Tên bài dạy: ÔN TẬP
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Đọc viết chắc chăn: p, ph, nh
b/ Kỹ năng : Đọc và viết đúng các âm đã học trong tuần
c/ Thái độ : Thích thú học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Tranh vẽ, bảng ôn
b/ Của học sinh : Bảng con, bảng cài
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án soạn bài tuần 7 lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: ÔN TẬP
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Đọc viết chắc chăn: p, ph, nh
b/ Kỹ năng : Đọc và viết đúng các âm đã học trong tuần
c/ Thái độ : Thích thú học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Tranh vẽ, bảng ôn
b/ Của học sinh : Bảng con, bảng cài
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS lên trả bài đọc và viết
- Nhận xét, chữa bài
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu bài: Ôn tập
2/ Hướng dẫn ôn tập:
- Gợi ý cho HS nhắc lại các chữ ghi âm ôn học trong tuần
- Giới thiệu bảng ôn tập
- Cho HS đọc các chữ ghi âm hàng ngang, hàng dọc.
- HS ghép chữ và đọc thành tiếng.
3/ Luyện đọc từ ứng dụng: GV chỉnh sai kịp thời.
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng
4/ Luyện viết bảng con
- Giới thiệu từ viết bảng con
- GV viết mẫu và nêu càu tạo tiếng, từ.
- Nhận xét, chữa sai cho HS
Hoạt đông 3: Củng cố
- Trò chơi: Đọc nhanh, đúng các tiếng trên nhẵng bông hoa.
- HS đọc: y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ
- 1 em đọc SGK
-HS : ôn tập
- HS phát biểu
- HS đọc (cá nhân, tổ, lớp)
- HS chỉ vào chữ ghi âm
- HS đọc âm
- Ghép và đọc tiếng từ bảng 1 và 2
- HS đọc
(cá nhân, tổ, lớp)
- HS viết bảng con
Tre già
Quả nho
- Thi đua viết chữ đúng, đẹp, viết thêm: nhà ga, ý nghĩ
- Tham dự 10 em
Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: ÔN TẬP (tt)
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Biết đọc câu ứng dụng. Biết nghe và kể lại câu chuyện : Tre ngà
b/ Kỹ năng : Biết nghe và kể lại câu chuyện
c/ Thái độ : Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Tranh luyện đọc, tranh kể chuỵên
b/ Của học sinh : Vở tập viết, SGK
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
1/ Gọi HS đọc lại bài ôn ở tiết 1
Theo dõi chỉnh phát âm sai cho HS
2/ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng
- Cho xem tranh
- Giới thiệu câu luyện nói: Quê bé Hà có nghề xẻ gỗ. Phố bé Nga có nghề giã giò.
- Đọc mẫu câu ứng dụng
Hoạt động 2: Luyện viết
- Giới thiệu bài viết 2 dòng:
- Nhắc HS cấu tạo chữ, cách cầm bút.
Họat động 3: Kể chuyện
- Giới thiệu câu chuyện: Tre ngà
- Kể chuyện cho HS nghe, vừa kể vừa hướng dẫn xem tranh.
+ Tranh 1: Có em bé lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cuời.
+ Tranh 2: Một hôm có người rao: Vua cần người đánh giặc.
+ Tranh 3: Chú bé vùng dậy, lớn lên đòi được đi đánh giặc.
+ Tranh 4: Chú bé lớn nhanh mặc áo sắt, đội mũ sắt, cởi ngựa sắt ra chiến trường. Roi sắt gãy chú nhổ tre ngà làm roi tiếp tục đánh giặc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thi đua kể chuyện.
- Gợi ý nhận xét để ghi điểm thi đua.
- HS đọc bảng ôn, từ ứng dụng
(cá nhân, tổ, lớp)
- HS xem tranh, thảo luận tranh.
- HS đọc câu: (tổ, nhóm, cá nhân)
- HS đọc lại câu (4 em)
- HS viết vào vở TV
- HS nhắc lại tên chuyện: Tre ngà
- HS lắng nghe
- Lắng nghe
- HS thi đua kể chuyện
- Kể theo tranh
- Kể nối tiếp từng tranh
- Lớp nhận xét, bổ sung
Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: ÔN TẬP ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Học sinh học thuộc bảng chữ cái: đọc và viết đúng
b/ Kỹ năng : Đọc và viết đúng chính xác các chữ ghi âm
c/ Thái độ : Vui thích học tập, chú ý nghe giảng.
