CHUƠNG I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tiết1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP.
I. Mục tiêu:
- Kiến thức
+ HS hiểu về tập hợp qua các ví dụ đơn giản, gần gũi.
+ HS biết các cách viết một tập hợp.
- Kĩ năng.
+ Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.
+ Sử dụng đúng các kí hiệu .
- Thái độ.
+ Nghiêm túc, tích cực, thấy được sự gần gũi của toán học trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ bài 3; 4.
- HS: Phiếu học tập.
III.Tổ chức giờ dạy:
95 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Số học 6 (Hai cột) - Chuơng I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2010
Ngày giảng: 16/8/2010
Chuơng I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
Tiết1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp.
I. Mục tiêu:
- Kiến thức
+ HS hiểu về tập hợp qua các ví dụ đơn giản, gần gũi.
+ HS biết các cách viết một tập hợp.
- Kĩ năng.
+ Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.
+ Sử dụng đúng các kí hiệu .
- Thái độ.
+ Nghiêm túc, tích cực, thấy được sự gần gũi của toán học trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ bài 3; 4.
- HS: Phiếu học tập.
III.Tổ chức giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động/ Mở bài (4’)
- GV giới thiệu chương trình toán 6( như mở bài SGK- T4) và nội dung cơ bản của chương I.
- HS nghe.
Hoạt động 1. 1. Các ví dụ (8’)
- Mục tiêu: HS hiểu về tập hợp qua các vị dụ đơn giản, gần gũi.
- Đồ dùng dạy học:
- Gv thông báo: khái niệm tập hợp là một khái niệm thường gặp trong đời sống.
- Gv lấy ví dụ: tập hợp đồ vật trên bàn; tập hợp các HS lớp 6A;......
- Gv tổ chức HS thảo luận nhóm bàn lấy thêm các ví dụ tập hợp, gọi lần lượt lấy VD
=> GV tổ chức nhận xét, chính xác các VD đúng, chỉ lỗi các VD chưa đúng.
Yêu cầu HS về nhà lấy thêm các VD khác trong đời sống.
1. Các ví dụ.
- HS nghe.
- HS thảo luận trong 4 phút lấy các ví dụ về tập hợp.. Mỗi nhóm lấy 1 VD như:
Tập hợp các con vật nuôi trong nhà; tập hợp đồ dùng trong bếp, tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 5............vv
Hoạt động 2. 2. Cách viết. Các kí hiệu (15’)
- Mục tiêu: HS biết các cách viết một tập hợp. Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.Sử dụng đúng các kí hiệu .
- Đồ dùng dạy học:
- GV thông báo: đặt tên tập hợp bằng các chữ cái in hoa như A, B, C.....
- GV viết 2 tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 và tập hợp các chữ cái a, b, c.
- GV giới thiệu:
+ 0;1;2;3 là phần tử của tập A; a,b,c là phần tử của tập B.
+ Phần tử 1 của A hay 1 thuộc A được viết .5 không phải là phần tử của A hay không thuộc A, được viết .
- Tương tự GV yêu cầu HS xác định:
? phần tử c, e có thuộc B không? kí hiệu?
- GV thông báo chú ý, gọi HS đọc.
- GV thông báo: Cách viết tập A như trên là cách liệt kê các phần tử, ngoài ra có thể viết theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng .
GV cho HS đọc 2 cách viết tập hợp trong khung.
- GV giới thiệu thêm: ngoài ra còn minh hoạ tập hợp bởi vòng tròn kín, mỗi phần tử được biểu diễn bởi 1 dấu chấm trong vòng tròn kín. ( Sơ đồ Ven).
- GV tổ chức HS giải ?1, gọi HS lên bảng.
+ HS1 viết tập hợp theo cách kiệt kê.
+ HS2 viết tập hợp theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng.
+ HS3: dùng kí hiệu điền vào ô vuông.
- GV chữa, chính xác bài giải, nhấn mạnh các viết tập hợp và sử dụng kí hiệu .
2. Cách viết. Các kí hiệu.
- HS nghe.
- HS quan sát, học ghi lại kí hiệu tập hợp:
A= - TH các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
- TH các chữ cái a, b,c.
- HS nghe tập ghi, đọc kí hiệu.
- HS trả lời.
+ : c thuộc B hay c là phần tử của B
+ : e không thuộc B hay c không là phần tử của B.
