Tiết 1: PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài:
- Nắm được nghĩa của các từ mới và những từ: khoá, tấm lòng tốt bụng, lòng tốt
- Đặc điểm của nhân vật Thu và diễn biến của câu chuyện.
- Ý nghĩa của câu chuyện: Đề cao lòng tốt của con người
2. Kỹ năng: Đọc đúng:
- Từ có vần khó: uên
- Các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Các từ mới.
- Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
3. Thái độ: Lòng nhân ái của con người
II. Chuẩn bị
- GV: SGK + tranh + thẻ rời
- HS: SGK
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án soạn tuần 2 lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 1: PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu
Kiến thức: Hiểu nội dung của bài:
Nắm được nghĩa của các từ mới và những từ: khoá, tấm lòng tốt bụng, lòng tốt
Đặc điểm của nhân vật Thu và diễn biến của câu chuyện.
Ý nghĩa của câu chuyện: Đề cao lòng tốt của con người
Kỹ năng: Đọc đúng:
Từ có vần khó: uên
Các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ.
Các từ mới.
Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
Thái độ: Lòng nhân ái của con người
II. Chuẩn bị
GV: SGK + tranh + thẻ rời
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Ngày hôm qua đâu rồi?
Thầy gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. TLCH
Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
Kết quả học tập của em ngày hôm qua được in ở đâu?
3. Bài mới
Giới thiệu: Nêu vấn đề (1’)
Trong bài hôm nay, em sẽ làm quen với 1 bạn gái tên Thu. Thu học chưa giỏi nhưng tốt bụng. Em thường xuyên giúp đỡ bạn bè. Lòng tốt của Thu đã được cô giáo và các bạn khen ngợi. Thu là 1 gương tốt cho chúng ta.
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ
Phương pháp: Phân tích, giảng giải
Thầy đọc mẫu đoạn 1, 2
Nêu các từ cần luyện đọc.
Nêu các từ khó hiểu.
+ Luyện đọc câu
+ Treo bảng phụ
Chú ý 1 số câu
+ Thu chỉ buồn là/ dù đã rất cố gắng học/ em vẫn xếp hạng thấp trong lớp.
+ Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp/ túm tụm ở một góc sân bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm
+ Luyện đọc đoạn 1, 2
Thầy chỉ định 1 số HS đọc.
Thầy tổ chức cho HS đọc nhóm và góp ý cho nhau về cách đọc.
Thầy theo dõi hướng dẫn các nhóm làm việc
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu được ý của bài ở đoạn 1, 2
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
Treo tranh
Thầy đặt câu hỏi
+ Câu chuyện này nói về ai?
+ Bạn ấy có đức tính gì?
+ Hãy kể những việc làm tốt của Na?
Chốt: Thầy giúp HS nhận ra và đưa ra nhận xét khái quát.
Theo em điều bí mật được các bạn Na bàn bạc là gì?
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Em học tập được điều gì ở bạn Na.
Chuẩn bị: tiết 2
- Hát
- HS đọc
- HS nêu
- Hoạt động cá nhân
- ĐDDH: Tranh, thẻ rời
- HS lắng nghe
- HS khá đọc
- HS đọc đoạn 1
- Quen, tuyệt, bàn tán, xếp hạng, sáng kiến
- Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ
- HS đọc từng câu đến hết đoạn
- Đọc nhấm giọng đúng
- HS đọc đoạn 1 và đoạn 2
- Từng nhóm đọc
- ĐDDH: Tranh
- HS trả lời
- Nói về 1 bạn HS tên Na
- Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè
- HS nêu những việc làm tốt của Na
- Na sẵn sàng giúp bạn, sẵn sàng san sẻ của mình cho bạn.
- Đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người.
- HS nêu
v Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
MÔN TẬP ĐỌC
Tiết 2: PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài
Nắm được nghĩa của các từ mới và những từ: khoá, tấm lòng tốt bụng, lòng tốt
Đặc điểm của nhân vật Thu và diễn biến của câu chuyện.