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Bảng chữ cái, bảng cài
b/ Của học sinh : Bảng con, bảng cài
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên đọc và viết
- Nhận xét, ghi điẻm thi đua
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ ôn lại các chữ ghi âm đã học ở 27 bài trong sách Tập Viết 1 tập 1
2/ Giới thiệu bảng chữ cái ở bảng phụ lớp.
- Nói: Đây là bài tổng hợp gồm các chữ ghi âm từ a đến y để dể nhớ cần chú ý đọc chớ các nhóm chữ gần giống nhau như: a ă â, o ô ơ, e ê, d đ, u ư, n m .....
- Hướng dẫn đọc bảng chữ cái
3/ Hướng dẫn cài chữ ghi âm cùng nhóm
4/ Viết bảng con
- Viết mẫu các nhóm chữ ghi âm có nét gần giống nhau: d đ, e ê, b, h, l, k, n m, o ô ơ, u ư,.....
5/ Tiếng ứng dụng:
- Giới thiệu một số từ ứng dụng.
Bé bi bo; ba bó lá
Da dê; lề mề
Na ná; tờ mờ
Tỉ tê; tò vò
6/ Trò chơi: Dùng thẻ ghi từ ứng dụng, HS nào bốc gặp thẻ nào thì đọc nhanh tiếng hoặc chữ ghi âm.
- HS 1 đọc: nhà ga, tre già, quả nho, ý nghĩ
- 4 em viết 4 từ trên
- Lớp viết bảng con
- 1 em đọc SGK
- Nghe
- Xem
- Lắng nghe
- HS đọc: (cá nhân, tổ, lớp)
- HS dùng bảng cài: d đ, e ê, n m, u ư.....
- HS viết bảng con
- HS đọc và phân tích cấu tạo một vài tiếng
- Tham dự 4 tổ
Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: ÔN TẬP ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM (tt)
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Nắm vững phát âm chữ ghi âm. Đọc viết được các chữ ghép bởi 2 con chữ như: ch, nh, th......
b/ Kỹ năng : Đọc và viết đúng các chữ ghi âm bất kỳ
c/ Thái độ : Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Bảng chữ cái, bảng cài
b/ Của học sinh : Bảng con, bảng cài, SGK
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Cho HS đọc lại bảng chữ cái
- Quan tâm chỉnh phát âm sai cho HS.
- Cho HS đọc nối các chữ ghi âm.
- Hướng dẫn đọc câu ứng dụng
- Cho HS đọc câu ứng dụng do GV soạn
+ Bố và mẹ đi phố, chỉ có bà và bé ở nhà.
+ Bé chả nhè, ba cho bé đủ thứ.
+ Chợ có cà, có cá, có đủ thứ quả: na, mơ, nho...
Hoạt động 2: Luyện viết
- Hướng dẫn viết theo GV phát âm:
b, h, l, k
r, s, x, v
d - dê, đ - đò
n - nơ, m - mơ
- Đọc cho HS kiểm sóat
- Chấm chữa một số bài
Họat động 3: Luyện nói
- Hỏi đáp về câu tạo tiếng
- Hãy nêu những tiếng chứa chữ : ch, nh, th....
Họat động 4: Củng cố - Dặn dò
- Đọc SGK bảng chữ ghi âm trang đầu tiên
- Dặn dò: Học thuộc chữ ghi âm để chuẩn bị sang phần Học Vần.
- HS đọc bảng chữ cái
- Nhiều HS lần lượt phát âm
- HS đọc các câu ứng dụng trong SGK
- HS thi đua đọc các câu ứng dụng
- HS dùng vở ô li (số 1)
- Viết vào vở các chữ số ghi âm do GV đọc.
- Phát biểu
- HS đọc (tổ, nhóm, lớp, cá nhân)
Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: CHỮ THƯỜNG - CHỮ HOA
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Phân biệt chữ viết và chữ in: chữ in thường, chữ in hoa, chữ viết thường, chữ viết hoa.
b/ Kỹ năng : Ghép và đọc được các chữ ghi âm. Đọc nhớ chữ in, chữ hoa.
c/ Thái độ : Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Bảng chữ thường, bảng chữ in
b/ Của học sinh : Bảng con,ínGK
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 em HS lên bảng đọc, viết
- Nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu: cho HS xem bảng chữ thường và bảng chữ hoa
2/ Cho HS nhận diện chữ thường, chữ in:
- Hỏi: Chữ in hoa nào gần giống chữ in thường.
