùng nhóm cá thể . Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau dẫn tới một nhóm cá thể tách ra khỏi nhóm.

 

docx2 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS hiểu và trình bày được thế nào là yếu tố sinh vật - Nêu được mối quan hệ giữa sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài. - Thấy rõ được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát tranh, ảnh trả lời câu hỏi - Kỹ năng khái quát tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong thiên nhiên, nhất là các loài quý hiếm 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận. 5. Dự kiến phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.Trực quan, thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh hình SGK - Tranh ảnh sưu tầm về rừng tre, bạch đàn, xoan - Tranh quần thể bò, ngựa, hải cẩu III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: lồng bài mới 2. Bài mới a. Mở đầu - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Nêu những ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật? - Giữa các sinh vật cùng loài, giữa các sinh vât khác loài có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau như thế nào? HS: b.Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động1: TÌM HIỂU QUAN HỆ CÙNG LOÀI Mức tiêu cần đạt: HS Trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài Hoạt động của giáo viên B1: Yêu cvầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát tranh H44.1, trả lời câu hỏi: + Khi có gió bão, TV sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẻ? Hoạt động của học sinh - HS nghiên cứu thông tin SGK , quan sát tranh H44.1 thảo luận trả lời câu hỏi Yêu cầu nêu được: - ít bị đổ, gãy - Bảo vệ được nhau + Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung Nội dung I. Quan hệ cùng loài - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể. - Trong một nhóm có những mối quan hệ: + Trong tự nhiên động vật sống thành bầy đàn có lợi gì. B2: GV nhận xét chung B3: GV yêu cầu HS làm bài tập SGK trang 131 B4: GV nêu câu hỏi khái quát sinh vật cùng lpài có những mối quan hệ nào?mối quan hệ đó có ý nghĩa như thế nào? - HS thảo luận: Yêu cầu chọn được câu thứ 3 - HS nêu được: + Quan hệ hỗ trợ + Quan hệ cạnh tranh + Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn + Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn - Các sinh vật cùng loài hoặc hổ trợ lẫn nhau trong cùng nhóm cá thể . Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau dẫn tới một nhóm cá thể tách ra khỏi nhóm. Hoạt động 2:TÌM HIỂU QUAN HỆ KHÁC LOÀI Mức độ cần đạt: HS trình bày được đặc điểm các mối quan hệ khác loài giữa các sinh vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung bảng 44 SGK và làm bài tập trang 132. B2:GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức cho HS. B3:GV mở rộng: Một số sinh vật tiết ra chất độc kìm hãm sự phát triển của sinh vật khác gọi là mối quan hệ ức chế – cảm nhiễm. - Trong lâm nghiệp và nông nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài để làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? - HS đọc và ghi nhớ nội dung kiến thức bảng 44. Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS có thể trả lời: Dùng sinh vật có ích để tiêu diệt sinh vật gây hại II. Quan hệ khác loài: HS kể và ghi nội dung bảng 44 vào vở -Trong mối quan hệ khác loài , các sinh vật hoặc hổ trợ hoặc đối địch với nhau. Quan hệ hổ trợ là mối quan hệ có lợi(hoặc ít nhất khoonh có hại) cho tất cả sinh vật . Trong mối quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng có hại c. Luyện tập - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK d. Vận dụng Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - GV mở rộng thêm về sự có lợi của sinh vật sống thành nhóm. - Trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì? *Dặn dò - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK - Sưu tầm tranh ảnh về sinh vật sống ở các môi trường - Đọc và chuẩn bị trước bài 45 + 46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật, chuẩn bị kiểm tra 15 phút * Rút kinh nghiệm bài học:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_44_anh_huong_lan_nhau_giua_cac_si.docx
Giáo án liên quan