I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức: Củng cố khắc sâu các kiến thức về ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số
- Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm ước chung lớn nhất.
- HS vận dụng vào giải các bài toán thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Bảng phụ
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 32 đến tiết 39, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/11/08
Ngày giảng:
Tiết 32 : Luyện tập 1
I. Mục tiêu
- Về kiến thức: Củng cố khắc sâu các kiến thức về ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số
- Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm ước chung lớn nhất.
- HS vận dụng vào giải các bài toán thực tế.
II. Chuẩn bị của GV và HS
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A: Kiểm tra (8 phút)
1)Thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số
Làm bài tập 141
2) Nêu quy tắc tìm ƯCLN?
Tìm ƯCLN(15;30;90)
Tìm ƯCLN(40;60)
HS1: Phát biểu bằng lời và làm bài tập lên bảng
HS 2: Phát biểu bằng lời và làm bài tập lên bảng
HS cả lớp nhận xét
B . Luyện tập (35 phút)
* Dạng 1: Cách tìm ƯC thông qua ƯCLN
Ta đã tìm được ƯCLN (12 ; 30 ) = 6
Hãy tìm ƯC (12;30) mà không cần liệt kê các ước của chúng
Có cách nào tìm ƯC của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các ước của mỗi số không?
Rút ra nhận xét
Củng cố: Tìm số tự nhiên a Biết 56 và 140 đều chia hết cho a
HS suy nghĩ cách tìm ƯC của 12 và 30 dựa vào nhận xét bài hôm trước.
Tìm các ước của 6
HS đọc pại phần đóng khung sgk trang 56
Ta có thể tìm các ước chung bằng cách tìm các ước của ƯCLN
2) bài tập 142 sgk
Tìm ƯCLN rồi tìm các ƯC của
a) 16 và 24
b) 180 và 234
c) 60; 90 và 135
Cho HS nghiên cứu và làm việc cá nhân
Làm việc cá nhân, lên bảng
3) Bài 144:
Tìm ƯC lớn hơn 20 của 144 và 192?
Cho HS nghiên cứu, suy nghĩ thảo luận nhóm
Để giải bài này ta làm như thế nào?
4) Bài 145: Cho HS nghiên cứu đầu bài
? Độ dài cạnh hình vuông có quan hệ như thế nào với kích thước hình chữ nhật?
Độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông cần tìm là gì?
Cho HS trình bày lời giải
Tìm ƯCLN(144;192) =
Tìm ƯC(144;192)
Tìm các số lớn hơn 20 thuộc ƯC(144;192)
Nghiên cứu đề bài thảo luận
Độ dài cạnh hình vuông là
ƯC (75;105)
Độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông là ƯCLN(75;105) = 15
5) Bài tập chép:
Tìm 2 số tự nhiên a và b biết a +b = 84 và ƯCLN(a;b)=6
Cho HS thảo luận rút ra cách làm
Nếu không GV hướng dẫn cách giải
Nghiên cứu đề bài và thảo luận theo nhóm
Có ƯCLN(a;b) = 6 => a =6k; b = 6h.
Với (h;k = 1). Do a +b = 84
=> 6h +6k = 84 => h+k = 14
Ta phải tìm các cặp số của h,k thoả mãn tổng của chúng bằng 14 và ƯCLN(h;k) = 1
=> h = 1, k = 13
h = 3, k = 11
h = 5, k = 9
Từ đó suy ra a, b
Hoạt động 3: hướng dẫn về nhà
Ôn lại bài học, xem lại các bài đã chữa
Làm bài tập SBT: 177,178,180,182 và 143 sgk
Ngày soạn: 2/11/08
Ngày giảng:
Tiết33 : Luyện tập 2
I. Mục tiêu
- Về kiến thức: Củng cố khắc sâu các kiến thức về ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số; cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN
- Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm ước chung lớn nhất,ƯC
- HS vận dụng vào giải các bài toán thực tế.
II. Chuẩn bị của GV và HS
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A: Kiểm tra (10 phút)
Nêu cách tìm ƯCLN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố?
Tìm số tự nhiên a lớn nhất biết 400 và 700 đều chia hết cho a?
