Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân - Năm học 2020-2021 - Bùi Văn Hùng

B: Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tổng và tích của hai số tự nhiên (10’)

Mục tiêu: HS nắm được công thức của phép cộng và phép nhân hai số tự nhiên, chú ý tính chất nhân với 0.

Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại.

- GV giới thiệu phép cộng và phép nhân, viết công thức tổng quát.

- Giáo viên giới thiệu: Trong một tích mà các thừa số bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các số. Ví dụ: a.b=ab, 4.x.y=4xy

- GV đưa ?1 lên bảng phụ

- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời

- GV gọi HS khác nhận xét

- GV chốt lại

- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời ?2

- GV yêu cầu HS áp dụng ?1 để trả lời

- GV yêu cầu HS tìm x trong bài 30 a/ Tìm x biết: (x-34).15=0

- Em hãy nhận xét kết quả của tích và thừa số của tích

(x-34).15=0

? Vậy thừa số còn lại phải ntn?

? Tìm x dựa trên cơ sở nào ?

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân - Năm học 2020-2021 - Bùi Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn..//. Ngày dạy :./../ Lớp :. Tiết :6- §5. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : HS được ôn lại để nắm chắc hơn về các tính chất giao hoán , kết hợp của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên, tính chất của phép nhân đối với phép cộng; biết viết công thức dưới dạng tổng quát và phát biểu thành lời. 2. Kỹ năng : HS được rèn luyện kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh, biết vận dụng các t/c của phép cộng, phép nhân để giải bài toán một cách hợp lí nhất. 3. Thái độ Yêu thích môn học, hăng hái phát biểu xây dựng bài. 4. Định hướng năng lực được hình thành + Năng lực : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. + Phẩm chất : Tự tin, chủ động, tích cực III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : SGV, SGK, bảng phụ 2. Học sinh : Đọc trước bài, Sgk, đồ dùng học tập IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU 1 . Ổn định lớp 2 . Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt A Hoạt động khởi động: Giới thiệu bài (2’) Mục tiêu: Giới thiệu nội dung tổng quát của bài học Phương pháp: Thuyết trình - GV giới thiệu bài: Ở tiểu học, ta đã biết đến phép cộng và phép nhân các số tự nhiên. Vậy phép cộng và phép nhân các số tự nhiên có các tính chất gì giống nhau? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học ngày hôm nay. HS cả lớp nghe B: Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tổng và tích của hai số tự nhiên (10’) Mục tiêu: HS nắm được công thức của phép cộng và phép nhân hai số tự nhiên, chú ý tính chất nhân với 0. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại. - GV giới thiệu phép cộng và phép nhân, viết công thức tổng quát. - Giáo viên giới thiệu: Trong một tích mà các thừa số bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các số. Ví dụ: a.b=ab, 4.x.y=4xy - GV đưa ?1 lên bảng phụ - GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời - GV gọi HS khác nhận xét - GV chốt lại - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời ?2 - GV yêu cầu HS áp dụng ?1 để trả lời - GV yêu cầu HS tìm x trong bài 30 a/ Tìm x biết: (x-34).15=0 - Em hãy nhận xét kết quả của tích và thừa số của tích (x-34).15=0 ? Vậy thừa số còn lại phải ntn? ? Tìm x dựa trên cơ sở nào ? - HS lắng nghe ghi chú. - HS quan sát bảng phụ - HS lần lượt trả lời - HS khác nhận xét - 2 HS trả lời ?2 - HS q/sát tìm x - HS trao đổi và trả lời - HS thừa số còn lại bằng 0 1. Tổng và tích của hai số tự nhiên a + b = c Số hạng + Số hạng = Tổng a . b = c Thừa số . thừa số = tích * Chú ý: a.b = ab; 4.x.y = 4xy ?1. a 12 21 1 0 b 5 0 48 15 a + b 17 21 49 15 a.b 60 0 48 0 ?2. a) Tích của một số với số 0 thì bằng 0 b) Nếu tích của hai thừa số bằng 0 thì ít nhất có một thừa số bằng 0 Bài 30: Tìm x, biết: (x – 34) . 