- Hỏi: Kể những chữ in hoa nào khác hẵn chữ in thường?
3/ Hướng dẫn đọc chữ viết thường, chữ hoa, chữ in thường, chữ in hoa bằng phương pháp che phần chữ in cho đọc chữ thường và ngược lại.
4/ Trò chơi
Nhận diện chữ in hay chữ thường rồi đọc tên chữ cho đúng.
Họat động 3: Củng cố
Cho HS đọc lại bảng chữ
- HS 1 đọc: phố xá
- HS 2 đọc: nhà ga
- HS 3 viết: tre ngà
- HS 4 viết: ý nghĩ
- Xem
- HS: chữ C, I, K, O Ô Ơ, P, S, T, U Ư, V, X, Y
- HS: chữ A Ă Â, D Đ, G, H, N, M, Q, R
- HS nhìn bảng chữ và đọc
- HS tham dự chơi 10 em
- HS đọc bảng chữ in, chữ thường trên bảng.
Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: CHỮ THƯỜNG - CHỮ HOA (tt)
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Củng cố đọc chữ in, chữ thường. Đọc câu ứng dụng, nhận biết chữ inhoa trong câu ứng dụng.
b/ Kỹ năng : Biết trả lời câu hỏi tự nhiên
c/ Thái độ : Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Tranh minh họa câu ứng dụng
b/ Của học sinh : Vở ô li, SGK
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
1/ Gọi HS đọc bài đã học tiết 1
Kiểm tra một số HS yếu, kém
2/ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng:
- Cho xem tranh
- Giới thiệu câu văn luyện đọc
+ Hỏi: Trong câu có những chữ in hoa nào?
+ Hỏi: Vì sao phải viết chữ in hoa ở các tiếng: Bố, Kha, Sapa.
+ Đọc mẫu và HS luyện đọc
- Giải nghĩa từ Sapa (thị trấn nghỉ mát đẹp ở tỉnh Lào Cai)
Họat động 2: Luyện nói
- Nêu chủ đề: Ba Vì
- Giới thiệu địa danh của Ba Vì
(Núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì., tỉnh Hà Tây, nơi xãy ra cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh)
- Hướng dẫn trả lời:
+ tranh vẽ cảnh gì?
+ Ba Vì thuộc huyện nào?
+ Nước ta còn cảnh đẹp nào?
Họat động 4: Củng cố - Dặn dò
- Hướng dẫn đọc SGK bảng chữ thường, chữ hoa.
- Dặn dò : Đọc và nhớ chữ in hoa, in thường, chữ viết hoa, chữ viết thường.
- HS đọc chữ thường, chữ hoa.
- HS nhận xét tranh minh họa
- HS: Bố, Kha, Sapa
- HS: chữ đầu câu, tên riêng
- HS đọc (cá nhân, tổ, lớp)
- Nghe
- HS nêu lại chủ đề
- Lắng nghe
- Trả lời: Núi non Ba Vì
- Trả lời
- HS đọc SGK
- Nghe
Môn: Tập Viết Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: Nho khô, nghé ọ, chú ý...
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Viết đúng cở chữ, nắm cấu tạo tiếng trong các từ: nho khô, nghé ọ.....
b/ Kỹ năng : Viết đúng, đẹp các từ ứng dụng
c/ Thái độ : Ý thức rèn chữ đẹp, vở sạch
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Chữ mẫu
b/ Của học sinh : Vở tập viết, bảng con
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài tập
- GV chấm bổ sung cho những em viết lại ở nhà vì chữ xấu.
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu nội dung bài viết hôm nay.
Nho khô, nghé ọ
2/ Hướng dẫn:
- Cho HS xem chữ mẫu và gọi HS đọc nội dung viết
- Hướng dẫn cách viết
+ Độ cao các nét cơ bản
+ Cho HS viết bảng con
- Hướng dẫn tập viết
+ Nhắc lại cách cầm bút, cách ngồi ngay ngắn.
+ Chấm chữa một số HS viết xong trước
- Cho HS viết vào vở tập viết
- Nhắc lại cách viết vở có ô li, các nét.