Nêu cách tìm ƯC thông qua ƯCLN
Tìm ƯC(126;210;90)
HS1: Phát biểu bằng lời và làm bài tập lên bảng
HS 2: Phát biểu bằng lời và làm bài tập lên bảng
HS cả lớp nhận xét
B . Luyện tập (33 phút)
Bài 1: 146 sgk
Tìm số tự nhiên x biết 112 và 140 chia hết cho x và 10 <x <20
Từ đề bài hãy cho biết số x cần tìm có quan hệ gì với 112 và 140
Hãy nêu các bước giải bài tập này
Cho 2 HS lên bảng trình bày lời giải
Bài tập 147
Đưa đề bài qua bảng phụ
Cho HS thảo luận nhóm
HS đọc đề bài , suy nghĩ
x là ƯC của 112 và 140
Trình bày lời giải
HS nghiên cứu đề bài và thảo luận theo nhóm
Gọi số bút trong hộp là a
Ta có: a là ước của 28 và a là ước của 36 với a>2 => a = 4
Mai mua 28 : 8 = 7 (hộp bút)
Lan mua 36 : 4 = 9 (hộp bút)
Bài 148:
Cho HS đọc đề bài
Số tổ nhiều nhất có quan hệ như thế nào với số liệu
Nghiên cứu đề bài
Số tổ nhiều nhất chính là ƯCLN (48;72)
đã cho
Để giải bài này ta làm qua những bước nào?
Cho HS lên bảng trình bày lời giải
Vậy để giải bài thì:
B1: Tìm ƯCLN (48;72)
B2: Tính số HS của mỗi tổ.
Giới thiệu thuật toán Ơclit về cách tìm ƯCLN của 2 số:
GV giới thiệu thuật toán Ơclit
Ví dụ: Tìm ƯCLN (135;105)
HS vận dụng
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại bài học, xem lại các bài đã chữa
- Làm bài tập 184;185;186;187 sbt
- Ôn lại về cách tìm bội của một số.
*****************************************
Tuần 12: 2-9/11/08
Ngày soạn: 9/11/08
Ngày giảng:
Tiết34 : Bội chung nhỏ nhất
1. Mục tiêu
1.1. Về kiến thức: HS hiểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số
1.2. Về kỹ năng: HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích mọtt số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm các bội chung của hai hay nhiều số. HS biết tìm bội chung nhỏ nhất trong một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm bội chung nhỏ nhất trong các bài toán đơn giản.
1.3. Về thái độ: Rèn tính chính xác
2. Chuẩn bị của giáo viên và hoc sinh
2.1. GV: Bảng phụ: Các bước tìm BCNN, ƯCLN.
2.2. HS: Bảng nhóm, bút dạ
3. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A: Kiểm tra (8 phút)
1. Thế nào là BC của hai hay nhiều số? xẻBC (a;b) khi nào
2. Tìm BC (4;6)
GV cho HS nhận xét trả lời và bài làm của 2 HS lên bảng và cho điểm
? Hãy chỉ ra một số nhỏ nhất khác 0 mà là BC của 6 và 4
GV: ĐVĐ: Số 12 được gọi là BCNN của 4 và 6. Vấn đề là cách tìm BCNN có gì khác so với cách tìm UCLN?
HS 1: Lên bảng trả lời miệng
BC của hai hay nhiều số là bội của tất các số đó
xẻBC (a;b) khi x a và x b
HS 2: Lên bảng làm bài
B(4) = {0;4;8;12;16}
B(6) = {0;6;12;18;24}
Vậy BC (4;6) = {0;12;24}
HS : BCNN khác 0 của 4 và 6 là 12
Hoạt động 2: Bội chung nhỏ nhất (10 phút)
VD1: Tìm tập hợp các bội chung của 4 và 6
- GV: Viết lại bài làm của HS vào phần bài dạy
- GV nói số nhỏ nhất khác 0 trong trường hợp BC (4;6) là 12. Ta nói 12 là BCNN của 4 và 6
- Kí hiệu BCNN (4;6) = 12
? Vậy BCNN của hai hay nhiều số là số như thế nào?
- GV cho HS đọc phần đóng khung sgk/75
? Hãy tìm mối quan hệ giữa BC và BCNN của 4 và 6
- Qua đó các em rút ra nhận xét gì về BC và BCNN của nhiều số?
