Giáo án Tập đọc 2 bài: Bàn tay dịu dàng

 Môn : Tập đọc

Bài : BÀN TAY DỊU DÀNG

I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 -Hiểu nội dung bài:thái độ dịu dàng đầy yêu thương của thầy giáo đã động viên an ủi bạn học sinh đang buồn vì bà mất, làm bạn càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy

 -Đọc trơn toàn bài , đọc đúng các từ khó . biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu

 - kính yêu thầy cô giáo, cố gắng học tốt

II/ CHUẨN BỊ:

 1. GV: viết các câu cần luyện đọc

 2. HS:

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra: 2hs đọc và trả lời câu hỏi bài Người mẹ hiền/63

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4545 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 2 bài: Bàn tay dịu dàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2007 Môn : Tập đọc Bài : BÀN TAY DỊU DÀNG I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Hiểu nội dung bài:thái độ dịu dàng đầy yêu thương của thầy giáo đã động viên an ủi bạn học sinh đang buồn vì bà mất, làm bạn càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy -Đọc trơn toàn bài , đọc đúng các từ khó . biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu - kính yêu thầy cô giáo, cố gắng học tốt II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: viết các câu cần luyện đọc 2. HS: III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 2hs đọc và trả lời câu hỏi bài Người mẹ hiền/63 3. Bài mới : Hoạt động Giáo viên Học sinh 1. GTB 2.Luyện đọc 3.Tìm hiểu bài 4.Luyện đọc lại 5.Củng cố - Nêu mục đích yêu cầu * Đọc mẫu * Hướng dẫn luyện đọc ,kết hợp giải nghĩa từ a. Đọc từng câu! -Theo dõi, nhận xét, sửa sai - Hướng dẫn đọc câu dài b. Đọc từng đoạn trước lớp - chia đoạn: -đoạn 1: từ đầu… vuốt ve - đoạn 2: nhớ bà … bài tập - đoạn 3:còn lại - dịu dàng: mềm mại và nhẹ nhàng c. Đọc từng đoạn trong nhóm ! d. Thi đọc giữa các nhóm * Đọc các câu hỏi sgk/66 _Thảo luận tìm hiểu câu hỏi * Theo dõi ,nhận xét ,chốt ý sau mỗi câu - vì sao An buồn như vậy ? - khi biết an chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo ra sao? - vì sao An lại nói tiếp sáng mai em sẽ làm bài tập ? - chốt: thái độ dịu dàng đầy thương yêu của thầy giáo đã động viên, an ủi an đang đau buồn vì bàmất làm bạn ấy càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy - hướng dẫn đọc theo vai - Nhận xét , đánh giá - An đã nói gì với thầy giáo ? - Nhận xét, dặn dò : Về nhà đọc lại bài - Theo dõi sgk/66 - tiếp nối nhau đọc từng câu (3 lượt) - tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp ( 2 lượt) - Kết hợp đọc từ chú giải sgk/66 - thế là / chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích / chẳng bao giờ An còn được bà âu yếm, vuốt ve// - thưa thầy / hôm nay em chưa làm bài tập// - tốt lắm!// thầy biết em nhất định sẽ làm // - nhóm 2 hs lần lượt đọc từng đoạn - 3 nhóm cử 3 bạn thi đọc -1 em đọc , lớp đọc thầm 1.lòng An nặng trĩu nỗi buồn nhớ bà An ngồi lặng lẽ - vì An yêu bà … - thầy không trách … 2. vì thầy thông cảm với nỗi buồn của An … không phải vì an lười biếng không chịu làm bài - vì sự thông cảm của thầy đã làm An cảm động 3. thầy nhẹ nhàng xoa đầu an , bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, yêu thương - 3 nhóm phân vai thi đọc toàn bài - lớp theo dõi, nhận xét - tự nêu ý kiến Môn : Luyện từ và câu - Tiết:8 Bài: TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG , TRẠNG THÁI, DẤU PHẨY I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Phân biệt được các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu. Biết dùng dấu phẩy - Biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỡ trống trong bài đồng dao, biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm một chức vụ trung tâm II/ CHUẨN BỊ: ( Phương tiện – ĐDDH) 1. Giáo viên: -viết bài tập 1,2,3 2. Học sinh: -Vở bài tập III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Tìm 5 từ chỉ hoạt động của học sinh? -Điền từ vào chỗ chấm - Cô giáo đang … bài, Bạn Lan đang … truyện. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. GTB 2. Hướng dẫn làm bài tập 3. Củng cố: - Nêu mục đích yêu cầu Bài 1 ( làm miệng) - Đọc y/c: tìm các từ chỉ hoạt động ,trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu đã cho - Hướng dẫn trên bảng phụ - Làm việc theo nhóm - Làm việc cả lớp + Nêu tên các con vật ? +sự vật trong mỗi câu * Chốt lời giải đúng Bài 2 - Nêu yêu cầu( làm miệng) - Làm việc theo nhóm - Làm việc cả lớp -Mời một số em đọc lại bài đồng dao đã điền hoàn chỉnh Bài 3 : (bài viết ) - Nêu yêu cầu - Cho cả lớp nhận xét - Yêu cầu hs đọc kĩ các câu đã cho và làm bài vào vở - Chấm một số vở, nhận xét - Nhận xét bài trên bảng - Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người? Các từ ấy trả lời cho câu hỏi gì? * Chốt : để tách các từ chỉ hoạt động trong một câu ta dùng dấu phẩy * Nêu các từ chỉ hoạt động? - Chốt nội dung bài - Nhận xét dặn dò: Về nhà làm lại các bài tập, và tập đặt câu theo mẫu đã học - trao đổi với nhau và ghi tên các từ chỉ hoạt động, trạng thái ra giấy nháp - 3 hs lần lượt lên bảng gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái a) con trâu ăn cỏ. b) đàn bò uống nước dưới sông. c) mặt trời toả ánh nắng rực rỡ. - trâu, bò, mặt trời - ăn, uống, toả - 1 em đọc y/c sgk/ 67, lớp theo dõi - 2 hs cùng thảo luận - chọn từ trong ( ) thích hợp với mỗi chỗ trống:( giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn) Con mèo, con mèo Đuổi theo con chuột Giơ vuốt nhe nanh Con chuột chạy quanh Luồn hang, luồn hốc -2 hs đọc - có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau? -1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở a) Lớp em học tập tốt, lao động tốt. b) Cô giáo chúng em rất thương yêu, quý mến học sinh. c) Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. - tự nêu ý kiến Môn: Toán - Tiết: 28 Bài: 47 +25 I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Biết thực hiện phép cộng dạng 47 + 25( tự đặt tính rồi tính),củng cố phép cộng dạng 7+5 và 47+5 - Đặt tính và biết cộng có nhớ thành thạo - Yêu thích học toán, tính chính xác II/ CHUẨN BỊ: ( Phương tiện - ĐDDH) 1. Giáo viên: 6 bó 1 chục que tính và 12 que tính rời 2. Học sinh: bảng con III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định 2. Kiểm tra :(2 hs lên bảng làm bài) đặt tính rồi tính : 87 + 4 , 77 + 5 ,67 + 6 , 37 + 9 , 57 + 7 , 47 + 8 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Giới thiệu bài 2. Giới thiệu phép cộng 49 + 25 3. Thực hành 4. Củng cố - Nêu mục đích yêu cầu * Nêu bài toán: có 47 que tính, thêm 25 que tính nữa, hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? -Yêu cầu hs nhìn hình vẽ sgk , nhẩm và nêu kết quả - Gọi vài em nêu kết quả * Chốt lại cách thực hiện như sgk * Vậy : 47 + 25 = ? - Cho hs nêu cách đặt tính, kết hợp gv ghi bảng + 47 25 72 * Chốt: đặt các số hạng thẳng cột, đơn vị dưới đơn vị, chục dưới chục, cộng từ phải sang trái Bài 1: tính - Ghi đề lên bảng -Chấm một số vở,nhận xét - Nhận xét bảng lớp + Bài 2 - Nêu yêu cầu - Ghi bảng các phép tính và kết quả - Cho hs ghi nhận xét đúng thì ghi đ, sai ghi s - Nhận xét Bài 3 - Đọc đề bài - Cho hs hỏi đáp tìm hiểu đề - Yêu cầu hs nêu cách tóm tắt đề - Làm bài vào vở - Chấm và sửa bài * Nêu cách đặt tính và tính phép tính sau : 57 + 35 * Chốt : phải