15 = 0 x – 34 = 0 : 15 x – 34 = 0 x = 34 + 0 x = 34. Hoạt động 2: Tính chất phép cộng và phép nhân số tự nhiên (16') Mục tiêu: HS được ôn lại để nắm chắc hơn về các tính chất giao hoán , kết hợp của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng; biết viết công thức dưới dạng tổng quát và phát biểu thành lời. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại. - GV treo bảng phụ (các t/c ) ? Phép cộng các số tự nhiên có t/c gì? Phát biểu các t/c đó ? - GV gọi 2 HS phát biểu - Phép nhân có t/ gì ? GV gọi 2 HS phát biểu ? ? T/ c nào liên quan đến cả phép cộng và phép nhân ? Phát biểu t.c đó? - Yêu cầu HS lấy vd minh họa cho các t/c đó? - GV nhận xét và sửa - HS số bị trừ = số trừ + hiệu - HS nhìn vào bảng phụ và phát biểu thành lời - HS thảo luận và trả lời - 2HS phát biểu - HS thảo luận và trả lời - HS : Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. - HS phát biểu 2. Tính chất phép cộng và phép nhân số tự nhiên * T/C của phép cộng - T/c kết hợp - T/c giao hoán : - Cộng với số 0 : * T/c của phép nhân - T/c kết hợp : - T/c giao hoán : - Nhân với số 1 : - Phép nhân phân phối phép cộng : C. Hoạt động luyện tập (10’) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào bài toán thực tế và bài tập tính hợp lí. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động nhóm. - GV yêu cầu HS phát biểu t/c phép cộng và phép nhân ? Hai t/c này có gì giống nhau ? - Yêu cầu HS làm Bài 26 ? Em nào có cách giải khác? - Gọi HS nhận xét - GV chốt lại Bài 27 - Yêu cầu HS hoạt động nhóm Bài 27 - Gọi đại diện trình bày - HS phép cộng và phép nhân đều có t/c giao hoán và kết hợp. - HS đọc đề và tìm ra cách giải - HS thảo luận - HS nhận xét bài của bạn - HS hoạt động nhóm tìm cách giải bài 27 - HS trình bày Bài 26 (SGK-16) YB HN VY VT 54km 19km 82km Quãng đường HN, Yên Bái là Cách khác: Bài 27 (SGK-16) Tính nhanh 86+357+14= (86+14)357 = 100+ 357 = 457 72+69+128= (72+128)+69 = 200+69 = 269 25.5.427.2= (25.4).(5.2).27 = 100.10.27 = 27000 28.64+28.36 = 28(64+36) = 28.100 = 2800 Hoạt động mở rộng Mục tiêu: học sinh biết sử dụng kiến thức vào giải các bài tập nâng cao Phương pháp: Gởi mở, vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại + YC hs đọc đề bài và suy nghĩ tìm cách giải + Gọi hs đứng tại chỗ nêu cách chứng minh + Gọi hs lên bảng trình bày + Gọi hs nhận xét + Nhận xét sửa sai nếu có + Đọc đề bài + Trả lời Bài tập: Cho A= 137.454 + 206, B = 453.138-110. Không tính giá trị hãy chứng tỏ A = B Giải: Vì 454 = 453+1 và 138=137+1 Do đó: A= 137.(453+1)+206 = 137.453 + 137 + 206 = 137.453 + 343 B=453.(137+1)-110 = 453.137 + 453 -110 = 137.453 + 343 Vậy A = B D. Hoạt động hướng dẫn học và chuẩn bị bài (4’) Mục tiêu: GV hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà cho HS * Củng cố: Để tính nhanh các bài toán ta vận dụng các tính chất đã học. + Tính chất giao hoán + Tính chất kết hợp + Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. * GV hướng dẫn học và chuẩn bị bài - HS tiếp thu kiến thức. - HS lắng nghe, ghi chú. * GV hướng dẫn học và chuẩn bị bài - Học thuộc các t/c của phép cộng và phép nhân. - Làm các bài tập 28,29,30,31 (sgk) - Tiết sau mang máy tính bỏ túi.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_so_hoc_lop_6_tiet_6_phep_cong_va_phep_nhan_nam_hoc_2.docx
Giáo án liên quan