* Củng cố:
Tìm BCNN (8;1); BCNN (4;6;1)
? Vậy BCNN (a; 1)= ?
BCNN (a;b;1) = ?
Với (a,b ≠0)
GV nêu chú ý sgk /58
GV: ĐVĐ: Ngoài cách tìm BCNN của hai hay nhiều số mà các em đã làm ở trên, có còn cách nào tìm BCNN mà không cần liệt kê các phần tử .
Cách tìm BCNN có gì khác cách tìm UCLN hay không ?
HS: Là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các BC của các số đó?
HS: đọc phần đóng khung sgk/57
HS : Tất cả các BC của 4 và 6 đều là bội của BCNN (4;6)
HS nêu nhận xét
HS trả lời
BCNN(8;1) = 8
BCNN (5;6;1) = BC (4;6) = 12
HS : BCNN (a;1) = a
BCNN (a;b;1) = BC (a;b)
Hoạt động 3: Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố (12 phút)
Ví dụ 2: Tìm BCNN (8;18;30)
Hãy phân tích các số 8, 18, 30 ra thừa số nguyên tố?
? Để chia hết cho 8; 18; 30 thì BCNN của 3 số phải chứa thừa số nguyên tố nào? Mỗi thừa số với số mũ bao nhiêu?
- GV giới thiệu: Các thừa số nguyên tố ở trên gọi là các thừa số nguyên tố chung và riêng, mỗi thừa số phải lấy với số mũ lớn nhất
? Để so sánh điểm giống và khác nhau giữa tìm UCLN và BCNN
HS : 8 = 23 ; 18 = 2.32; 30 = 2.3.5
HS : Chứa các thừa số 2,3 và 5 mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất.
BCNN(8;18;30) = 23.32.5 = 60
HS nêu quy tắc gồm 3 bước
HS rút ra điểm giống và khác nhau
Hoạt động 4: Củng cố (15 phút)
Phát biểu lại quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số tự nhiên lớn hơn 1
- áp dụng tìm BCNN (4;6) bằng cách phân số 4 và 6 ra TSNT?
- GV cho 2 HS lên bảng tìm BCNN của các số sau
a) 8 và 12
b) 60 và 280
- GV cho HS HĐ theo nhóm (4 HS/nhóm) tìm BCNN của các số sau và rút ra kết luận về BCNN của các số đó
c) 5,7,8
d) 12,16,48
- GV nhận xét và nêu chú ý a,b sgk /58
HS : Phát biểu quy tắc tìm BCNN
HS đứng tại chỗ trình bày từng bước làm theo quy tắc
2 HS lên bảng làm bài
a) 8 = 23
12 = 22. .3
=> BCNN(8;12) = 23 .3= 24
b) 60 = 22. .3.5
280 = 23.5.7
=>BCNN(60;280) = 23.3.5.7= 840
HS hoạt động theo nhóm khoảng 2 phút sau đó đại diện của nhóm nêu đáp án của nhóm mình
c) BCNN (5;7;8)= 5.7.8 = 280
d) BCNN (12;16;48) = 48
Hoạt động 5: hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng các phần đóng khung đọc kỹ các chú ý
- Làm bài 150,151,152 sgk . - Làm bài 188 sbt
Ngày soạn: 9/11/08
Ngày giảng:
Tiết35 : Luyện tập 1
I. Mục tiêu
- HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về tìm BC, BCNN
- HS biết cách tìm BC thông qua tìm BCNN một cách thành thạo và vận dụng tìm BC, BCNN để giải các bài toán thực tế đơn giản
II. Chuẩn bị của GV và HS
Bảng phụ; phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra (8 phút)
1) Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số?
- Tìm BCNN (8;9;11)
BCNN (25;50)
BCNN (9;1)
Từ đó nêu lại các chú ý của
2) Nêu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1
- áp dụng tìm
BCNN (10;12;15)
- GVĐVĐ: ở bài trước các em đã biết cách tìm BC của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các bội chung của mỗi số, vấn đề là có thể tìm BC theo cách khác được hay không ?
ở bài hôm trước các em đã được biết về mối quan hệ giữa BC (4;6) và BCNN(4;6) hãy nhắc lại
- GV vậy để tìm BC ta có thể thông qua tìm BCNN.