Họat động 3: Tổng kết - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Tuyên dương các HS viết đẹp, vở sạch.
- Dặn dò: Những HS nào viết chưa đẹp cần viết lại ở nhà.
- 5 em nộp vở TV
- Nghe
- HS đọc các từ ứng dụng trong bài trước.
- Quan sát, nhận xét
- HS viết bảng con để nắm cấu tạo chữ: nho khô, nghé ọ.....
- Lắng nghe
- HS nộp vở cho GV
- HS đem vở tập viết
- HS nộp vở
- Lắng nghe
Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: ia
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Học vần ia. Đọc viết được vần ia, tiếng tía, từ: lá tía tô
b/ Kỹ năng : Đọc và viết được những tiếng có vần ia
c/ Thái độ : Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Tranh: lá tía tô, bảng cài
b/ Của học sinh : Bảng con, bảng cài
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 em HS đọc, viết chữ in, chữ viết
- Gọi 1 em đọc SGK
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu ghi đề bài
Cho HS xem tranh vẽ lá tía tô
- Hỏi: tiếng tía bắt đầu bằng chữ gì?
- Giải thích phần vần ơhía sau chữ t là vần ia
- Viết lên bảng: vần ia
- Phát âm mẫu: ia
2/ Dạy vần : ia
- Nêu cấu tạo vần ia
- Đánh vần ia
- Nêu cấu tạo tiếng tía
- Đọc trơn: lá tía tô
- Đọc theo quy trình:
ia - tờ - ia - tia - sắc - tía
lá tía tô
3/ Luyện viết bảng con:
- Nêu cấu tạo, hướng dẫn viết
4/ Từ ứng dụng:
- Ghi từ
- Giải nghĩa từ: vỉa hè (đường dành cho người đi bộ)
- HS đọc các chữ in, chữ viết trong bảng chữ
- HS viết chữ viết thường khi đọc được chữ in hoa.
- HS quan sát, nhận xét
- HS: bắt đầu bằng chữ t (tờ)
- Phát âm: ia
- HS vần ia có chữ i trước, chữ a sau.
- HS: i - a - ia
(cá nhân, lớp)
- HS: chữ t trước, vần ia đứng sau, dấu sắc trên ia)
- HS đọc: lá tía tô (cá nhân, lớp)
- HS đọc: ( tổ, lớp, cá, nhân)
- HS viết: ia, lá tía tô
- HS đọc từ và nêu cấu tạo: bìa, mía, vỉa, tỉa
- Luyện đọc
Môn: Học Vần Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: ia (tt)
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Đọc được câu ứng dụng, nhận biết tiếng có vần ia.
b/ Kỹ năng : Biết trả lời câu nói tự nhiên
c/ Thái độ : Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Tranh luyện đọc, luyện nói
b/ Của học sinh : Vở tập viết, SGK
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
1/ Gọi HS đọc bài đã học tiết 1
2/ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng:
- Cho xem tranh
- Giới thiệu câu văn luyện đọc: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.
+ Hỏi: Tiếng nào chứa vần ia? Hãy phân tích tiếng tỉa.
+ Đọc mẫu và cho 2 HS khá đọc lại
Họat động 2: Luyện viết
- Nêu chủ đề: Chia quà
- Hướng dẫn trả lời tự nhiên
+ Tranh vẽ gì?
+ Bà đang làm gì?
+ Bà chia những gì?
+ Chị em bé vui hay buồn?
+ Ở nhà ai thường chia quà cho em?
Họat động 3: Củng cố - Dặn dò
- Hướng dẫn đọc SGK
- Yêu cầu HS đọc các tiếng trong bài có vần ia.
- Dặn dò : Xem lại bài, chuẩn bị bài hôm sau: ua, ưa.
- HS đọc vần, tiếng, từ khóa, từ ứng dụng.
- HS thảo luận: tranh vẽ hai chị em làm vườn.
- HS đọc: cá nhân, tổ, lớp.
- HS : tỉa. Tiếng tỉa giống tiếng tía chỉ khác dấu.
- 2 em đọc lại
- HS nêu lại chủ đề
- Vẽ bà và các cháu
- Bà chia quà cho cháu.
- Chuối, mận....
- Vui lắm.
- Trả lời.
- HS đem SGK lần lượt đọc cả hai trang.
