Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 62: Luyện tập Quy tắc nhân hai số nguyên - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thùy Linh

Câu 1: Cho a = 4; b = -6. Tính giá trị của biểu thức a(a + b)

A. 40 B. -40 C. -8 D. 8

Câu 2: Viết tổng sau dưới dạng tích: x + x + x + x

A. 4.x B. 4 + x C. -4x D. -4+x

Câu 3: Tìm số nguyên a biết rằng tích của a và 5 là -320

A. 64 B. -64 C. 1600 D. -1600

Câu 4: Giá trị của biểu thức (x – 3) . (x + 5) khi x = -1 là số nào?

A.-16 B.16 C.24 D.-24

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng

A.Khi đổi dấu một thừa số thì tích không đổi dấu

B.a.b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0

C.Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi

D.a,b là hai số nguyên âm thì tích của a và b là số âm

GV nhận xét, đánh giá, nhắc lại kiến thức qua trò chơi

GV: Dẫn dắt vào bài

 

docx7 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 62: Luyện tập Quy tắc nhân hai số nguyên - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/01/2021 Ngày dạy: 25/01/2021 TIẾT 62: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Thuộc và vận dụng đúng quy tắc nhân hai số nguyên (cùng dấu và khác dấu). 2. Kĩ năng - Tính đúng tích hai số nguyên. - Tìm được một số nguyên khi biết tích của nó với một số nguyên khác. 3. Thái độ HS tuân thủ nội quy lớp học, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong Hoạt độngnhóm 4. Định hướng năng lực được hình thành: -Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống bài tập luyện tập. Phấn màu, bảng phụ, bút dạ. 2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài tập luyện tập. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các kiến thức về bài nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu Hình thức DH: Tổ chức trò chơi Thời gian: 5 phút Nội dung hoạt động: 1, Trò chơi: Rạp xiếc vui nhộn +Luật chơi: Các loài động vật rất muốn mang tài năng của mình để biểu diễn trong rạp xiếc, các em hãy giúp các bạn ấy nhé bằng cách trả lời các câu hỏi. Chúc các em may mắn! Câu 1: Cho a = 4; b = -6. Tính giá trị của biểu thức a(a + b) A. 40 B. -40 C. -8 D. 8 Câu 2: Viết tổng sau dưới dạng tích: x + x + x + x A. 4.x B. 4 + x C. -4x D. -4+x Câu 3: Tìm số nguyên a biết rằng tích của a và 5 là -320 A. 64 B. -64 C. 1600 D. -1600 Câu 4: Giá trị của biểu thức (x – 3) . (x + 5) khi x = -1 là số nào? A.-16 B.16 C.24 D.-24 Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng A.Khi đổi dấu một thừa số thì tích không đổi dấu B.a.b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0 C.Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi D.a,b là hai số nguyên âm thì tích của a và b là số âm GV nhận xét, đánh giá, nhắc lại kiến thức qua trò chơi GV: Dẫn dắt vào bài B.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động của GV Hoạt động của HS ND cần đạt Hoạt động 1.Nhắc lại kiến thức cần nhớ Mục tiêu: Học sinh nhắc lại kiến thức cần nhớ qua bài nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu Thời gian: 10 phút Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại. GV: Yc HS hoạt động nhóm đôi tóm tắt kiến thức bài quy tắc dấu ngoặc GV: Gọi 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác đổi chéo bài cho nhau để kiểm tra kết quả GV: Gọi 1 nhóm nhận xét GV: Chốt lại HS: Hoạt động nhóm HS: Trình bày và kiểm tra kết quả HS: Nhận xét I, Kiến thức cần nhớ 1, Nhân hai số nguyên khác dấu a, Quy tắc: Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“ trước kết quả nhận được. b, Lưu ý: -Với mọi a ∈ Z: a. 0 = 0. a = 0 -Mỗi khi đổi dấu một thừa số trong tích a.b thì tích đổi dấu: (-a). b = a. (-b) = -ab 2, Nhân hai số nguyên cùng dấu a, Quy tắc: Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng b, Chú ý: + a. 0 = 0. a = 0 +Nếu a,b cùng dấu thì a.b = |a|.