HS 1: lên bảng trả lời và làm bài
BCNN (8;9;11) = 8.9.11 = 792
BCNN (25;50) = 50
BCNN (9;1) = 9
HS 2: nêu quy tắc tìm BCNN và làm bài
BCNN (10;12;15) = 22.3.5 = 60
HS: BC (4;6) đều là bội của BCNN(4;6)
Hoạt động 2: cách tìm BC thông qua tìm BCNN .
- GV: ở bài trước các em đã biết BC (4;6) là bội của BCNN (4;6). Vậy để tìm BC thông qua tìm BCNN ta làm như thế nào?
- GV nêu ví dụ 3 sgk 59
GV cho đọc đề bài và cho biết để viết được một tập hợp A ta phải đi tìm cái gì?
? Số tự nhiên x phải thoả mãn mấy điều kiện? Là điều kiện gì?
- GV cho HS HĐ theo nhóm (4 HS /nhóm)
? Vậy qua ví dụ em hãy cho biết muốn tìm BC của các số đã cho ta làm như thế nào?
HS : Ta tìm BCNN của các số đã cho rồi đi tìm tập hợp các bội của BCNN ta được BC của các số đã cho
HS : Ta phải đi tìm các số tự nhiên x thoả mãn hai điều kiện là
(1) x là BC (8;18;30)
(2) x <1000
- HS hoạt động theo nhóm sau 3 phút một nhóm trình bày cách làm
- Các nhóm nhận xét cách làm của bạn
Vì x 8
x 18
x 30
=> x ẻBC (8;18;30) và x<1000
BCNN (8;18;30) = 23.32.5 = 360
=> BC (8;18;30) = {0;360;720;1080}
Vậy A = {0;360;720}
HS phát biểu phần đóng khung sgk/59
Hoạt động 3: Luyện tập (25 phút)
* Bài 153 sgk/59
Tìm các BC nhỏ hơn 500 của 30 và 45
? Để giải bài tập trên các em thực hiện theo mấy bước? Nêu từng bước
- GV cho HS làm độc lập sau đó cho 1 HS lên bảng trình bày lời giải
Đáp số: Các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 là 0; 90; 180; 270; 360; 450.
HS đọc đề bài
HS nêu hướng làm
B1: Tìm BCNN (30;45)
B2: Tìm BC (30;45)
B3: Tìm các số thuộc BC (30;45) nhỏ hơn 500
Bài 154 sgk/59
GV tóm tắt đề bài và hướng dẫn HS tìm cách giải
? Gọi số HS lớp 6C là a khi đó theo đề bài số a có quan hệ gì với các số: 2,3,4,8
? Số HS : a thoả mãn điều kiện gì khác nữa ?
? Vậy bài toán này thực ra giống cách giải của bài tập nào? Nêu cách làm?
- GV cho 1 HS trình bày lời giải - GV ghi bảng
HS đọc đề bài
HS : a2; a3 ; a4 ; a8
=> a thuộc BC (2;3;4;8)
HS : 35<a<60
- HS Giống cách giải bài 153 ở trên
B1: Tìm BCNN (2;3;4;8)
B2: Tìm BC (2;3;4;8)
B3: Tìm a thuộc BC (2;3;4;8) biết 35<a<60
Bài 155 - sgk/160
- GV phát cho mỗi nhóm (4 HS/nhóm) một phiếu học tập có ghi nội dung bài 155 và yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
a) Điền vào ô trống
b) So sánh tích của ƯCLN(a;b), BCNN (a;b) với tích a.b
GV cho nhóm trình bày kết quả và nhận xét
a
6
15
28
50
b
4
20
15
50
ƯCLN(a;b)
2
10
1
50
BCNN(a;b)
12
300
420
50
ƯCLN(a;b). BCNN(a;b)
24
3000
420
2500
a.b
24
3000
420
2500
Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả và nêu nhận xét
ƯCLN(a;b). BCNN(a;b) = 1.b
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Xem lại lời giải các bài tập đã chữa
- Ôn lại quy tắc tìm BCNN, ƯCLN của hai hay nhiều số
- Làm bài 189,190, 191, 192 sbt
Ngày soạn: 9/11/08
Ngày giảng:
Tiết 36 : Luyện tập 2
I. Mục tiêu
- HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về tìm BCNN; tìm BC thông qua tìm BCNN
- Rèn kĩ năng phân tích một số ra thừa số nguyên tố, kĩ năng tính toán tìm BCNN một cách hợp lí.