- HS đọc chú ý, ghi lại:
* Chú ý: + Các pt tập hợp được viết trong dấu , cách nhau bởi dấu “ ;” ( nếu là pt số) hoặc dấu “ ,”.
+ Mỗi pt liệt kê 1lần,thứ tự liệt kê tuỳ ý.
- HS đọc, ghi: Thường có 2 cách viết tập hợp:
+ Liệt kê các phần tử.
+ Chỉ ra tính chất đặc trưng.
- HS nghe, quan sát 2 sơ đồ hình 2 - T 5.
- HS hoạt động cá nhân 3ph, lên bảng giải bài, lớp nhận xét thống nhất:
?1:
- HS nghe.
Hoạt động 3. 3. Luyện tập (10’)
- Mục tiêu: Giải bài tập dạng xác định pt của tập hợp, viết các tập hợp.
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ bài 3,4.
- GV đưa bảng phụ ghi yêu cầu bài 3, 4
Gọi 2 HS đồng thời lên bảng.
HS lớp chọn 1 trong 2 bài giải phiếu học tập.
- GV thu 3 phiếu lấy điểm, tổ chức nhận xét chính xác đáp án.
Nhấn mạnh bài 4 viết các tập hợp với H4( phần tử 2 không thuộc tập hợp); H5 có thể giới thiệu tập M là tập con của H.
- 2 HS lên bảng, HS lớp theo dõi nhận xét, thống nhất ý kiến.
Bài 3: Điền kí hiệu thích hợp.
.
Bài 4: Viết các tập hợp.
H = { bút, sách, vở }
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà(5’)
- Tổng kết: GV nhấn mạnh các nội dung kiến thức chính của bài về tập hợp, phần tử tập hợp, sử dụng các kí hiệu, cách viết tập hợp)
- Hướng dẫn học tập ở nhà:
+ Lý thuyết: Lấy 3 ví dụ tập hợp, xác định các phần tử của tập hợp.
Các cách viết tập hợp. Sử dụng các kí hiệu .
+ Bài tập: 1; 2 Sgk- T6.
+ Chuẩn bị truớc bài 2 - T6
Ngày soạn: 16/8/2010
Ngày giảng: .../8/2010
Tiết 2 : Tập hợp các số tự nhiên.
I. Mục tiêu:
- Kiến thức
+ HS biết tập hợp các số tự nhiên N và thứ tự trong tập tự nhiên.
- Kĩ năng.
+ Biết sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự tăng hoặc giảm.
+ Sử dụng đúng các kí hiệu =; ; >; < ;
- Thái độ.
+ Nghiêm túc, tích cực, cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Thước kẻ thẳng, phấn màu.
- HS: Thước kẻ thẳng, phiếu học tập.
III.Tổ chức giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động/ Mở bài (6’)
- GV đưa yêu cầu kiểm tra bài cũ.
HS1: Lấy 2 ví dụ về tập hợp.
HS2: giải bài 1 - T6.
- GV tổ chức nhận xét sửa lỗi cho điểm.
- ĐVĐ: Có gì khác nhau giữa tập số tự nhiên N và N*?
-2 HS lên bảng, HS lớp theo dõi nhận xét.
Câu1: Ví dụ ( tuỳ học sinh)
Câu2:(bài 1)
- HS nghe.
Hoạt động 1. 1. Tập hợp N và tập hợp N* (10’)
- Mục tiêu: HS biết tập hợp các số tự nhiên N và N*.
- Đồ dùng dạy học: thước kẻ thẳng.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 1.
? Kể tên các số tự nhiên từ bé đến lớn ?
- GV nhắc lại: tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là chữ N.
- GV hướng dẫn cách viết tập hợp dạng liệt kê các phần tử.
- GV gới thiệu cách biểu diễn các pt của tập số N trên tia số.
- Gv thông báo: Tập các số tự nhiên khác 0 đuợc kí hiệu là N*.
N* = {1; 2; 3;4;5........}
- KL: Tập N* chỉ khác tập N là không có phần tử 0.
1. Tập hợp N và tập hợp N*.
- HS: 0 ;1;2;3; 4;5 ;6 ......vv
- HS nghe, ghi lại.
N= {0; 1; 2; 3; 4; 5........}
- HS vẽ tia số, biểu diễn một số pt từ bé đến lớn.
