A. Mục tiêu
+ Học sinh được củng cố lại kiến thức về văn bản
+ Làm bài tập trong SGK, các bài tập nâng cao ,mở rộng rèn luỵen kỹ năng.
B. Tiến trình
I. Một số điểm cần chú ý
* Về nội dung:
- Thông qua câu truyện cảm động về cảnh chia tay bất đắc dĩ giữa hai anh em Thành,Thuỷ trong một tình huống đặc biệt là bố mẹ li dị nhau ,tác giả đã xoáy vào nỗi đau tinh thần mà những người làm cha làm mẹ đã vô tình gây ra cho con mình: tổ ấm gia đình bị tan vỡ, cha mẹ li hôn, anh em chia lìa.Đây cũng là vấn đề chung của toàn xã hội , trách nhiệm của mọi người mà trực tiếp là những người làm cha mẹ
* Về nghệ thuật
- Cách xây dựng tình huống, kể chuyện tự nhiên, chân thật, chi tiết bất ngờ
- Ngôi kể thứ nhất,chọn nhân vật độc đáo,xây dựng tâm lý nhân vật
- Dựng cảnh tinh tế
144 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12532 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tăng cường ngữ văn 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
CỦNG CỐ VĂN BẢN
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
A. Mục tiêu
+ Học sinh được củng cố lại kiến thức về văn bản
+ Làm bài tập trong SGK, các bài tập nâng cao ,mở rộng rèn luỵen kỹ năng.
B. Tiến trình
I. Một số điểm cần chú ý
* Về nội dung:
- Thông qua câu truyện cảm động về cảnh chia tay bất đắc dĩ giữa hai anh em Thành,Thuỷ trong một tình huống đặc biệt là bố mẹ li dị nhau ,tác giả đã xoáy vào nỗi đau tinh thần mà những người làm cha làm mẹ đã vô tình gây ra cho con mình: tổ ấm gia đình bị tan vỡ, cha mẹ li hôn, anh em chia lìa..Đây cũng là vấn đề chung của toàn xã hội , trách nhiệm của mọi người mà trực tiếp là những người làm cha mẹ
* Về nghệ thuật
- Cách xây dựng tình huống, kể chuyện tự nhiên, chân thật, chi tiết bất ngờ
- Ngôi kể thứ nhất,chọn nhân vật độc đáo,xây dựng tâm lý nhân vật
- Dựng cảnh tinh tế
II. Bài tập luyện tập
a. Bài tập SGK
Bài số 1
Hãy chỉ rõ thứ tự kể trong truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê". Phân tích rõ tác dụng của thứ tự ấy trong việc biểu đạt nội dung
- Học sinh thảo luận nhóm
- Cử đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu đạt được
* Thứ tự: Đan xen yếu tố kể, tả và biểu cảm
Trình tự thời gian
* Tác dụng
- Tạo sự hấp dẫn cho câu truyện
- Qua sự đối chiếu quá khứ hạnh phúc với hiện tại đau buồn, tác giả làm nổi bật chủ đề: ca ngợi tình anh em sâu sắc, bền chặt cảm động, làm nổi bật bi kịch tinh thần của những đứa trẻ vô tội khi bố mẹ li dị, tổ ấm gia đìh bị chia lìa
Bài số 2:
Chia tay mẹ và em, Thành đã quay vào nhà, đau đớntột cùng, em ghi lại cảm xúc của mình trong một trang nhật kí. Hãy tưởng tượng và ghi lại trang nhật kí đó của Thành
- Học sinh làm việc độc lập
- Giáo viên gọi các em đọc bài làm, nhận xét, chấm chữa
- Lưu ý làm bài
+ Trang nhật kí của Thành phải diễn tả được nỗi đau đớn tột cùng khi biết rằng từ nay anh em họ phải xa nhau mãi mãi: Thành đứng chôn chân, chết lặng..