Y nghĩa của câu chuyện: Đề cao lòng tốt của con người
2. Kỹ năng: Đọc đúng:
Từ có vần khó: uên
Các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ.
Các từ mới.
Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
3. Thái độ: Lòng nhân ái của con người
II. Chuẩn bị
GV: Tranh + thẻ rời + bảng phụ
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Phần thưởng
Thầy cho HS đọc bài
Câu chuyện nói về ai?
Bạn ấy đã làm những việc tốt nào?
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Bạn Na học không giỏi nhưng cuối năm lại được phần thưởng đặt biệt. Đó là phần thưởng gì? truyện đọc ở đoạn 3, 4 nói lên điều gì, chúng ta cùng đọc tiếp.
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Luyện đọc giải nghĩa từ
Phương pháp: Phân tích
Nêu những từ cần luyện đọc.
Nêu các từ khó
+ Luyện đọc câu
Thầy chú ý ngắt câu.
+ Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Thu
+ Đỏ bừng mặt,/ cô bé đứng dậy,/ bước lên bục
Thầy chỉ định HS đọc.
Thầy uốn nắn cách phát âm và cách nghỉ hơi.
Luyện đọc đoạn 3 và cả bài.
Thầy chỉ định 1 số HS đọc.
Thầy tổ chức cho HS đọc trong từng nhóm.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu được ý của đoạn 3, 4
Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
Em có nghĩ rằng Na xứng đáng có được thưởng không?
Thầy cho HS đóng vai các bạn của Na bí mật bàn bạc với nhau.
Thầy giúp HS khẳng định Na xứng đáng được thưởng vì có tấm lòng tốt rất đáng quí. Trong trường học phần thưởng có nhiều loại. Thưởng cho HSG, thưởng cho HS có đạo đức tốt, thưởng cho HS tích cực tham gia lao động, văn nghệ.
Khi Na được thưởng những ai vui mừng? Vui mừng ntn?
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc thể hiện cảm xúc
Phương pháp: Thực hành
Giọng điệu.
+ 2 câu đầu: Giọng thong thả
+ Lời cô giáo: Hào hứng, trìu mến.
+ 4 câu cuối: Cảm động
Thầy đọc mẫu cả đoạn.
Lưu ý về giọng điệu.
Thầy uốn nắn cách đọc cho HS.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
1 HS đọc toàn bài.
+ Em học điều gì ở bạn Thu?
+ Em thấy việc làm của cô giáo và các bạn có tác dụng gì?
- Luyện đọc thêm
Chuẩn bị: Kể chuyện
- Hát
- 5 HS đọc
- Trả lời ý
- HS đọc đoạn 3
àĐDDH:Thẻ rời
- Lặng lẽ, sẽ, vỗ tay, khăn
- Lặng lẽ: Chú thích SGK
- HS đọc mỗi em 1 câu nối tiếp nhau hết đoạn
- 1 vài HS đọc
- HS đọc trong từng nhóm, các nhóm đại diện khi đọc.
- Lớp đọc đồng thanh.
à ĐDDH: Tranh
- HS có thể phát biểu
- Na xứng đáng được vì người tốt cần được thưởng.
- Na xứng đáng được thưởng vì cần khuyến khích lòng tốt.
- Na vui mừng đến mức tưởng nghe nhằm, đỏ bừng mặt
- Cô giáo và các bạn: vui mừng, vỗ tay vang dậy
- Mẹ vui mừng: Khóc đỏ hoe cả mắt.
àĐDDH: Bảng phụ
- Từng HS đọc
- Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người.
- Trao phần thưởng cho Thu
- Biểu dương người tốt và khuyến khích HS làm điều tốt
v Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
MÔN: TOÁN
Tiết 6:LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về: Tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đêximet (dm). Quan hệ giữa dm và cm
2. Kỹ năng: Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm, dm.
3. Thái độ: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
II. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng có chia rõ các vạch theo cm, dm.
HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Đêximet
Gọi 1 HS đọc các số đo trên bảng: 2dm, 3dm, 40cm
Gọi 1 HS viết các số đo theo lời đọc của GV
Hỏi: 40cm bằng bao nhiêu dm?