- HS biết vận dụng cách tìm BC, BCNN để giải các bài toán thực tế.
II. Chuẩn bị của GV và HS
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A: Kiểm tra (15 phút)
Câu 1: Điền vào chỗ trống các từ thích hợp
- Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số .... ta làm như sau:
+ Phân tích mỗi số...
+ Chọn ra các thừa số...
+ Lập .... mỗi thừa số lấy với số mũ ...
- Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số .... ta làm như sau:
+ Phân tích mỗi số...
+ Chọn ra các thừa số...
+ Lập .... mỗi thừa số lấy với số mũ ...
Câu 2:
a) Tìm xẻN biết : 70 x; 84 x và x>8
b) Tìm xẻN biết : x 70; x 84 và 0<x<500
Hoạt động 2: Luyện tập (23 phút)
Bài 156 sgk/60 và bài 193 sbt
? Các em có nhận xét gì về nội dung của hai bài tập này?
- GV chú ý cho HS : Trong thực tế người ta có thể diến đạt một bài toán dưới các cách khác nhau do vậy trước khi làm các em cần đọc kĩ đề bài để xác định đúng dạng toán và cách giải.
- GV cho HS hoạt động theo nhóm (mỗi tổ một nhóm) khoảng 3 phút sau đó cho 2 em ở hai nhóm lên bảng tình bày lời giải.
GV cho HS tổ 3 tổ 4 nhận xét bài làm
HS 1: đọc đề bài 156 sgk
HS 2: đọc đề bài 193 sbt
HS : Hai bài tập có cách diễn đạt khác nhau nhưng về nội dung thực ra cùng là một dạng giống nhau
HS hoạt động theo nhóm
Tổ 1, tổ 3 làm 156
Tổ 2, tổ 4 làm 193
- 2hs đại diện cho tổ 1, tổ 2 lên bảng trình bày lời giải
Bài 156 sgk
x12; x21; x28 và 150<x<300
Ta có BCNN (12,21,28) = 84
=> BC (12;21;28) = {0;84;168...}
=> x ẻ {168;252}
Bài 193 sbt :
x là BC có ba chữ số của 63;35;105
ta có BCNN (63;35;105) = 315
=> BC (63;35;105) = {0;315;630;945}
=> xẻ {315;630;945}
Bài 157 sgk /60
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài để tìm cách giải
- Giả sử: sau a ngày hai bạn An và Bách lại cùng trực nhật thì a có quan hệ gì với 10 và 12?
HS đọc đề bài
HS : a là BCNN (10;12)
10 = 2.5
12 = 22.3
=> BCNN(10,12) = 22.3.5 = 60
Vậy 60 ngày thì hai bạn lại cùng trực nhật
Bài 195 sbt
GV tóm tắt đề bài
? Gọi số đội viên của liên đội là a thì a có chia hết cho 2,3,4,5 không?
Số nào chia hết cho 2,3,4,5?
- GV tiếp tục cho HS hoạt động theo nhóm để giải tiếp bài 195 khoảng 4 phút
- GV gọi 1 HS trình bày lời giải và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm
GV ĐVĐ: Nếu xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5 đều thiếu 1 em thì ta giải bài này như thế nào? Đó là nội dung bài 196 sbt
HS đọc đề bài
HS : Do số đội viên của liên đội xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5 đều thừa 1 người nên a - 1 chia hết cho 2,3,4,5
HS hoạt động theo nhóm
- Một HS lên bảng trình bày lời giải
Gọi số đội viên của liên đội là a
(100 <a< 150)
Theo đề bài ta có:
a- 1 đều chia hết cho 2,3,4,5 nên
a - 1 là BC (2;3;4;5) = 60
=> BC (2;3;4;5) = {0;60;120;180}...
Vì 100<a<150
Nên 99 < a-1<149
=> a-1 = 120 => a=121
Vậy số đội viên của liên đội là 121.