+ Thành thương em, nhớ em, trách giận bố mẹ đã gây ra cảnh chia lìa giữa hai anh em: lúc nào em cũng nghĩ đến anh, thương anh , nhường nhịn anh, hy sinh vì anh…giờ đây thiếu em anh sẽ sống ra sao? ai sẽ vá áo cho anh, ngóng đợi anh mỗi buổi chiều tan học…
+ Thành hứa với em, tự hứa với lòng mình..
b. Bài tập bổ sung
Bài số1:
- Tìm hiểu ý nghĩa của tên truyện và mối quan hệ giữa tên truyện với nội dung tác phẩm. Theo em vì sao tác giả không đặt tên khác đi, chẳng hạn " Cuộc chia tay của hai anh em"
- Giáo viên để học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút, sau đó các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến.
- Giáo viên chốt lại
+ Tên truyện gợi ra thế giới của trẻ em, búp bê là thứ đồ chơi thân thuộc và được ưa thích của trẻ nhỏ) đồng thời cuộc chia tay của những con búp bê cũng cho thấy sự ngang trái, bất bình thường, liên quan đến trẻ em khiến cho người đọc phải băn khoăn; Vì sao những con búp bê vô tri lại phải chia tay?
+ Tên truyện có liên quan mật thiết đến nội dung truyện : Trong truyện, hai con búp bê rất gần gũi nhau nhưng phải xa cách vì sự chia li của hai anh em Thành và Thuỷ. Tình huống phải chia hai con búp bê là tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình cảm gắn bó, thương yêu nhau của hai anh em. Bởi vậy đấy chính là chi tiết quan trọngcủa truyện ,qua đó chủ đề của truyện được thể hiện thấm thía. Tác giả đặt tên truyện là " Cuộc chia tay của những con búp bê " là rất hayvà hợp lí. Nếu đặt tên truyện khác đi sẽ quá lộ dụng ý của tác giả và không gây được sự chú ý cho người đọc.
Bài số 2
Viết một đoạn văn ngắn chia sẻ tình cảm của em với hai anh em Thành,Thuỷ trong câu truyện
- Bài này giáo viên để học sinh làm việc cá nhân, sau đó chấm chữa
- Yêu cầu bài viết phải chân thành, ngắn gọn bộc lộ được suy nghĩ thật của người viết
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 2
LUYỆN TẬP VỀ BỐ CỤC,
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
A. Mục đích yêu cầu
+ Học sinh được củng cố về lí thuyết
+ Vận dụng được lí thuyết để giải bài tập
B. Tiến trình
I. Nội dung kiến thức cần nhớ
1. Bố cục:
- Khái niệm: là sự bố trí các phần các đoạn theo một trình tự hệ thống rành mạch hợp lí
- Yêu cầu:
+ Các ý được trình bày phải rành mạch
+ Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải hợp lí, đảm bảo cân đối chặt chẽ
+ Các phần của bố cục: Thông thường gồm 3 phần
2. Mạch lạc trong văn bản
- Khái niệm :
- Những biểu hiện cụ thẻ của tính mạch lạc trong văn bản
+ Các phần các đoạn các câu hướng tới một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung
+ Các phần các đoạn, được sắp xếp theo mọt trình tự hợp lí
Lưu ý mạch lạc và bố cục luôn có quan hệ chặt chẽ , thống nhất với nhau trên mọi phương diện,chính mạch lạc chi phối việc lựa chọn bố cục, ngược lại sự rõ ràng trong việc sắp xêp bố cục góp phần làm cho tính mạch lạc của văn bản nổi bật hơn
II. Bài tập luyện tập
a. Các bài tập trong SGK
Bài 3 SGK trg 18
- Học sinh làm việc độc lập, sau đó phát biểu, các bạn khác nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu: Phải khẳng định bố cục chưa hợp lí,chưa đủ các ý theo yêu cầu vì mới nêu được việc làm tốt, chưa khái quát được thành kinh nghiệm.