...........................................................
Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a.
- HS nghe, ghi.
Hoạt động 2. 2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên (12’)
- Mục tiêu: HS biết các thứ tự trong tập số tự nhiên N.
- Đồ dùng dạy học:
- GV yêu cầu hs nghiên cứu mục 2 trong 5 phút.
? Nếu số tự nhiên a nhỏ hơn số b ta viết như thế nào?
- GV giới thiệu vị trí hai điểm biểu diễn trên tia số và kí hiệu
- GV giới thiệu tính chất bắc cầu so sánh 3 số tự nhiên
? Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
? Số tự nhiên nhỏ nhất, lớn nhất là số nào?
? Đếm được tập số tự nhiên có bao nhiêu phần tử?
- GV đưa yêu cầu ? gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
KL: Sử dụng thứ tự trong tập N để giải nhiều bài tập về thứ tự các số.
2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.
- HS đọc nhớ lại kiến thức tiểu học trả lời.
+ Khi hai số tự nhiên khác nhau, số a nhỏ hơn số b ta viết a a.
- HS nghe, trả lời, ghi lại:
+ Trên tia số điểm ở bên trái biểu diễn số nhỏ hơn.
+ Kí hiệu: a b ( a < b hoặc a = b)
a b ( a < b hoặc a = b)
+ Nếu a < b và b < c thì a < c.
+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
+ Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên lớn nhất.
+ Tập số tự nhiên có vô số phần tử.
- HS làm việc cá nhân giải ?.
?: 28; 29; 30
99; 100; 101
Hoạt động 3. Luyện tập (10’)
- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập viết tập hợp theo 2 cách, biểu diễn các phần tử trên tia số.
- Đồ dùng dạy học: Thước kẻ thẳng có chia khoảng, phấn màu.
* Bài 7:
- GV chia lớp thành 2 phần lớn giải phần b, c. Gọi 2 HS lên bảng.
- GV tổ chức nhận xét, chữa bài.
* Bài 8:
Gợi ý: không quá 5 có nghĩa là 5.
GV gọi 2 HS lên bảng: HS1 viết tập hợp A; HS2 biểu diễn các phần tử trên tia số.
- GV chính xác đáp án, sửa lỗi.
- HS thực hiện cá nhân giải bài, 2 HS lên bảng, lớp nhận xét thống nhất lời giải.
Bài 7:
b, B = { 1; 2; 3; 4 }
c, C = {13; 14; 15 }
Bài 8:
A ={ 0; 1; 2 ; 3; 4; 5}
A = { x N/ x 5 }
............................................................
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (5’)
- Tổng kết: GV nhấn mạnh các nội dung kiến thức chính của bài về phân biệt tập N và N*, thứ tự trong tập N.
- Hướng dẫn học tập ở nhà:
+ Lý thuyết: Phân biệt tập N và N*, viết biểu diễn ở dạng tập hợp.
Thứ tự trong tập số tự nhiên.
+ Bài tập: 6; 7a;9 (Sgk- T8)
+ Đọc trước bài 3, ôn lại cách đọc số tự nhiên cấp I.
Ngày soạn:16/8/2010
Ngày giảng:../8/2010
Tiết 3 : Ghi số tự nhiên.
I. Mục tiêu:
- Kiến thức
+ HS biết số và chữ số ghi số tự nhiên.
+ HS biết có 2 cách ghi số là hệ thập phân và số La Mã.
- Kĩ năng.
+ HS đọc và viết được các số tự nhiên đến lớp tỉ.
+ HS đọc và viết được các số La Mã từ 1 đến 30.
- Thái độ.
+ Nghiêm túc, tích cực, cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng chữ số La Mã.
- HS: phiếu học tập.
III.Tổ chức giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động/ Mở bài (6’)
- GV đưa yêu cầu kiểm tra bài cũ.
HS1: Bài 6
HS2: Bài 7a
- GV tổ chức nhận xét sửa lỗi cho điểm.
- ĐVĐ: GV viết số 34567 => gọi 1 HS đọc. Chữ số 7 gọi là chữ số hàng gì?
GV: Vậy ngoài cách ghi số trên còn có cách ghi số nào nữa ta cùng tìm hiểu bài3
-2 HS lên bảng, HS lớp theo dõi nhận xét.