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu ngắn gọn tên bài rồi ghi đầu bài lên bảng
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu: Nhận biết độ dài 1 dm. Quan hệ giữa dm và cm
Phương pháp: Trực quan, thực hành
Bài 1:
Thầy yêu cầu HS tự làm phần a vào Vở bài tập
Thầy yêu cầu HS lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1 dm trên thước
Thầy yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm vào bảng con
Thầy yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1 dm
Bài 2:
Yêu cầu HS tìm trên thước vạch chỉ 2 dm và dùng phấn đánh dấu
Thầy hỏi: 2 đêximet bằng bao nhiêu xăngtimet?(Yêu cầu HS nhìn lên thước và trả lời)
Yêu cầu HS viết kết quả vào Vở bài tập
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Muốn làm đúng phải làm gì?
Lưu ý cho HS có thể nhìn vạch trên thước kẻ để đổi cho chính xác
Có thể nói cho HS “mẹo” đổi: Khi muốn đổi dm ra cm ta thêm vào sau số đo dm 1 chữ số 0 và khi đổi từ cm ra dm ta bớt đi ở sau số đo cm 1 chữ số 0 sẽ được ngay kết quả.
Gọi HS đọc chữa bài sau đó nhận xét và cho điểm.
Bài 4:
Thầy yêu cầu HS đọc đề bài
Hướng dẫn: Muốn điền đúng, HS phải ước lượng số đo của các vật, của người được đưa ra. Chẳng hạn bút chì dài 16…, muốn điền đúng hãy so sánh độ dài của bút với 1 dm và thấy bút chì dài 16 cm, không phải 16 dm.
Thầy yêu cầu 1 HS chữa bài.
v Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo đêximet trong thực tế
Phương pháp: Trực quan, thực hành.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nếu còn thời gian GV cho HS thực hành đo chiều dài của cạnh bàn, cạnh ghế, quyển vở…
Nhận xét tiết học
Dặn dò HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- - Hát
- HS đọc các số đo: 2 đêximet, 3 đeximet, 40 xăngtimet
- HS viết: 5dm, 7dm, 1dm
- 40 xăngtimet bằng 4 đeximet
à ĐDDH: Thước có chia vạch dm, cm.
- HS viết:10cm = 1dm,1dm = 10cm
- Thao tác theo yêu cầu
- Cả lớp chỉ vào vạch vừa vạch được đọc to: 1 đêximet
- HS vẽ sau đó đổi bảng để kiểm tra bài của nhau.
- Chấm điểm A trên bảng, đặt thước sao cho vạch 0 trùng với điểm A. Tìm độ dài 1 dm trên thước sau đó chấm điểm B trùng với điểm trên thước chỉ độ dài 1dm. Nối AB.
- HS thao tác, 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra cho nhau.
- 2 dm = 20 cm.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Suy nghĩ và đổi các số đo từ dm thành cm, hoặc từ cm thành dm.
- HS làm bài vào Vở bài tập
- HS đọc
- Hãy điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp
- Quan sát, cầm bút chì và tập ước lượng. Sau đó làm bài vào Vở bài tập.2 HS ngồi cạnh nhau có thể thảo luận với nhau.
- HS đọc
à ĐDDH: Thước + vở bài tập
v Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
MÔN ĐẠO ĐỨC
Tiết 1: THỰC HÀNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu được và thực hành việc học tập, sinh hoạt đúng giờ là giúp sử dụng thời gian có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý và đảm bảo sức khoẻ.
2. Kỹ năng: Biết lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
3. Thái độ: HS có thói quen học tập, sinh hoạt đúng giờ
II. Chuẩn bị
GV: Các phục trang cho hình ảnh và trống.Phiếu giao việc
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Học tập, sinh hoạt đúng giờ
3 HS đọc ghi nhớ
Trong học tập, sinh hoạt điều làm đúng giờ có lợi ntn?
Thầy nhận xét.