b. Bài tập bổ sung:
Bài số 1: Chia tay anh theo mẹ về quê ngoại. Ngay hôm ấy Thuỷ đã viết cho anh một lá thư để bày tỏ tìh cảm ,suy nghĩ của mình. Hãy nhập vai vào nhân vật để tìm bố cục hợp lí cho bức thư ấy
a. Một bạn học sinh dự định hoàn thành bố cục của bức thư ấy như sau
+ Mở đầu thư ( thời gian, ngày tháng …)
+ Căn dặn anh chăm sóc hai con búp bê
+ Thông báo cho anh về tình hình cuộc sống của hai mẹ con ở quê
+Nhắc nhở anh nhớ giữ gìn sức khoẻ
+ Nêu tâm trạng buồn và nhớ anh, nhớ hai con búp bê
+ Mong muón ngày đoàn tụ
Theo em các ý trong phần nội dung đã phù hợp chưa? Việc sắp xếp có đảm bảo tính mạch lạc không? vì sao? Nếu cần em hãy giúp bạn sửa lại
b. Trên cơ sở bố cục đã sửa lại đó, em hãy viếtt giúp Thuỷ lá thư
- Học sinh thảo luận nhóm, sau đó cử đại diện trình bày, các tổ khácbổ sung, rút ra dàn ý chung
- Đoạn văn học sinh làm việc độc lập, giáo viên chấm chữa
- Yêu cầu :
+ Học sinh khẳng định được. Nội dung có chỗ chưa hợp lí, ý sắp xếp chưa lô gích, mạch lạc. Không thể căn dặn trước khi hỏi thăm, bộc lộ tình cảm.
+ Bố cục có thể sắp xếp theo thứ tự sau : 1-5-2-4-6
Bài số 2:
Có một văn bản tự sự được viết như sau:
Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ của em sẽ sống thêm bấy nhiêu năm. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh…Ngày nay cúc vẫn được dùng chữa bệnh. Tên y học của cúc là liêu chi
a. Phân tích bố cục , sự liên kết của văn bản.
b. Đặt tên cho câu chuyện
c. Cảm nghĩ của em sau khi đọcvăn bản
- Học sinh thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu đạt được
a. Bố cục
+Phần 1: Câu 1: Giới thiệu hoàn cảnh của câu truyện và nhân vật chính
+ Phần 2. Từ câu 2 đến câu 6: Diễn biến câu truyện
+ Phần 3. Hai câu cuối: khẳng định vai trò giá trị của hoa cúc
b. Sự liên kết
+Mở đầu: Việc tìm thuốc cho mẹ
+ Tiếp theo: Được Phật cho bông cúc, hướng dẫn cách làm thuốc, nói cách để mẹ sống được nhiều năm. Hành động hiếu thảo của cô bé
+Kết thúc: Vai trò của hoa cúc trong y học
=> Văn bản mạch lạc: ý xuyên suốt là thuốc chữa bệnh cho mẹ, rõ nét hơn khi thể hiện được lòng hiếu thảo của cô bé
c. Đặt tên
+ Sự tích hoa cúc có nhiều cánh
+ Lòng hiếu thảo
d. Cảm nghĩ
+ Cảm động trước tình cảm của cô bé đối với mẹ
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3,4
CẢM THỤ CA DAO
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH VÀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
A. Mục đích yêu cầu
+ Học sinh được củng cố kiến thức đã học
+ Làm các bài tập trong sách và một số bài tập mở rộng
B. Tiến trình giờ dạy
I. Một số điểm cần chú ý
+ Ca dao dân ca thuộc thể loại trữ tình dân gian: diễn tả đời sống nội tâm của con người.
+ Nhân vật trữ tình: người mẹ, người vợ, người con…
+ Đặc điểm: ngắn, sử dụng thủ pháp lặp-> tổ chức hình tượng, mang màu sắc địa phương.
II. Bài tập luyện tập
a. Các bài tập trong SGK
Bài số 2: Tìm đọc và chép một số bài ca dao có nội dung tương tự về tình cảm gia đình.
- Bài này giáo viên để học sinh tự làm theo cách thảo luận nhóm sau đó các em lên trình bày
- Yêu cầu: mỗi nhóm tìm được ít nhất ba bài
VD:1, Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
2, Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nườc trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
3, Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
Bài số 2 ( trang 27 ,vở bài tập)
- Lưu ý
Đây là bài tập trắc nghiệm Giáo viên để học sinh suy nghĩ trả lời
- Yêu cầu: Chọn 1 phương án đúng nhất
D. Tình yêu quê hương đất nước.
b. Bài tập bổ sung
Bài số 1
Có bạn cho rằng 4 bài ca dao về tình cảm gia đình có chung những biện pháp nghệ thuật sau:
a. Sử dụng thể thơ lục bát.
b. Hệ thống hình ảnh gần gũi quen thuộc.
c. Về kết cấu ,có một vế mà không có vế thứ hai.
d. Sử dụng hình thức tương phản.
e. Sử dụng thủ pháp nhân hoá.