Bài 6:
a. Số tự nhiên liền sau của 17 là 18; của 99 là 100; của a là a+ 1.
b. Số tự nhiên liền trước của 35 là 34; của 1000 là 999; của b là b-1.
Bài 7:
A = { 13; 14; 15 }
- HS: ba mươi 4 nghìn năm trăm sáu bảy.
Chữ số 7 gọi là chữ số hàng đơn vị.
- HS nghe.
Hoạt động 1 . 1. Số và chữ số (10’)
- Mục tiêu: HS biết số và chữ số ghi số tự nhiên, đọc và viết được các số tự nhiên đến lớp tỉ.
- Đồ dùng dạy học:
- GV giới thiệu 10 chữ số từ 0 đến 9 dùng để ghi số tự nhiên.
- GV thông báo: một số tự nhiên có thể có một, hai, ba........chữ số.
=> GV cho hs nghiên cứu lại Vídụ.
- GV thông báo chú ý, giải thích cho HS.
- GV đưa yêu cầu bài tập, chia lớp thành 2 phần mỗi nhóm thực hiện 1 bài.
Bài 1: Đọc các số tự nhiên sau.
1234; 1 458 091; 2 506 349 112.
Bài 2: Viết các số tự nhiên theo diễn đạt bằng lời sau:
a. Mười bốn nghìn không trăm hai sáu.
b. Một tỉ hai trăm sáu mươi năm triệu bảy trăm linh ba nghìn chín trăm mười bốn.
=> Gv gọi 2 HS lên bảng.
- Gv chính xác bài giải.
KL: Cần chú ý phân biệt số và chữ số khi đọc.
1. Số và chữ số.
- HS nghe: Chữ số dùng để ghi số tự nhên: 0; 1;2; 3;4; 5 ;6 7;8 ;9.
- HS nghe, đọc lại.
VD: Số 7 có 1 chữ số; Số 53 có 2 chữ số; sô 312 có 3 chữ số; số 5412 có 4 chữ số...
- HS nghe, đọc chú ý.
Chú ý:
+ Với các số tự nhiên có 5 chữ số trở lên thường viết tách thành nhóm 3 chữ số kể từ trái sang phải cho dễ đọc.
+ Cần phân biệt số với chữ số.
- HS thực hiện giải bài cá nhân, theo dõi bài trên bảng nhận xét sửa sai.
Bài 1:
a. một nghìn hai trăm ba tư.
b. một triệu bốn trăm năm mươi tám nghìn không trăm chín mốt.
c. hai tỉ năm trăm linh sáu triệu ba trăm bốn chín nghìn một trăm mười hai.
Bài 2:
a. 14 026 b. 1 267 503 914.
Hoạt động 2 . 2. Hệ thập phân (8’)
- Mục tiêu: HS biết cách ghi số trong hệ thập phân, đọc và viết được các số La mã từ 1 đến 30.
- Đồ dùng dạy học: Bảng chữ số La Mã.
- Gv gới thiệu: Cách ghi số như trên là cách ghi trong hệ thập phân, trong hệ này cứ 10 đơn vị ở một hàng thì làm thành 1 đơn vị ở hàng trước đó. Mỗi chữ số trong 1 số ở các vị trí khác nhau có một giá trị khác nhau.
- GV hướng dẫn cách viết các ví dụ trong SGK, cách xác định chữ số trong cách viết dạng kí hiệu.
- GV yêu cầu HS thực hiện ?
Gọi 2 HS lên bảng.
- GV nhận xét chính xác đáp án.
2. Hệ thập phân.
- HS nghe giới thiệu về cách ghi trong hệ thập phân.
- HS thực hiện viết tách các chữ số.
222 = 200 + 20 + 2
Kí hiệu: (số có 2 chữ số)chữ số hàng chục là a, chữ số hàng đơn vị là b
(số có 3 chữ số) chữ số hàng trăm là a, hàng chục là b, hàng đơn vị là c.
? : 2 HS lên bảng, lớp nhận xét.
- Số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số: 999
- Số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số khác nhau: 987.
Hoạt động 3 . 3. Chú ý (10’)
- Mục tiêu: HS biết cách ghi số La Mã,
- Đồ dùng dạy học: Bảng chữ số La Mã.
- GV giới thiệu cách ghi số La Mã, 3 chữ số I; V; X dùng ghi số La Mã.