3. Bài mới
Giới thiệu: Nêu vấn đề (1’)
Hôm nay chúng ta cùng thảo luận về thời gian biểu
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Thảo luận về thời gian biểu
Mục tiêu: HS được bày tỏ ý kiến lớp về việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Phương pháp: Trực quan
Thầy cho HS để thời gian biểu đã chuẩn bị lên bàn và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
Thầy kết luận: Thời gian biểu nên phù hợp với hoàn cảnh gia đình và khả năng bản thân từng em. Thực hiện thời gian biểu giúp các em làm việc chính xác và khoa học.
v Hoạt động 2: Hành động cần làm
Mục tiêu: Tự nhận biết thêm về lợi ích và biết cách thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ.
Phương pháp: Nhóm thảo luận
Nhóm bài 2, 3 trang 5 SGK
Thầy chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm tự ghi việc cần làm và so sánh kết quả ghi.
Thầy kết luận: việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp ta học có kết quả, thoải mái. Nó rất cần.
v Hoạt động 3: Hoạt cảnh “Đi học đúng giờ”
Mục tiêu: Sắp xếp lại tình huống hợp lý
Phương pháp: Sắm vai
Kịch bản
Mẹ (gọi) đến giờ dậy rồi, dậy đi con!
Hùng (ngáy ngủ) con buồn ngủ quá! Cho con ngủ thêm tí nữa!
Mẹ: Nhanh lên con, kẻo muộn bây giờ.
Hùng: (vươn vai rồi nhìn đồng hồ hốt hoảng) ôi! Con muộn mất rồi!
Hùng vội vàng dậy, đeo cặp sách đi học. Gần đến cửa lớp thì tiếng trống: tùng! tùng! tùng!
Hùng (giơ tay) lại muộn học rồi!
Thầy giới thiệu hoạt cảnh.
Thầy cho HS thảo luận.
Tại sao Hùng đi họ muộn.
Thầy kết luận: Tuần học tập sinh hoạt đúng giờ
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Xem lại bài và thực hiện theo thời gian biểu
Chuẩn bị: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Hát
- HS nêu
- HS nhận xét về mức độ hợp lý của thời gian biểu.
- 1 số cặp HS trình bày trước lớp về kết quả thảo luận.
- ĐDDH: Phiếu giao việc
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp tranh luận
àĐDDH: Cái trống nhỏ. Các phục trang
- 2 HS sắm vai theo kịch bản
- HS diễn
- Vì Hùng ngủ nướng
- Hùng thức khuya nên sáng chưa muốn dậy.
v Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết : PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài (35 tiếng)
Từ đoạn chép mẫu cũng cố cách trình bày 1 đoạn văn.
2. Kỹ năng:
Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn: cuối năm, tặng, đặc biệt.
Điền đúng 10 chữ cái p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y vào chỗ trống theo tên chữ học.
3. Thái độ: Tính kiên trì, cẩn thận.
II. Chuẩn bị
GV: SGK – bảng phụ
HS: SGK – vở + bảng
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Ngày hôm qua đâu rồi?
2 HS lên bảng
Thầy đọc cho HS viết: nàng tiên, làng xóm, làm lại – nhẫn nại, lo lắng – ăn no.
Thầy nhận xét cho điểm
Vài HS đọc và viết 19 chữ cái đã học.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Hôm nay chúng ta sẽ chép 1 đoạn tóm tắt nội dung bài phần thưởng và làm bài tập
Học thêm 10 chữ cái tiếp theo
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn viết và biết cách trình bày bài văn xuôi
Phương pháp: Hỏi đáp
Thầy viết đoạn tóm tắt lên bảng.
Thầy hướng dẫn HS nhận xét
Đoạn này tóm tắt nội dung bài nào?
Đoạn này có mấy câu?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Chữ đầu câu viết ntn?
Chữ đầu đoạn viết ntn?
Thầy hướng dẫn HS viết bảng con
Thầy theo dõi, uốn nắn
Thầy chấm sơ bộ – nhận xét
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Mục tiêu: Thuộc toàn bộ bảng chữ cái (29 chữ)
Phương pháp: Luyện tập
Bài 1: Điền vào chỗ trống: s / x, ăn / ăng.