|b| +Nếu a,b khác dấu thì a.b = -|a|.|b| +Nếu a.b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0 +Nếu đổi dấu cả hai thừa số trong tích a.b thì tích không thay đổi: a.b = (-a).(-b) 2.Luyện tập Mục tiêu: Học sinh làm quen với các dạng bài toán về nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu Thời gian: 20 phút Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại. GV: Yêu cầu HS quan sát vào phiếu học tập Dạng 1: Thực hiện phép tính GV: Gọi 1 HS đọc đề bài GV: Yc các HS làm bài vào vở GV: Gọi 2 HS lên bảng làm GV: Gọi 1 HS nhận xét và sửa chữa (nếu có) GV: Yc HS chuyển tiếp sang dạng 2: Dạng 2: Dạng toán so sánh GV: Yc HS quan sát vào bài 2 trong PHT GV: Yc cả lớp làm vào vở GV: Gọi 2 HS lên bảng làm và kiểm tra vở HS dưới lớp GV: Gọi 1 HS nhận xét và chốt lại GV: Chuyển sang dạng 3 Dạng 3: Tìm một số chưa biết trong một đẳng thức GV: Gọi 1 HS đọc đề bài bài 3 GV: Yc HS hoạt động nhóm đôi làm bài 3 GV: Gọi 1 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác đổi chéo bài cho nhau để kiểm tra kết quả GV: Gọi 1 nhóm nhận xét GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức. HS: Đọc đề bài HS: Làm bài HS: Nhận xét HS: Quan sát HS: Làm bài HS: Nhận xét HS: Đọc đề bài HS: Hoạt động nhóm HS: Trình bày và kiểm tra kết quả HS: Nhận xét HS: Lắng nghe II, Luyện tập Dạng 1: Thực hiện phép tính Bài 1: Thực hiện phép tính a, (-14).5 = -70 b, 125.(-8) = -1000 c, 23.(-4) = -92 d, 13.(-2) = -26 e,16.4 = 64 f, (-250).(-3) = 750 g, (-25).(-2) = 50 h, 13.7 = 91 Dạng 2: Dạng toán so sánh Bài 2: So sánh a, 5.9 > 0 b, (-3).(-47) > 15 c, (-5).(-4) > -5 d, (-17).5 < (-13).3 e, (-33).5 < 0 f, 20 > 20.(-3) g, 11.(-7) < (-5).13 h, 19.(-3) < -56 Dạng 3: Tìm một số chưa biết trong một đẳng thức Bài 3: Tìm số nguyên x biết: a, (-8).x = 10.(-2) + 4 (-8).x = (-20) + 4 (-8).x = (-16) x = (-16) : (-8) x = 2 b, (-10).x + 64 = 14 (-10).x = 14 – 64 (-10).x = (-50) x = (-50) : (-10) x = 5 c, 22.x + 100 = 210 22.x = 210 – 100 22.x = 110 x = 110 : 22 x = 5 d, 12.x + 6 = 30 12.x = 30 – 6 12.x = 24 x = 24 : 12 x = 2 C.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: : -HS vận dụng được các kiến thức về nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu vào thực tế -Kiểm tra và đánh giá việc nắm bài tập trên lớp của HS. -Năng lực làm việc: Năng lực tư duy, năng lực tính toán Thời gian: 5 phút. GV: Yc HS làm bài 4/PHT. HS thảo luận nhóm 4. GV: Mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày. GV: Gọi HS nhận xét và sửa chữa (nếu có) HS: Thảo luận nhóm. Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày. HS: Nhận xét Bài 4/PHT: Tìm một số tự nhiên biết rằng kết quả của phép tính đem số đó nhân với 5 rồi trừ đi 3 cũng bằng kết quả của phép tính lấy tổng của -11 công với chính số đó. Giải Gọi số tự nhiên cần tìm là x. Theo đề bài: x.5 – 3 = (-11) + x 5x – 3 = (-11) + x 5x – x = (-11) + 3 4x = (-8) x = (-8) : 4 x = (-2) IV.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1 phút) - Học kỹ lại các kiến thức trong phần lý thuyết - Làm bài tập 84, 85, 86/SGK/92, 93 - Chuẩn bị cho tiết tiếp theo V.RÚT KINH NGHIỆM ..........................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_so_hoc_lop_6_tiet_62_luyen_tap_quy_tac_nhan_hai_so_n.docx
Giáo án liên quan