Theo em ý kiến nào là đúng
- Giáo viên để học sinh suy nghĩ chọn theo phương án mà các em cho là đúng
- Nhận xét, sửa chữa chốt lại
- Yêu cầu: Đúng a,b,c
Bài số 2
Bài ca dao số 4 trong" Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước" hiện có nhiều cách phân tích khác nhau. Người thì cho rằng: Đây là lời hát của chàng trai, chàng khen vẻ đẹp của cánh đồng, rồi khen vẻ đẹp của cô gái=> đây là cách bày tỏ tình cảm với cô gái của chàng trai. Lại có ý kiến cho rằng: đây là lời cô gái: Hiện tại người con gái đẹp trẻ trung,đầy sức sốngnhưng tương lai ai biêt sẽ như thế nào? Phía sau câu thơ là nỗi lo âu, phấp phỏng về tương lai.
Em đồng ý với cách hiểu nào? Vì sao?
- Bài này giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm
( 4 em- TG: 3P )
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày quan điểm, lý do đưa ra cần hợp lý.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên chốt lại nêu ý đúng
- Yêu cầu đạt được:
+ Học sinh nêu được cách hiểu của mình một cách hợp lý. Qua đó cho thấy ca dao giàu tính nghệ thuật, đa nghĩa
+ Cách 1: Là cách hiểu phổ biến hơn dễ nhận thấy.Cánh đồng rộng lớn trù phú đến mức" bát ngát , mênh mông" Trên nền cảnh xanh tươi, đầy sức sống,hình ảnh cô gái hiện lên rất đẹp, vừa trẻ trung, vừa duyên dáng đầy sức sống, cảnh và người hết sức hài hoà.
+ Cách 2: Cánh đồng đẹp ,cô gái cũng đẹp nhưng câu chữ của bài hàm ý sâu sa
* Chữ "Thân em " thường mang sắc thái than thở hoặc giãi bày, bài ca dao không thấy than thở -> có quyền nghĩ đến ngày mai.
* Hai chữ " Phất phơ" thể hiện sự duyên dáng mềm mại nhưng cũng mang tính dự cảmvề ngày mai, đặc biệt là đặt trong mối tương quan đối lập: Cảnh và người . Cánh đồng quá rộng còn người con gái quá nhỏ bé. ( Ca dao cungc có nhiều bài dùng từ "phất phơ" để bày tỏ dự cảm tương lai: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?)
Bài số 3: Chọn một bài ca dao mà em thích nhất, chép lại và phân tích
+ Bài này giáo viên để học sinh làm việc độc lập
+ Chấm chữa bài cá nhân
+ Yêu cầu: Trong bài làm học sinh biết chú ý phân tích kết hợp cả nội dung, nghệ thuật.
* Hướng dẫn học tập
+ Làm hoàn chỉnh bài tập số 3
+ Ôn lại các bài ca dao về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 5
CỦNG CỐ KIẾN THỨC CA DAO
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIÊM
A. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh được củng cố, nâng cao kiến thức.
- Luyện tập làm bài.
B. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định
2. Bài mới
I. Một số điểm cần chú ý:
- Trong ca dao, những câu hát than thân chiếm số lượng lớn.
- Đặc điểm chung: mượn sự vật nhỏ bé, gần gũi là hình ảnh biểu tượng, ẩn dụng, âm điệu buồn, ai oán.
- Những câu hát châm biếm thể hiện NT trào lộng: hình ảnh ẩn dụ, nói ngược, cường điệu. phê phán thói hư, tật xấu.
II. Bài tập luyện tập:
Bài số 1:
a. Bài ca dao nói đến thân phận con cò. Đây là hình ảnh tượng trưng cho số phận của ai? Để diễn tả sự vất vả, lận đận của con cò, bài thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
b. Viết đoạn văn PBCN của em về lời than trong bài ca dao.
- Phần (a) yêu cầu làm tập thể.
+ Học sinh thảo luận nhóm, trình bày bổ sung.
+ Giáo viên chốt lại ý cơ bản.
- Phần (b) làm việc độc lập: Giáo viên chấm chữa.