- HS thi đua đọc
- Nghe
Môn: Tập Viết Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy cử ta., thợ xẻ- chữ số
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Nắm cấu tạo các chữ ứng dụng: cử ta., thợ xẻ- chữ số
b/ Kỹ năng : Viết đúng, đẹp các chữ: cử ta., thợ xẻ- chữ số
c/ Thái độ : Ý thức rèn chữ viết
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Chữ mẫu, bảng phụ
b/ Của học sinh : Vở tập viết, bảng con
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra, chấm bổ sung một số viết chậm giờ học trước.
- Nhận xét - Ghi điểm
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu: Ghi đề bài
2/ Hướng dẫn nắm nội dung viết:
- Treo chữ viết mẫu và cho HS đọc tiếng ứng dụng
- Hướng dẫn nêu cấu tạo tiếng
3/ Hướng dẫn cách viết:
- Viết mẫu
- Cho HS viết bảng con
- Cho HS viết vào vở tập viết
- Theo dõi, chữa sai
- Chấm một vài bài viết xong
Họat động 3: Tổng kết - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Tuyên dương các HS viết chữ đẹp, vở sạch
- Dặn dò: 1 số em viết xấu, cần viết thêm vào vở số 1
- 5 em nộp vở TV
- Nghe
- HS đọc: mơ, đo, ta, thơ
- HS nêu cấu tạo
cử ta
thợ xẻ
chữ số
- Quan sát chữ mẫu
- Viết bảng con
- HS viết vào vở TV
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Môn: Toán Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: KIỂM TRA
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Củng cố số lượng trong phạm vi 10. Thứ tự dãy số. Nhận biết về hình
b/ Kỹ năng : Biết làm tính đúng, sạch sẽ.
c/ Thái độ : Thích học toán. Cẩn thận làm bài
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Bài kiểm tra, bảng phụ
b/ Của học sinh : Vở bài tập Toán, bút chì
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức tổng quát đã học trong 6 tuần qua.
Hoạt động 2: Bài kiểm tra
1/ Giới thiệu đề kiểm tra: gồm 4 câu, làm trong 40 phút.
số
2/ Hướng dẫn cách làm
- Câu 1: Điền số vào kí hiệu ?
- Câu 2: Điền số theo thứ tự liền trước, liền sau.
- Câu 3: Cho các số 5, 2, 1, 8, 4 viết theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Câu 4: Đếm số hình vuông, hình tròn
3/ Cho HS thực hành làm bài kiểm tra
(Bài kiểm tra trang 59 SGV)
Hoạt động 3: Đánh giá
- Bài 1: 2 điểm
- Bài 2: 3 điểm
- Bài 3: 3 điểm
- Bài 4: 2 điểm
- HS đếm và ghi ra số tương ứng
- Viết thứ tự các số từ bé đến lớn, từ lớn đến bé
- Ôn hình đã học
- Quan sát: đếm chấm tròn rồi viết số vào
- Lắng nghe
- HS làm bài trong vở ô li
- HS hoàn thành bài
- Kiểm tra và nộp bài
Môn: Toán Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng. Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3.
b/ Kỹ năng : Biết làm tính cộng trong phạm vi 3
c/ Thái độ : Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Mẫu vật, sơ đồ chấm tròn
b/ Của học sinh : Bảng con, bảng cài, Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc, đếm, so sánh các số từ 0 đến 10
Hoạt động 2: Bài mới.
1/ Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3.
2 + 1 = 3
- Hướng dẫn quan sát mẫu
- Hỏi: Có 2 con gà thêm 1 con gà nữa, có tất cả mấy con gà?
- Hỏi: 1 thêm 1 bằng mấy?
- Nói: 1 thêm 1 bằng 2
được viết là 1 + 1 = 2
- Đọc: một cộng một bằng hai
Hướng dẫn phép cộng 2 + 1 = 3, 1 + 2 = 3
- Tương tự như bài 1 + 1 = 2
- Hướng dẫn tính cách giao hoán:
2 + 1 = 3
1 + 2 = 3
2/ Hướng dẫn đọc bảng cộng trong phạm vi 3
- Nêu câu hỏi:
1 cộng 1 bằng mấy?
2 cộng 1 bằng mấy ?
3 bằng 2 cộng mấy ?