Hoạt động 3: Có thể em chưa biết (5 phút)
- GV giới thiệu cho HS về lịch can chi (sgk/60)
? Sau bao nhiêu năm nữa thì năm canh ngọ được lặp lại?
HS đọc phần có thể em chưa biết
HS : 60 năm
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Xem lại lời giải các bài tập đã chữa và nêu lại cách giải
- Trả lời 10 câu hỏi ôn tập chương I sgk/61 vào vở bài tập
- Làm bài 158 sgk ; 159, 160,161 sgk
Tuần 13: 10-16/11/08
Tiết 37
Ngày soạn: 10/11/08
Ngày giảng:
ôn tập chương I (tiết1)
I. Mục tiêu
- Ôn tập cho HS các kiến thức cơ bản đã học về các phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên luỹ thừa.
- HS vận dụng được các kiến thức trên vào việc giải các bài tập về thực hiện phép tính, tìm số chưa biết
- Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, đúng, nhanh, trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị của GV và HS
Bảng phụ, làm đáp án 10 câu hỏi ôn tập ra vở và ôn từ câu 1 đến câu 4
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A: Kiểm tra (15 phút)
GV treo bảng phụ lên bảng cho HS quan sát GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ôn tập từ câu 1 đến câu 4 sgk /61
Câu 1:
GV gọi 2 HS lên bảng viết dạng tổng quát của tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng (HS1). Tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
HS 1: Lên bảng viết
tính chất giao hoán: a +b = b +a
tính chất kết hợp:
a +(b+c) = (a+b) +c
HS 2: Lên bảng viết
Tính chất giao hoán: a - b = b - a
Tính chất kết hợp: a(b.c) = (a.b).c
Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
a(b+c) = a.b +a.c
2 HS đứng tại chỗ phát biểu bằng lời
HS: Phép cộng còn có tính chất
a+ 0 = 0+a = a
Phép nhân còn có tính chất
a.1 = 1.a = a
Câu 2:
Em hãy điền vào chỗ dấu ... để được định nghĩa luỹ thừa bậc n của a
- Luỹ thừa bậc n của a là ...(1)... của n ...(2)..., mỗi thừa số bằng ...(3)...
- an = (4) ... (aạ0)
a gọi là ... (5)
- n gọi là ... (6)
- Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là ...(7)
HS đọc các từ cần điền vào dấu ... :
(1): tích
(2) Thừa số bằng nhau
(3) a
(4) a.a...a (n thừa số)
(5) cơ số
(6) số mũ
(7) phép nâng lên luỹ thừa.
Câu 3:
GV nêu câu hỏi: Viết công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số; chia hai luỹ thừa cùng cơ số?
- GV cho 2 HS lên bảng viết
GV gọi 1 HS phát biểu thành lời các công thức trên
HS 1: Viết công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số?
HS 2: Viết công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số
HS 3: Phát biểu thành lời từng công thức.
Câu 4: GV hỏi
- Nêu điều kiện để số a chia hết cho số b?
- Nêu điều kiện để số a trừ được cho số b
GV: Trên đây là chúng ta vừa nhắc lại những kiến thức cơ bản về các phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên luỹ thừa. Sau đây thầy và các em cùng áp dụng để giải một số bài tập
HS : Có số tự nhiên k sao cho a = k.b (bạ0)
HS a>b
Hoạt động 2:
Bài tập luyện tập (27 phút)
Bài 159 sgk
GV treo bảng phụ để HS lần lượt lên bảng điền vào ô trống
a) n - n o 0
b) n : n (nạ0) o 1
c) n +0 o n
d) n - 0 o n
e) n.0 o 0
g) n.1 o n
h) n:1 o n
i) n.n o n2
Bài 160 (sgk)
Thực hiện phép tính
? Hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính
GV cho HS lên bảng thực hiện các phép tính
HS 1: Làm câu a
HS 2: Làm câu b
HS 3: làm câu c
HS 4: Làm câu d
HS cả lớp cùng làm
* Qua bài tập trên các em rút ra bài học gì?
GV chốt lại: Qua bài tập này các em cần nhớ:
+ Thứ tự thực hiện các phép tính
+ Thực hiện đúng quy tắc nhân và chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
+ Biết tính nhanh bằng cách áp dụng tính chất của phép toán.