đặt tính thẳng cột, số đơn vị thẳng cột đơn vị, số chục thẳng cột chục và tính từ phải sang trái - Nhận xét dặn dò:Xem lại các bài tập - Theo dõi - nhẩm và nêu kết quả 47 +25 = 72 -1 em nêu cách đặt tính: viết 25 dưới 47 sao cho thẳng cột đơn vị với đơn vị, chục với chục, rồi cộng từ phải sang trái - 1em nêu cách cộng: 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1 4 cộng 2 bằng 6 thêm 1 bằng 7 - lần lượt 2 hs lên bảng làm bài, lớp làm bảng con + + + + 17 37 47 57 67 24 36 27 18 29 41 73 74 75 96 + + + 77 28 39 47 29 3 17 7 9 7 80 45 46 56 36 -1em lên bảng làm, lớp làm vào vở - ghi bảng con + + + + 37 37 29 47 5 5 16 14 42 (đ) 87 (s) 35( s) 61 (đ) Tóm tắt Nữ có : 27 người Nam có : 18 người Tất cả : … người ? Bài giải Số người trong đội có là: 27 + 18 = 45( người ) Đáp số : 45 người - 2 hs nêu . lớp nhận xét Môn : Tự nhiên – xã hội - Tiết 6 Bài : TIÊU HOÁ THỨC ĂN I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học sinh có thể nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già - Hiểu ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp thức ăn tiêu hoá dễ dàng, chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại - Biết bảo vệ cơ quan tiêu hoá II/ CHUẨN BỊ: 1. GV : Tranh cơ quan tiêu hoá 2. HS: sgk III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Nói tên các cơ quan tiêu hoá - Nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá 3. Bài mới: Hoạt động Giáo viên Học sinh 1. Khởi động 2. Thực hành và thảo luận 3. Làm việc với sgk 4. Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống 5.Củng cố -Khởi động lại trò chơi : chế biến thức ăn * Giúp hs nhận biết sự tiêu hoá ở dạ dày - Khi nhai bánh mì trong miệng em hãy nói về vị của thức ăn đó? * Nhận xét, kết luận: ở miệng thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ơ đây thức ăn được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dàyvà một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng * Sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột gìa - Làm việc theo nhóm - Làm việc ca lớp, gọi hs trả lời các câu hỏi * Nhận xét chốt các ý - Đưa ra 2 câu hỏi 1. Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ? 2. Tại sao chúng ta không nên chạy, nhảy , nô đùa sau khi ăn? * Chốt: - Ta nên ăn chậm nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn, làm cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi. Thức ăn nhanh chóng được tiêu hoá và nhanh chóng biến thành các chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể. - Sau khi ăn no ta cần nghỉ ngơi để dạ dày làm việc, tiêu hoá thức ăn , nếu ta chạy nhảy ngay dễ bị cảm giác đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm tác dụng của sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày * Liên hệ thực tế : - Vì sao phải ăn chậm , nhai kĩ? - Ơ nhà sau khi ăn no xong em thường làm gì? * Chốt nội dung bài -Nhận xét,dặn dò: Xem lại bài và thực hành tốt chú ý ăn chậm, nhai kĩ để bảo vệ cơquan tiêu hoá - cả lớp đứng lên làm theo hiệu lệnh (như tiết trước) - nêu nhận xét -theo dõi, quan sát - đọc thầm trong sgk - 2 hs hỏi đáp các câu hỏi 1. Vào đến ruột non thức ăn được tiếp tục biến đổi thành gì? (… chất bổ dưỡng) 2. Phần chất bổ có trong thức ăn được đưađi đâu ? để làm gì?(… thấm qua ruột non vào máu đi nuôi cơ thể) 3.Phần chất bã được đưa đi đâu?(… đưa xuống ruột già) 4. Ruột già có vai trò gì trong quá tình tiêu hoá?( biến chất bã thành phân rồi đưa ra ngoài) 5. Tai sao chúng ta cần đi đại tiện hàng ngày ? (… để tránh bị táo bón) - thảo luận theo nhóm cặp -trả lời câu hỏi - tự nêu ý kiến

File đính kèm:

  • docban tay diu dang(1).doc
Giáo án liên quan