* Yêu cầu đạt được:
a) Hình ảnh con cò trong văn học dân gian thường tượng trưng cho thân phận người nông dân.
- Diễn tả sự lận đận, vất vả của con cò tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
+ Sử dụng các từ láy hợp lý
+ Sử dụng thủ pháp đối lập:
û Đối lập hình ảnh:
Nước non (rộng lớn) >< một mình (đơn độc)
Thân cò (nhỏ bé) >< thác ghềnh (nguy hiểm)
û Đối lập từ ngữ:
lên > < xuống
đầy > < cạn
û Hình ảnh miêu tả: nhỏ bé, gầy guộc, tội nghiệp: thân còn, gầy, cò con.
û Dùng câu hỏi (2 dòng đầu) khiến lời than thêm sâu sắc, tố cáo rõ nét (ai oán)
b) Học sinh tự làm:
Đoạn văn tuỳ ý nhưng phải chân thực, thể hiện rõ nỗi thương xót, cảm thông (con cò) thấu hiểu cuộc đời người nông dân ẩn sau hình ảnh con cò
=> Phẫn nộ xã hội cũ.
Bài số 2:
Dựa vào chùm ca dao châm biếm đã học và đọc thêm hãy nhận xét về nghệ thuật gây cười đặc sắc mà tác giả dân gian đã sử dụng.
- Bài này yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Sau 5 phút các em trình bày,
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
* Kiến thức cần đạt:
- Nghệ thuật gây cười đặc sắc.
+ Dùng cách nói ngược, đưa ra hiện tượng trái tự nhiên (con mù, cái cò)
+ Dùng cách nói phóng đại (cậu cai)
+ Nhại lời dùng "gậy ông" (Số cô.)
+ Xưng hô châm chọc mát mẻ (cậu cai.)
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 6
LUYỆN TẬP VỀ TỪ LÁY- ĐẠI TỪ
A. Mục đích, yêu cầu
- Học sinh được củng cố về lý thuyết.
- Luyện tập để nắm vững hơn kiến thức.
B. Tiến trình:
1. Ổn định
2. Kiểm tra: Bài tập
3. Bài mới
I. Ôn lý thuyết
1. Khái niệm:
- Phân loại
- Nghĩa
2. Đại từ:
- Khái niệm: Đại từ không có nghĩa cố định, nghĩa của nó phụ thuộc từ mà nó thay.
- Các loại đại từ.
(Phần này giáo viên để học sinh nhắc lại, củng cố kiến thức)
II. Bài tập luyện tập
Bài số 4: (T28)
- Học sinh làm vịêc độc lập.
- Giáo viên chú ý sắc thái ý nghĩa của các từ này.
+ Chú ý: û Nhỏ nhắn: chỉ hình thể nhỏ nhặt, chỉ mức độ.
û Nhỏ nhẻ: chỉ cách thức (ăn uống, nói năng)
û Nhỏ nhen: chỉ tính khí
û Nhỏ nhoi: chỉ sức vóc, số lượng
Bài số 5:
- HS thảo luận, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại
* Kiến thức cần đạt
- Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, nấu nướng, tươi tốt, mệt mỏi, ngọn ngành, ngu ngốc, nảy nở là từ ghép vì chúng tạo bởi các tiếng có nghĩa tuy một số trường hợp nghĩa của tiếng bị mờ, mất đi.
III. Bài tập mở rộng:
Bài 1:
Xếp các từ sau thành 2 nhóm từ láy và từ ghép. Đặt câu với các từ láy: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mở rộng.
- Bài này yêu cầu học sinh làm việc tập thể, hai em lên liệt kê trên bảng, các bạn khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại.
* Kiến thức cần đạt:
- Từ ghép: máu mủ, hoàng hôn, tốt tươi, học hỏi, học hành, mơ mộng.
- Đặt câu hợp lý, phân biệt cách dùng từ.
Bài số 2:
- Tìm 5 từ láy có 3 - 4 tiếng. Đặt câu phần tìm từ, học sinh làm việc tập thể.
- Phần đặt câu học sinh làm việc độc lập.
- Giáo viên chấm chữa.