HS 2 tổ 1 và 2 lần lượt lên bảng điền vào ô trống (mỗi tổ 4 câu)
HS : không có dấu ngoặc
Luỹ thừa -> Nhân và chia -> cộng và trừ
- Có dấu ngoặc
( ) -> [ ] -> { }
HS 1: a) 204 - 84 : 12
= 204 - 7 = 197
b) 15.23 + 4.32 - 5.7
= 15.8 +4.9 - 35
= 120 + 36 - 35 = 121
c) 56: 53 + 23.22
= 53 + 25 = 125 +32 = 157
d) 164 .53 + 47.164
= 164(53 +47)
= 164. 100 = 16400
HS nêu bài học rút ra sau khi giải bài 160 sgk
Bài 161
Tìm số tự nhiên x biết:
a) 219 - 7(x+1) = 100
b) (3x -6).3 = 34
GV ghi đề bài lên bảng và cho 2 HS lên bảng làm bài
GV yêu cầu mỗi HS nêu lại cách tìm từng thành phần trong phép tính
? Để giải câu a em tìm thành phần nào của phép tính trước tiên?
2 HS lên bảng - HS cả lớp cùng làm
HS 1: làm câu a
219 -7(x+1) = 100
7(x+1) =219 -100 = 119
x+1 = 119:7 = 17
x = 17 - 1 = 16
HS 2: làm câu b
(3x -6).3 = 34
(3x -6) =34: 3= 27
3 x = 27+6 = 33
x = 11
Bài 162 sgk
GV nêu đề bài: Hãy tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu nhân nó với 3 rồi trừ đi 8 sau đó chia cho 4 thì được 7.
GV yêu cầu HS đặt phép tính và thực hiện phep tính tìm x
HS đọc đề bài và hoạt động nhóm
(2 HS/ nhóm)
HS suy nghĩa và trả lời (3x -8):4 = 7
Đáp số: x = 12
Hoạt động 3:
Hướng dẫn về nhà 3 phút)
- Trả lời các câu hỏi 5 đến 10 vào vở và ôn tập lí thuyết theo các câu hỏi đó.
- Xem lại lời giải các bài tập chữa trong giờ học và ghi lại cách làm
- Làm bài tập 163,164,165,166,167 sgk
- Gợi ý bài 163
Khi đến các số các em cần chú ý rằng số chỉ giờ không quá 24
Lớp 6A: Thay câu a bài 160 bằng câu
Tính:
2448: [7+(52 - 23)]
= 2448: [7+(25 - 8)]
= 2448: [7+17]
= 2448: 24 = 102
Ngày soạn: 10/11/08
Ngày giảng:
Tiết38 : ôn tập chương I (tiết2)
I. Mục tiêu
- Ôn tập cho HS các kiến thức về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9, số nguyên tố, hợp số, ƯC, BC, ƯCLN, BCNN.
- HS vận dụng được các kiến thức trên vào việc giải các bài tập thực tế
- Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, đúng, nhanh, trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị của GV và HS
Bảng phụ ghi nội dung bảng 2, 3 sgk/62
Ôn tập theo các câu hỏi sgk/62 từ câu 5 - 10
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết (15 phút)
Câu 5:
GV cho 1 HS đọc câu hỏi và trả lời
Tính chất chia hết của một tổng
1) a m
b m
=> (a+b) m
2) a m
b m
=> (a-b) m
a, b, m ẻN, mạ0
? Nếu a m; b m thì (a+b) có thể chia hết cho m không?
HS đọc câu hỏi 5 sgk/61
HS phát biểu và nêu dạng tổng quát của hai tính chất chia hết của một tổng
HS: chưa kết luận được
Câu 6: Các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9
* GV cho HS lần lượt phát biểu các dấu hiệu chia hết
? Các số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5? Chi hết cho cả 3 và 9?
GV chia bảng làm 4 phần và gọi 4 HS lên bảng trả lời từ câu 7 đến câu 10
GV đi kiểm tra vở bài tập làm ở nhà của HS
? Số nguyên tố và hợp số có điểm gì giống và khác nhau?
? So sánh cách tìm ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số?