- GV dùng bảng chữ số La Mã hướng dẫn cách đọc và ghi các số La Mã.
- GV đưa yêu cầu bài 15 a,b. Tổ chức HS thảo luận giải theo nhóm bàn 4 HS trong 5 phút.
Gọi 1 nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ xung.
? So sánh cách ghi trong hệ thập phân và cách ghi La Mã?
KL: tuỳ mỗi trường hợp có thể sử dụng 1 trong 2 cách ghi trên.
3. Chú ý .
- HS nghe: Các số La Mã được ghi bởi 3 chữ số:
Chữ số
I
V
X
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân
1
5
10
- HS quan sát bảng, đọc và ghi theo hướng dẫn.
- HS thảo luận giải bài theo nhóm 4, báo cáo kết quả, cùng lớp thống nhất ý kiến.
Bài 15:
a. Đọc số: 14; 26.
b. Viết các số: XVII; XXV.
- HS: Cách ghi trong hệ La Mã không thuận tiện bằng cách ghi trong hệ thập phân.
Hoạt động 4 . Luyện tập (6’)
- Mục tiêu: Luyện giải một số bài tập.
- Đồ dùng dạy học:
- GV tổ chức lớp chữa bài tập 12, 13.
=> Gọi 2 HS lên bảng
* Bài12:
Gợi ý: Số 2000 được tạo nên từ mấy chữ số? Mỗi chữ số là 1 PT trong tập hợp.
* Bài 13
Lưu ý khi so sánh các số tự nhiên phải so sánh giá trị từ hàng cao nhất.
- GV tổ chức nhận xét, sửa lỗi.
- HS thực hiện giải cá nhân vào phiếu học tập, theo dõi bài trên bảng nhận xét.
Bài12: Tập hợp các chữ số của số 2000
A = { 0; 2 }
Bài 13:
a. 1000
b. 1234.
- HS sửa bài (nếu sai)
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (5’)
- Tổng kết: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
? Có mấy cách ghi số tự nhiên? Trong mỗi cách sử dụng chữ số nào để ghi?
- Hướng dẫn học tập ở nhà:
+ Lý thuyết: Phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân.
Hai cách ghi số tự nhiên, cách đọc và viết trong mỗi cách
+ Bài tập: Làm lại bài 12; 13; 15ab; Làm bài 11; 14(Sgk- T10)
+ Đọc có thể em chưa biết tìm hiểu xuất xứ nguồn gốc hai cách ghi số.
Ngày soạn: 18/8/2010
Ngày giảng: 23/8/2010
Tiết 4 : Số phần tử của tập hợp. Tập hợp con
I. Mục tiêu:
- Kiến thức
+ HS biết một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào?
+ HS hiểu được tập con của một tập hợp thông qua các ví dụ đơn giản.
- Kĩ năng.
+ HS Biết cách viết một tập hợp.
+ Đếm đúng số phần tử của một tập hợp.
- Thái độ.
+ Nghiêm túc, tích cực, cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Phấn màu.
- HS: Phiếu học tập.
III.Tổ chức giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động/ Mở bài (8’)
- GV đưa yêu cầu kiểm tra bài cũ.
HS1: Viết số 245 ở hệ thập phân ?
HS2: VIết các số sau bằng số La Mã: 16; 23.
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá cho điểm.
- ĐVĐ: Từ hình5 bài 4 - T6.
? Các phần tử của tập M cũng là phần tử của tập H thì tập M có quan hệ gì với tập H?
- 2 HS lên bảng, HS lớp theo dõi nhận xét
Câu1:
245 =2.100 + 4. 10 + 5.
Câu2:
XVI; XXIII.
- HS nghe.
Hoạt động 1 . 1. Số phần tử của một tập hợp (12’)
- Mục tiêu: HS biết một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào
- Đồ dùng dạy học:
- GV viết các tập hợp A, B, C, N như trong sách giáo khoa, thông báo số phần tử của tập hợp.
- GV tổ chức lớp thực hiện giải ?1; ?2.
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
? Viết tập hợp các số tự nhiên x thoả mãn trong ?2, tập hợp đó có bao nhiêu pt?
- GV thông báo chú ý, gọi 1 HS đọc.
? Vậy một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử?
- GV chốt kiến thức mục 1.
1. Số phần tử của một tập hợp.
- HS theo dõi, cùng xác định số pt.