* Kiến thức cần đạt:
- sạch sành sanh
- đi đi lại lại
- khấp kha khấp khểnh
- lên lên xuống xuống
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 7
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS nhắc lại kiến thức.
- Luyện tập củng cố.
B. Các bước lên lớp:
1. Ổn định
2. Bài mới
* Bài tập luyện tập
- HS nhắc lại những kiến thức cơ bản, sau đó để các em khắc sâu, ghi nhớ.
Đề bài: Hãy kể tiếp câu chuyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" để tìm một cách kết thúc theo suy nghĩ của em.
a. Xác định yêu cầu.
b. Chọn cách kết thúc chuyện, bằng kết thúc mới đó em muốn nhắn nhủ điều gì?
c. Tìm cốt chuyện hợp lý và tóm tắt ngắn gọn cốt chuyện ấy.
d. Câu chuyện của em có sử dụng tên cũ được không? Em dự kiến đặt tên gì cho truyện.
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
- Thảo luận, trình bày.
- Các nhóm bổ sung.
* Hướng giải quyết
a. Xác định yêu cầu:
- Thể loại: văn bản tự sự
- Nội dung: viết tiếp phần sau truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê"
b. Cách kết thúc:
- VD1: Buồn và nhớ em, Thành bỏ nhà đi tìm về quê hương nhưng bị lạc, người bố hốt hoảng đi tìm. Bố và mẹ hối hận.
- VD 2: Một thời gian sau, bố mẹ Thành cảm thấy hối hận. Mẹ dẫn Thuỷ quay trở về để cả gia đình đoàn tụ.
=> Cách kết thúc mới nhắn gửi tới những người làm bố, làm mẹ: Cần trả lại cho tuổi thơ cuộc sống bình yên trong mái ấm gia đình.
c. Cốt truyện:
- HS tuỳ chọn cách kết thúc để dựng cốt truyênh: Trong đó chú ý đến các tình tiết nối tiếp nhau lô gíc dựa trên cơ sở tiếp nối cốt truyện cũ.
- Số nhân vật xuất hiện trong cốt truyện mới không cần nhiều nhưng mỗi nhân vật đều có vai trò tác động làm tiến triển cốt truyện.
d. Đặt tên mới: Búp bê trở lại
* GV lưu ý:
- Các nhân vật phải thể hiện rõ thái độ, tình cảm qua hành động, cử chỉ, lời nói.
- Các chi tiết sắp xếp hợp lý, theo trình tự thời gian.
- Có thể thay đổi ngôi kể.
- Các lời thoại phải có sự lựa chọn.
- Xen văn miêu tả và tự sự.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 8
CỦNG CỐ VĂN BẢN
SÔNG NÚI NƯỚC NAM- PHÒ GIÁ VỀ KINH
A. Mục đích, yêu cầu
- Học sinh được củng cố mở rộng thêm kiến thức về hai văn bản được học.
- Luyện tập giải bài trong SGK và nâng cao.
B. Tiến trình:
1. Ổn định
2. Kiểm tra: sách vở học sinh
3. Bài mới
I. Một số điểm cần chú ý:
Phần này GV giảng thêm để học sinh nắm được, hiểu chắc về kiến thức
1. Thơ ca trung đại:
- Thơ ca trung đại được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
- Nhiều thể loại:
+ Thất ngôn tứ tuyệt (SNNN)
+ Ngũ ngôn tứ tuyệt (PGVK)
+ Lục bát (Bài ca Côn Sơn)
+ Sang thất lục bát (Sau phút chia ly)
2. Văn bản: Sông núi nước Nam
Cách hiểu chữ nghĩa trong từng câu:
Câu 1:
- Đế: hoàng đế (thiên tử) người cai quản cả thiên hạ có quyền phong vương cho các nước chư hầu -> việc xưng đế của Đại Việt thể hiện ý thức độc lập tự quyền, không phụ thuộc vào nước lớn và ý thức bình đẳng quốc gia.
- Cử: nghĩa 1: ở
nghĩa 2: xử lý mọi việc
ở cương vị người đứng đầu, người làm chủ phải hiểu, xử lý mọi công việc.
- Nam đế cư: Vua nước Nam xử lý mọi công việc mà bậc hoàng đế nước Nam phải đảm nhiệm.