HS phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2,3, cho 5 và cho 9
HS trả lời
4 HS lên bảng viết câu trả lời
Giống: Đều là số tự nhiên >1
Khác: Số nguyên tố chỉ có 2 ước là 1 và chính nó còn hợp số có nhiều hơn hai ước số
HS dựa vào bảng 3 sgk/62
Hoạt động 2: Bài tập luyện tập (23 phút)
Bài 165 sgk
GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài 165 lên bảng cho 1 HS đọc đề bài
GV gọi HS đứng tại chỗ điền kết quả và giải thích rõ lí do?
HS đọc đề bài
a) 747 P vì 747 9 (và 747 >9)
235 P vì 235 5 (và 235 >5)
97 P
b) 835.123+318 P
vì a 3 (và a>3)
c) 5.7.11 + 13.17 P
vì b là số chẵn (và b>2)
c) 2.5.6 - 2.29 P vì c = 2
Bài 166 sgk
Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử
a) A = {x ẻN/84 x; và x >6}
? Số tự nhiên x cần tìm phải thoả mãn những điều kiện gì?
b) B = { x ẻN/x 12; x 15; x 18 và 0<x<300}
? Số tự nhiên x cần phải thoả mãn những điều kiện gì?
Chú ý :
GV cho HS nêu cách giải của từng câu sau đó cho 2 HS lên bảng trình bày lời giải .
GV gọi HS nhận xét bổ sung lời giải .
HS đọc đề bài
HS : x ẻƯC(84;180) và x >6
ƯCLN (84;180) = 12
=> ƯC (84;180) = 12
=> ƯC(84;180) ={1;2;3;4;6;12}
Vì x >6 nên x = 12
=> A = {12}
HS : x ẻ BC (12;15;18) và 0<x<300
BCNN (12;15;18) = 180
=> BC (12;15;18) = {0,180,360}
Vì 0<x<360
=> B = {180}
Bài 167 sgk
GV cho 1 HS đọc đề bài và tóm tắt đề bài .
Em nào có thể nêu cách giải bài tập này.
GV cho 1 HS trình bày lời giải .
HS đọc và tóm tắt đề bài
HS trả lời
Gọi số sách là a
Theo đề bài ta có: 100< a< 150
Và a 10; a 15; a 12
=> a ẻ BC (10;12;15)
BCNN (10;12;15) = 60
A ẻ BC(10;12;15) = {0,60,120,180)
Do 100 a = 120
Vậy số sách là 120 quyển
Bài 213 sbt
GV cho HS đọc đề bài sau đó hướng dẫn HS làm bài .
? Em hãy tính số vở, số bút, số tập giấy đã chia?
? Nếu gọi số phần thưởng là a thì a có quan hệ gì với số vở, số bút, số tập giấy đã chia, a phải thoả mãn điều kiện gì khác?
? Để giải bài này ta phải phải gì?
HS đọc đề bài
HS số vở đã chia là
133 -13 = 120
Số bút đã chia là: 80 -8 = 72
Số giấy đã chia là : 170 - 2 = 168
HS : a là ƯC (120;72; 168)
Và a >13
ƯCLN (72;120; 168) = 23. 3= 24
ƯC (72;120; 168) = {1,2,3,4,6,8,12,24}
Vậy có 24 phần thưởng
Hoạt động 3: Có thể em chưa biết (5 phút)
GV giới thiệu cho HS biết các tính chất thường hay được sử dụng khi làm bài tập về chia hết .
1) Nếu am
an
=>a BCNN(m;n)
2) Nếu a.b c
(b,c) = 1
=> a c
? Hãy lấy ví dụ minh hoạ
HS lấy ví dụ minh hoạ
* a4 và a 6 => a BCNN (4;6)
=> a = 12,24...
* a.3 4
(3;4) = 1
=> a 4
Hoạt động 4: hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Ôn tập kỹ các câu lý thuyết (từ câu 1 đến câu 10)
- Xem lại lời giải các bài tập đã chữa và nêu lại cách giải
- Làm bài tập 203,204, 207,208,209,211 sbt
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn: 10/11/08
Ngày giảng:
Tiết 39 : Kiểm tra 1 tiết (bài số 2)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức đã học trong chương I của HS
- Kiểm tra kĩ năng - thực hi
File đính kèm:
- T 32-39-XX.doc