A = {5} - có 1 phần tử.
B = {x, y} - có 2 phần tử.
C= {1; 2; 3;.....; 100 }- có nhiều phần tử.
N = {0; 1; 2; 3; 4; 5.........} - có vô số pt.
- HS hoạt động cá nhân giải bài.
?1:
Tập D có 1 phần tử
Tập E có 2 phần tử.
Tập H có 11 phần tử.
?2:
Không có số tự nhiên x thoả mãn:
x + 5 = 2
-HS: Tập hợp các số tự nhiên x của ?2 không có pt nào.
- HS nghe, theo dõi.
*Chú ý: Tập hợp không có pt nào gọi là tập hợp rỗng, kí hiệu là .
- HS: Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
Hoạt động 2 . 2. Tập hợp con (10’)
- Mục tiêu: HS hiểu được tập con của một tập hợp thông qua các ví dụ đơn giản
- Đồ dùng dạy học:
- GV đưa ví dụ xét hai tập hợp E và F.
? Có nhận xét gì về hai pt của tập E so với tập F?
- GV: Tập E là tập con của tập F.
- GV thông báo khái niệm tập con, gọi HS đọc
- GVhướng dẫn cách viết kí hiệu và cách đọc.
- GV cho HS tìm hiểu thêm ví dụ.
- GV đưa yêu cầu ?3, tổ chức lớp cùng thảo luận giải bài.
- GV thông báo chú ý từ kết quả ?3.
- GV nhấn mạnh cách xét phần tử để tìm quan hệ giữa hai tập hợp.
2. Tập hợp con.
- HS đọc ví dụ, trả lời.
VD: Cho 2 tập hợp.
E = {x , y}
F = {x ,y, c, d}.
Hai pt của tập E đều thuộc tập F. Tập E là tập con của tập F.
- HS đọc khái niệm: SGk- T13.
- HS theo dõi, tập ghi kí hiệu:
hay : A là tập con của B hoặc A chứa trong B hoặc B chứa A.
- HS đọc ví dụ.
- HS ý kiến giải bài.
?3:
- HS đọc: Nếu , ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau: A = B.
Hoạt động 3 . Luyện tập (10’)
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức giải một số bài tập.
- Đồ dùng dạy học:
- GV tổ chức giải bài 16; 19.
* Bài 16:
GV gọi 2 HS lên bảng giải phần a,d.
* Bài 19:
Gọi 1 HS khá lên bảng.
- GV gọi HS lớp nhận xét, chính xác bài giải.
- HS lớp cùng giải bài theo hướng dẫn.
Bài16:
a. x - 8 = 12 => x = 16 => A = {16} có 1 phần tử
d. x.0 = 3 => không có giá trị của c thoả mãn. => D = .
Bài19:
A ={ 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
B ={ 0; 1; 2; 3 ;4 }
Kí hiệu:
- HS nhận xét sửa bài vào vở.
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (5’)
- Tổng kết: GV nhấn mạnh các kiến thức chính về số phần tử tập hợp, tập hợp con.
- Hướng dẫn học tập ở nhà:
+ Lý thuyết: Số phần tử của một tập hợp.
Khái niệm tập hợp con, kí hiệu.
+ Bài tập: 16 bc; 17; 20(SGK- T 13)
Ngày soạn: 19/8/2010
Ngày giảng: 26/8 /2010
Tiết 5 : luyện tập
I. Mục tiêu:
- Kiến thức
+ HS ôn tập củng cố kiến thức cơ bản về cách viết tập hợp, số phần tử của một tập hợp, tập hợp con.
- Kĩ năng.
+ HS vận dụng kiến thức vào giải một số dạng bài tập về tập hợp.
- Thái độ.
+ Nghiêm túc, tích cực, cẩn thận, hợp tác.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Phấn màu, phiếu yêu cầu bài tập 22 -T14.
- HS: Phiếu học tập
III.Tổ chức giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động/ Mở bài ( 8’)
- GV đưa yêu cầu kiểm tra bài cũ.
HS1: Một tập hợp có bao nhiêu phần tử?
Giải bài tập 16 b.- T13
HS2: Cho 2 tập hợp A = {3; 7}
B= {1; 3; 7}
Tập A có là tập con của tập B không? Vì sao?
- GV tổ chức nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng giải bài, lớp theo dõi nhận xét.