- Dùng phương pháp che số
3/ Thực hành:
- Bài 1, bài 2
- Bài 3: nối
- HS trả bài
Đếm từ 0 đến 10
từ 10 đến 0
- Viết thứ tự các số từ 0 đến 10
5 6; 9 8; 10 9
- Quan sát
- Trả lời đủ câu
- 1 thêm 1 bằng 2
- HS đọc: một cộng một bằng hai
(cá nhân, đồng thanh)
- HS đọc: hai cộng một bằng ba
một cộng hai bằng ba
- HS xem sơ đồ và trả lời câu hỏi của GV.
- HS đọc bảng cộng
- HS làm bảng con, 2 em chữ bài
- Tự làm và chữa bài
Môn: Toán Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Củng cố phép cộng trong phạm vi 3
b/ Kỹ năng : Làm nhanh, đúng các bài tập cộng trong phạm vi 3
c/ Thái độ : Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Mô hình hai con thỏ thêm một con thỏ
b/ Của học sinh : Bảng cài, bảng con, Sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 em HS trả bài
- Nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu : Ghi đề bài
2/ Thực hành luyện tập:
+ Bài 1:
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Treo tranh cho HS cài 2 phép tính thích hợp.
+ Bài 2: Yêu cầu tính dọc, viết số thẳng hàng.
+ Bài 3: Nhắc HS thuộc các phép cộng trong phạm vi 3 để điền nhanh, đúng.
+ Bài 4: Nhìn tranh, ghi kết quả phép tính.
+ Bài 5: Yêu cầu HS ghi phép tính và nêu giải thích vì sao?
Hoạt động 3: Tổng kết - Dặn dò
- Cho HS đọc lại bảng công
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò cần thiết
- HS 1 đọc các phép cộng trong phạm vi 3.
- HS 2 tính:
1 + 1 = ; 2 + 1 = ; 1 + 2 =
- HS 3 tính:
1 2 1
+ 1 + 1 + 2
- Lớp làm bảng con.
- Điền số vào
- HS dùng bảng cài
2 + 1 = 3
1 + 2 = 3
- HS chữa bài nêu giải thích.
- Nêu yêu cầu: tính
Tự làm bài, chữa bài.
- 3 HS lên chữa bài
- Chữa bài 1 em
- HS nêu được: 1 cộng 2 bằng 3
- Viết phép tính: 1 + 2 = 3
- Nêu ý kiến vì sao 1 + 1 = 2
- Nghe
Môn: Toán Tiết:..............Thứ .............ngày.........tháng.........năm...............
Tên bài dạy: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Tiếp tục thưc hành khái niệm ban đầu về phép cộng.
b/ Kỹ năng : Ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4. Biết làm tính cọng trong phạm vi 4.
c/ Thái độ : Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Mẫu vật: 4 ô tô, 4 con gà, 4 con chim
b/ Của học sinh : Bảng con, que tính.
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 em trả bài.
- Nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Bài mới.
1/ Giới thiệu Luyện tập phép cộng trong phạm vi 3.
2/ Các bước lên lớp:
* Giới thiệu phép cộng: 3 + 1 = 4
3 con gà thêm 1 con gà được mấy con gà?
- 3 thêm 1 bằng mấy?
- Nêu: viết 3 thêm 1 bằng 4 : 3 + 1 = 4
- Đọc: ba cộng một bằng bốn
- Tương tự với các phép tính
2 + 2 = 4 ; 1 + 3 = 4
* Hướng dẫn ghi nhớ các công thức cộng trong phạm vi 4: Giáo viên hỏi:
- 3 cộng 1 bằng mấy ?
- 2 cộng mấy bằng bốn ?
- 4 bằng 3 cộng mấy ?
- Kiểm tra theo phương pháp che bớt số.
* Hướng dẫn tìm hiểu tính chất giao hoán giữa hai phép cộng.
3/ Thực hành:
- Bài 1: Mời HS nêu yêu cầu và làm bài.
- Bài 2: Dặn HS viết thẳng cột
- Bài 3: =. Giảng cách làm: 2 cộng 1 bằng 3; 3 bằng 3...
- Bài 4: Xem tranh viết phép tính rồi giải thích.