Thầy sửa lời phát âm cho HS
Bài 2: Viết tiếp các chữ cái theo thứ tự đã học
Bài 3: Điền chữ cái vào bảng
Nêu yêu cầu bài
Thầy sửa lại cho đúng
+ Học thuộc lòng bảng chữ cái
Thầy xóa những chữ ở cột 2
Thầy xóa chữ viết ở cột 3
Thầy xóa bảng
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Thầy cho HS nhắc lại qui tắc viết chính tả với g/gh
Đọc lại tên 10 chữ cái
Xem lại bài
Chuẩn bị: Chính tả: Làm việc thật là vui
- Hát
àĐDDH: Bảng phụ
- Bài: Phần thưởng
- 2 câu
- Dấu chấm (.)
- Viết hoa chữ cái đầu
- Viết hoa chữ cái đầu lùi vào 1 ô
- Cuối năm, tặng, đặc biệt
- HS viết vở – chữa lỗi
à ĐDDH: Bảng phụ
- 2 HS lên bảng điền
- lớp nhận xét và viết vào vở
- HS nêu miệng làm vở
- Trò chơi gắn chữ cái vào bảng phụ
- HS nêu
- Vài HS điền trên bảng lớp, HS nhận xét
- Lớp viết vào vở
- HS viết lại
- HS nhìn cột 3 đọc tên 10 chữ cái
- HS nhìn cột 2 nói hoặc viết lại tên 10 chữ cái.
- HS đọc thuộc lòng
- g đi với: a, o, ô, u, ư,
- gh đi với: i, e, ê
- HS đọc
v Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 3: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiễu nội dung bài
Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới
Biết được lợi ích của mỗi vật, mỗi con vật.
Nắm được ý của bài. Làm việc mang lại niềm vui (lao động là hạnh phúc)
2. Kỹ năng:
Đọc trơn cả bài
Từ ngữ: Các từ có vần khó: oanh, oet; Các từ dễ sai do ảnh hưởng của phương ngữ: tích tắc, sắc xuân, nhặt rau, bận rộn. Các từ mới
Câu: Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm và giữa các cụm từ
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần lao động hăng say.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, bảng từ
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Phần thưởng
3 HS đọc 3 đoạn + TLCH?
Nêu những việc làm tốt của bạn Na
Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng, vui mừng ntn?
3. Bài mới
Giới thiệu: Nêu vấn đề (1’)
Hằng ngày các em đi học, cha mẹ đi làm. Ra đường các em thấy chú công an đứng giữ trật tự, bác thợ đến nhà máy, chú lái xe chở hàng đến trường các em thấy Thầy cô ai cũng bận rộn nhưng vì sao bận rộn, vất vả mà ai cũng vui, ngày nào cũng đi học, đi làm? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp em hiểu được điều đó.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Luyện đọc và hiểu nghĩa từ
Phương pháp: Phân tích giảng giải
Đoạn 1: Từ đầu . . . tưng bừng
Nêu những từ ngữ cần luyện đọc
Nêu những từ ngữ khó hiểu
Đặt câu với từ tưng bừng
Đoạn 2: Đoạn còn lại
Các từ ngữ cần luyện đọc
Các từ ngữ khó hiểu
Đặt câu với từ “nhộn nhịp”
Luyện đặt câu.
Thầy lưu ý ngắt câu dài
Quanh ta/ mọi vật, / mọi người/ điều làm việc/. Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ/, ngày xuân thêm tưng bừng.
Thầy sửa Cho HS cách đọc.
Luyện đọc đoạn
Thầy chỉ định 1 số HS đọc. Thầy tổ chức cho HS từng nhóm đọc và trao đổi với nhau về cách đọc
Thầy nhận xét
v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìmhiểu bài
Mục tiêu: Hiểu ý của bài
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
Hãy kể thêm những con, những vật có ích mà em biết.
Em thấy cha mẹ và những người xung quanh biết làm việc gì?
Bé làm những việc gì?