Câu1:
Một Th có thể có 1 pt, có nhiều pt , có vô số pt hoặc cũng có thể không có pt nào.
Bài16b: x + 7 = 7 => x = 0
Tập C = {0} có 1 phần tử.
Câu2:
Tập A là tập hợp con của B vì các phần tử của A đều thuộc tập B.
Hoạt động 1 . Số phần tử của tập hợp (20’)
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức giải bài tập xác định số phần tử của tập hợp.
- Đồ dùng dạy học:
- GV tổ chức lớp giai bài 17; 22.
*Bài 17.
Gọi HS đọc đề.
Gọi 2 HS lên bảng giải bài.
- GV tổ chức nhận xét, chính xác bài giải.
- GV thông báo cách tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên liên tiếp.
Tập số tự nhiên liên tiếp từ a đến b có
b - a + 1 phần tử
- GV yêu cầu kiểm tra số pt của tập A.
- GV đưa thêm yêu cầu tính số pt của tập C= {10; 11; 12; 13......;99}
* Bài 22.
- GV gọi HS đọc đề, giới thiệu khái niệm số chẵn, số lẻ, số chẵn( lẻ) liên tiếp.
- GV tổ chức giải bài theo 4 nhóm, mỗi nhóm 1 nội dung bài tập.
- GV tổ chức các nhóm báo cáo, lớp nhận xét sửa bài.
- GV nhấn mạnh lại 2 bài tập đã chữa.
Bài 17:
- 2 HS lên bảng giải bài, lớp giải bài ra phiếu, theo dõi bài trên bảng.
a. Tập A các số tự nhiên không vượt quá 20.
A ={ 0; 1; 2; 3; 4; .......19; 20}
Tập A có 21 phần tử.
b. Tập B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.
B = không có phần tử nào.
- HS ghi cách tính: Tập số tự nhiên liên tiếp từ a đến b có b - a + 1 phần tử.
- 1 HS đứng tại chỗ tính:
+ Tập hợp các số tự nhiên liên tiếp từ 0 đến 20 có 20 - 0 + 1 = 21 pt.
+ Tập hợp các số tự nhiên liên tiếp từ 11 đến 99 có 99 - 11 + 1 = 89 pt.
Bài 22:
- HS đọc:
+ Số chẵn là số có chữ số tận cùng là 0;2;4;6;8. Số lẻ là số có chữ số tận cùng là 1;3;5;7;9.
+ Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
- HS hoạt động nhóm trong 2 phút, mỗi nhóm cử đại diện lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung thống nhất.
a. C ={0; 2; 4; 6; 8 }
b. L = {11; 13; 15; 17; 19}
c. A = {18; 20;22 }
d. B ={25; 27; 29; 31 }
Hoạt động 2 . Tập con (10’)
- Mục tiêu: HS giải bài tập xét quan hệ tập con của các TH.
- Đồ dùng dạy học:
- GV đưa yêu cầu bài tập 24, gọi 1 HS đọc đề.
Gợi ý: Viết các tập hợp trên ở dạng liệt kê các phần tử.
? Dùng kí hiệu để thể hiện mối quan hệ giữa các tập hợp trên với tập N?
KL: Gv nhấn mạnh cách nhận xét phần tử xét quan hệ tập con của 2 pt.
Bài 24:
- HS nghiên cứu yêu cầu bài tập.
- HS viết tập hợp:
+ Tập A các số tự nhiên nhỏ hơn 10.
A = { 0;1 ;2 ; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 }
+ Tập B là tập các số chẵn.
B = {0;2 ;4; 6; 8;......}
+ Tập N* các số tự nhiên khác 0.
N* = {1; 2; 3;4; 5;.......}
+ Tập N các số tự nhiên.
N = {0; 1; 2; 3;4; 5;.......}
- HS: A N; B N; N* N.
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (6’)
- Tổng kết: GV đặt câu hỏi gọi HS trả lời.
? Một TH có thể có bao nhiêu phần tử ? Khi nào tập A là tập con của tập B?
- Hướng dẫn học tập ở nhà:
+ Lý thuyết: Ôn tập lại khái niệm tập hợp, số phần tử của tập hợp, tập hợp con.
Các kí hiệu
+ Bài tập:
a. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.
- Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10.
- Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 7.
b. Mỗi tập hợp trên có bao nhiêu phần tử ?
c. Tập hợp A có là tập hợp con của B không? Vì sao?