- Quốc: nước
Câu 2:
- Định phận: xác định danh phận, chỉ sự xác định địa vị của 1 đế vương, dịch là địa phận chỉ mang nghĩa hẹp.
- Thiên thư: khẳng định địa vị đế của Nam quốc được thiết lập 1 cách hiển nhiên.
Câu 3:
- Nghịch lỗ: không chỉ là lũ giặc bạo ngược làm trái đạo trời mà còn hiểu là tù binh, phản chủ, hạ lưu phản chủ.
Câu 4:
- Hành khan: sẽ xảy ra, sẽ lặp lại.
+ 1075: Quân Tống gây hấn và đại bại.
+ 1077: Quân Tống lại sang xâm lấn ắt phải tan tành một lần nữa.
3. Văn bản: Phò giá về kinh
- ND: Nêu nên hai chiến thắng vang dội của quân dân nhà Trần góp phần xoay chuyển thế trận tạo điều kiện cho Trần Quang Khải hộ giá vua về Thăng Long.
- Bày tỏ khát vọng hoà bình và niềm tin đối với đất nước.
II. Bài tập luyện tập
Bài số 1:
Bài "Sông núi nước Nam" tại sao được coi là bản tuyên ngôn độc lập.
- HS thảo luận, căn cứ vào khái niệm tuyên ngôn đọc lập để chỉ ra các yếu tố từ đó khẳng định là tuyên ngôn độc lập.
* Kiến thức cần đạt
- Bài thơ khẳng định vững chắc về quyền bình đẳng của non sông Nam quốc (của Nam đế) cùng Bắc quốc (Bắc đế) thể hiện quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt: nhất định sẽ đập tan âm mưu xâm lược dù kẻ thù mạnh và nham hiểm đến đâu.
Bài số 2:
Qua bài thơ "Phò giá về kinh" em hiểu thêm điều gì về hào khí Đông A.
- HS trao đổi, thảo luận.
- Cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh thêm.
- GV chốt lại.
* Yêu cầu cần đạt:
- Một trong những đặc điểm về tinh thần nổi bật của quân dân tướng sĩ đại Việt đời Trần: đó là ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập chủ quyền và khát vọng xây dựng đất nước thái bình muôn thủa.
Bài 3: Cả hai bài thơ đều thể hiện tư tưởng
a. Tình cảm thống nhất của dân tộc, đó là tư tưởng gì? Tình cảm gì?
- HS trao đổi, thảo luận.
- GV hướng dẫn.
* ý cần đạt
- Cả hai bài thơ đều thể hiện tư tưởng tình cảm thống nhất của dân tộc. Đó là:
+ ý thức về độc lập chủ quyền, ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc và khát vọng xây dựng đất nước thái bình.
b. Đặc điểm chung về nghệ thuật của hai bài thơ:
- Thất ngôn tứ tuyệt đường luật viết bằng chữ Hán.
- Ngôn ngữ cô đọng hàm súc
- Biểu ý trực tiếp kết hợp biểu cảm.
Bài 4: Phát biểu cảm nghĩ của em về 1 trong hai bài thơ trên.
- HS về nhà làm bài.
- Chú ý thể hiện được một số điểm: tự hào về ý thức độc lập tự chủ.
Câu 1: Bài thơ "Sông núi nước Nam" nêu bật nội dung gì?
A. Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.
B. Nước Nam là một đất nước văn hiến
C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh
D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.
Câu 2: Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ là gì?
A. Tự hào về chủ quyền dân tộc
B. Khẳng định quyết tâm chiến đấu chống giặc xâm lăng
C. Tin tưởng ở tương lai tươi sáng của đất nước.
D. Gồm 2 ý A và B.
Câu 3: Văn bản "Sông núi nước Nam" giúp chúng ta có niềm tự hào, tin vào chủ quyền dân tộc, có thêm tinh thần phản kháng chiến tranh xâm lược của ngoại bang.
- Tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền của ông cha ta.
- Tin tưởng vào sự bền vững của dân tộc.
Þ Từ những gợi ý nêu trên viết thành một đoạn văn ngắn.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản "Sông núi nước Nam"
- Học sinh làm bài Þ giáo viên nhận xét.
Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GIAO AN TANG CUONG NGU VAN 6 20132014.doc