Câu nào trong bài cho biết bé thấy làm việc rất vui?
Hằng ngày em làm những việc gì?
Em có đồng ý với bé là làm việc rất vui không?
Thầy chốt ý: Khi hoàn thành 1 câu việc nào đó ta sẽ cảm thấy rất vui, vì công việc đó giúp ích cho bản thân và cho mọi người.
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu:Đọc thể hiện cảm xúc
Phương pháp: Thực hành
Thầy đọc mẫu lưu ý giọng điệu chung vui, hào hứng.
Thầy uốn nắn sửa chữa.
Củng cố – Dặn dò (3’)
Bài tập đọc hôm nay là gì?
Câu nào trong bài nói ý giống như tên bài?
Thầy chốt ý: xung quanh ta mọi vật, mọi người đều làm việc. Làm việc mới có ích cho gia đình, xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta niềm vui rất lớn.
Đọc bài diễn cảm
Chuẩn bị: Luyện từ và câu
- Hát
- HS nêu
- Hoạt động nhóm
à ĐDDH: Tranh, bảng từ
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Quanh, tích tắc, việc, vải chín, rực rỡ, sắc xuân.
- Sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng (chú thích SGK)
- Lễ khai giảng tưng bừng
- Ngày mùa làng xóm tưng bừng như ngày hội.
- Quét nhà, bận rộn, nhộn nhịp
- Nhộn nhịp: Đông vui có nhiều người, nhiều việc cùng 1 lúc.
- Đường phố lúc nào cũng nhộn nhịp.
- Giờ ra chơi, cả sân trường nhộn nhịp
- Mỗi HS đọc 1 câu đến hết bài
- HS đọc
- Từng nhóm cử đại diện thi đọc
- Lớp nhận xét
- Lớp đọc đồng thanh
- Các vật: Cái đồng hồ báo giờ, cành đào làm đẹp mùa xuân. Các con vật: Gà trống đánh thức mọi người, tu hú báo mùa vải chín, chim bắt sâu
- Bút, quyển sách, xe, con trâu, mèo.
- Mẹ bán hàng, bác thợ xây nhà, bác bưu tá đưa thư, chú lái xe chở khách.
- Làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, trông em
- Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà côn g việc lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng vui
- HS tự nêu
- HS trao đổi và nêu suy nghĩ.
- HS đọc
- HS đọc toàn bài
- Làm việc thật là vui
- Câu: Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp cũng vui.
MÔN TOÁN
Tiết 7: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giới thiệu bước đầu tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ
2. Kỹ năng:
Nhận biết vàgọi tên đúng các thành phần trong phép trừ
Cũng cố về phép trừ (không nhớ) các số có 2 chữ số và giải bài toán có lời văn
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ: mẫu hình, thẻ chữ ghi sẵn, thăm
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Đêximét
Thầy hỏi HS: 10 cm bằng mấy dm?
1 dm bằng mấy cm?
HS sửa bài 2 cột 3
20 dm + 5 dm = 25 dm
9 dm + 10 dm = 19 dm
9 dm - 5 dm = 4 dm
35 dm - 5 dm = 30 dm
3. Bài mới
Giới thiệu: Nêu vấn đề (2’)
Các em đã biết tên gọi của các thành phần trong phép cộng. Vậy trong phép trừ các thành phần có tên gọi không, cách gọi có khác với phép cộng hay không. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Số bị trừ – số trừ – hiệu”
Phát triển các hoạt động (26’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu số bị trừ – số trừ – hiệu
Mục tiêu: Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
Phương pháp: Trực quan, phân tích
Thầy ghi bảng phép trừ
59 – 35 = 24
Yêu cầu HS đọc lại phép trừ. Thầy chỉ từng số trong phép trừ và nêu.
Trong phép trừ này, 59 gọi là số bị trừ (thầy vừa nêu vừa ghi bảng), 35 gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu.
Thầy yêu cầu HS nêu lại.
Thầy yêu cầu HS đặt phép tính trừ trên theo cột dọc.
File đính kèm:
- Tuan 2.1.doc