Ngày soạn: 22/8/2010
Ngày giảng: 27/8/2010
Tiết 6 : Phép cộng và phép nhân
I. Mục tiêu:
- Kiến thức
+ HS biết các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
- Kĩ năng.
+ HS làm được các phép tính cộng và nhân trong tập số tự nhiên.
+ HS biết vận dụng các tính chất của phép cộng và nhân trong tính toán.
+ HS biết tính toán tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí
- Thái độ.
+ Nghiêm túc, tích cực, cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng ?1; bảng các tính chất vủa phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
- HS: Thước kẻ, phiếu học tập.
III.Tổ chức giờ dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động/ Mở bài ( 7’)
- Gv gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập giao về nhà, kiểm tra vở bài tập của 3 HS.
Đề bài:
a. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.
- Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10.
- Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 3 và không vượt quá hơn 7.
b. Mỗi tập hợp trên có bao nhiêu phần tử ?
c. Tập hợp A có là tập hợp con của B không? Vì sao?
- GVgọi HS lớp nhận xét, cho điểm, đánh giá ý thức học tập của HS.
- 1HS lên chữa bài, lớp nhận xét.
Bài tập:
a. A = {0; 1;2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
B = {4; 5; 6; 7}
b. Tập A có 10 phần tử, tập B có 4 phần tử.
c. Tập A là tập con của B vì mọi phần tử của A không thuộc B.
- HS nghe nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 1 . 1. Tổng và tích hai số tự nhiên (10’)
- Mục tiêu: HS làm được các phép tính cộng và nhân trong tập số tự nhiên.
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ?1.
- GV nhắc lại phép cộng và phép nhân đã có trong chương trình tiểu học.
- GV thông báo cách viết phép nhân trong trường hợp có chữ.
- GV đưa yêu cầu ?1 trên bảng phụ.Gọi lần lượt 4 HS lên bảng điền
- GV chính xác kết quả.Yêu cầu HS dựa vào kết quả ?1 hoàn thành ?2
- GV yêu cầu áp dụng tính chất trên giải bài30a.
- GV chốt kiến thức mục 1.
1. Tổng và tích hai số tự nhiên.
- HS nghe, nhớ lại.
a + b = c
(số hạng) +( số hạng) = (tổng)
a. b = d
(thừa số) .(thừa số ) = ( tích)
- HS nghe, ghi ví dụ.
Ví dụ: a.b = ab
4.x.y = 4xy
- HS tính cá nhân, lên bảng điền, lớp nhận xét chính xác.
?1:
a
12
21
1
0
b
5
0
48
15
a + b
17
21
49
15
a . b
60
0
48
0
- HS đứng tại chỗ trả lời.
?2: a. không.
b. 0
- HS ý kiến giải bài.
Bài 30a.
( x - 34 ).15 = 0 => x - 34 = 0
=> x = 34
Hoạt động 2 . 2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên (13’)
- Mục tiêu: HS biết các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
HS biết tính toán tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.
- Đồ dùng dạy học: Bảng các tính chất của phép cộng và nhân số tự nhiên.
- GV: Em biết tính chất nào của phép cộng và phép nhân.
- GV sử dụng bảng phụ để trống dạng tổng quát của các tính chất, gọi HS lên bảng điền.
- GV yêu cầu HS về nhà đọc SGK phát biểu các tính chất bằng lời.
- GV đưa yêu cầu ?3, hướng dẫn lớp giải bài.
? áp dụng tính chất nào để tính nhanh các phép toán trên?
(Nếu HS không trả lời đựơc có thể gợi ý quan sát các số để áp dụng tính chất giao hoán)
- GV chữa chính xác bài giải.
- GV lưu ý cách sử dụng dấu ngoặc khi áp dụng tính chất kết hợp, phân phối khi thực hiện tính.
2.Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
- HS nhắc lại: tính chất giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối, cộng với 0.
- HS lớp điền hoàn thành bảng các tính chất.
( Bảng T15)
- HS lớp cùng ý kiến giải ?3.
?3:
a. 46 + 17 + 54 = (46 + 54 ) + 17
= 100+ 17 = 117
b. 4. 37. 25 = 4.25.27
= 100. 27 = 2 700.
c. 87
File đính kèm:
- ChuongI.doc