- HS 1: Dựa vào mô hình viết 2 phép tính giống nhau: 2 + 1 = 3
1 + 2 = 3
- HS 2: 1 2 1
+ 1 + 1 + 2
2 3 3
- HS 3: Điền số vào
2 + 1 = ; 2 + = 3; 3 = 2 +
- HS : 3 con gà thêm một con gà được 4 con gà
- HS: 3 thêm 1 bằng 4
- HS đọc: 3 cộng 1 bằng 4
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc đồng thanh
- HS đọc: Ba cộng một bằng bốn
một cộng ba bằng bốn
- HS làm bài 1 vào SGK
1 em chữa bài
1 em chữa bài
- Nghe giảng, tự làm
- 3 em lần lượt chữa
Môn: Đạo Đức Tiết:.........Thứ .............ngày.......tháng.........năm...........
Tên bài dạy: GIA ĐÌNH EM
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Nhận biết: Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ và được gia đình yêu thương, chăm sóc.
b/ Kỹ năng : Nhận biết quan hệ mọi người trong gia đình
c/ Thái độ : Ý thức tôn trọng người trong gia đình
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Tranh SGK, các điều trong công ước quốc tế
b/ Của học sinh : Vở bài tập Đạo Đức
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động: Cho cả lớp hát “Cả nhà thương nhau”
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 em trả bài
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu: Ghi đề bài
2/ Các hoạt động:
- Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
+ Gia đình có mấy người?
+ Kể vai trò mỗi người trong gia đình?
- Hoạt động 2: Xem tranh Bài tập 2
- Chỉ nhóm
- Giao nhiệm vụ
- Chốt ý chính từng tranh
- Hoạt động 3: Đóng vai theo bài tập 3
- Chia nhóm
- Nội dung đóng vai
- GV kết luận: Phải ý thức kính trọng vâng lời ông bà, cha ,mẹ
- HS hát: đồng thanh
- HS 1: Để sách vở, đồ dùng bền đẹp em phải làm gì?
- HS 2: Em phải làm gì để đồ dùng bền đẹp?
- HS kể cho nhau nghe về gia đình mình
- HS kể lại nội dung tranh
Tổ 1: Tranh 1
Tổ 2: Tranh 2
Tổ 3: Tranh 3
Tổ 4: Tranh 4
- HS đóng vai
- Nhóm 1 nói “vâng ạ”
- Nhóm 2: Chào bà và cha mẹ đi học.
- Nhóm 3: Xin phép bà đi chơi
- Nhóm 4: Nhận quà của người lớn bạn nói lời cám ơn.
- Nghe
Môn: Tự Nhiên và Xã Hội Tiết:.........Thứ .............ngày.......tháng.........năm...........
Tên bài dạy: THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức : Biết đánh răng, rửa mặt đúng cách.
b/ Kỹ năng : Biết làm vệ sinh hằng ngày.
c/ Thái độ : Ý thức hằng ngày đánh răng, rửa mặt.
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên : Mô hình hàm răng, bàn chải, kem, chậu, xà phòng.
b/ Của học sinh : Mang bàn chải, cốc, khăn mặt
III/ Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 em trả lời:
+ Giữ vệ sinh răng miệng để làm gì ?
+ Nên đánh răng và súc miệng lúc nào ?
Hoạt động 2: Bài mới
1/ Giới thiệu: ghi đề bài
2/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành đánh răng.
Mục tiêu: biết đánh răng đúng cách.
- Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi.
+ Gọi HS lên chỉ vào mô hình răng và nói:
- Mặt trong của răng.
- Mặt ngoài của răng.
- Mặt nhai của răng.
- Hỏi: hằng ngày em quen chải răng như thế nào?
- Gọi 4 HS lên làm động tác chải răng trên mô hình.
- Hỏi: Ai thực hành đánh răng cách nào cho đúng.
- Làm mẫu: Đánh răng trên mô hình: múc nước, lấy kem, đánh từ trên xuống, dưới lên, chải mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai, súc miệng, nhổ vài lần, rửa bàn chải.
- Cho HS làm
Họat động 2: Rửa mặt
Mục tiêu: Biết rửa mặt đúng cách
- Bước 1: Hướng dẫn
- Bước 2: Thực hành
- Trả lời.
- HS nhắc lại đề bài mới.
- HS lên chỉ vào mô hình và phát biểu.
- 4 em lên thực hành đánh răng
- Lớp nh
File đính kèm:
- giao an 1 tuan 7 ha.doc