Giáo án Tập đọc 2 bài: Lá thư nhầm địa chỉ

TẬP ĐỌC

BÀI : LÁ THƯ NHẦM ĐỊA CHỈ

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức

-Học sinh nắm nội dung bài đọc, đọc được cả bài ,hiểu nghĩa các từ mới

2.Kĩ năng

- Đọc ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm, phẩy, đọc phân biệt giọng đọc của các nhân vật nắm cách

ghi địa chỉ trên phong bì.

3.Thái độ

- Nhơ không được bóc thư, xem trộm thư của người khác (vì như vậy là không lịch sự, vi

phạm pháp luật).

II. Chuẩn bị :

-GV: Một phong bì đã dùng, có dán tem và dấu bưu điện.Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

-HS : Mỗi HS mang đến một phong bì thư chưa dùng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 2 bài: Lá thư nhầm địa chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng 1 năm 200. TẬP ĐỌC BÀI : LÁ THƯ NHẦM ĐỊA CHỈ I. Mục tiêu : 1.Kiến thức -Học sinh nắm nội dung bài đọc, đọc được cả bài ,hiểu nghĩa các từ mới 2.Kĩ năng - Đọc ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm, phẩy, đọc phân biệt giọng đọc của các nhân vật nắm cách ghi địa chỉ trên phong bì. 3.Thái độ - Nhơ không được bóc thư, xem trộm thư của người khác (vì như vậy là không lịch sự, vi phạm pháp luật). II. Chuẩn bị : -GV: Một phong bì đã dùng, có dán tem và dấu bưu điện.Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. -HS : Mỗi HS mang đến một phong bì thư chưa dùng. III. Các hoạt động : Hoạt động của thầy Hoạt động của ttrò 1.Khởi động : (1') 2. Bài cũ: (4’) Chuyện bốn mùa -Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài và trả lời các câu hỏi sau: +Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời của nàng Đông? +Mùa ha5, mùa thu, mùa đông có gì hay? -Nhận xét và cho điểm. 3.Giới thiệu bài: (2’) Giới thiệu một phong bì thư có dán tem, có dấu bưu điện, nói: Muốn thăm hỏi hoặc báo tin cho người thân ở xa, ta có thể viết thư bỏ vào phong bì, dán lại, gửi qua đường bưu điện. Bài học hôm nay có tên gọi Lá thư nhầm địa chỉ.Qua bài đọc, các em sẽ hiểu vì sao phải ghi địa chỉ trên phong bì cẩn thận, vì sao không được bóc thư, xem thư của người khác. Chúng ta hãy cùng đọc để biết những điều đó nhé! -Ghi tựabài lên bảng. 4.Phát triển các hoạt động : Hoạt động 1(12’):GV đọc mẫu và luyện đọc cho học sinh . PP : Đọc mẫu , thực hành , giảng giải ĐDDH :Bảng phụ , SGK GV đọc mẫu toàn bài: - Giọng đọc phù hợp với lời các nhân vật: giọng bác đưa thư gọi sốt sắng; giọng Mai và mẹ ngạc nhiên; lời mẹ dịu dàng , ôn tồn bảo Mai đi gặp bác tổ trưởng. Nhấn giọng các từ ngữ: chợt, ngạc nhiên, không nhỉ, làm gì, đúng là, đừng bóc thư, thầm mong. b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. b.1) Đọc từng câu: -Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. -Hướng dẫn HS đọc một số từ khó: Lạch Tray, thư gửi, chuyển giúp, vòng về. b.2) Đọc từng đoạn trước lớp: -Yêu cầu Hs đọc đoạn Yêu cầu HS đọc chú giải một số từ: Điện Biên Phủ, ngạc nhiên, bưu điện. -Hướng dẫn HS luyện đọc một số câu khó: + Người gửi: / Nguyễn Viết Nhân / hai mươi sáu / đường Lạch Chay /Hải Phòng. // + Người nhận : / Ông Tạ Văn Tường / hai mươi tám / đường Điện Biên Phủ / Đà Nẵng. // -Chỉnh sửa cho HS. -Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp. -Nhận xét, sửa sai cho HS. b.3) Luyện đọc trong nhóm: -Yêu cầu HS phân chia nhau đọc bài trong nhóm. b.4) Thi đọc giữa các nhóm. -Yêu cầu các nhóm thi đua đọc bài trước lớp. -Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2 (10’):Hướng dẫn tìm hiểu bài PP: giảng giảng , thực hành ĐDDH : SGK -GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: +Nhận được phong thư, Mai ngạc nhiên điều gì? +Bức thư ấy có gửi cho Mai không? +Người gửi và người nhận có muốn người khác biết những điều họ muốn trao đổi riêng với nhau không? +Tại sao mẹ bảo Mai đừng bóc thư của ông Tường? -GV giới thiệu cách bóc thư: +Nếu thư gửi cho mình, các em sẽ bóc thư như thế nào? à GV vừa làm động tác mẫu vừa nói: Dựng phong thư theo chiều dọc, dỗ nhẹ xuống mặt bàn để lá thư bên trong dồn xuống phía dưới. Sau đó, dùng kéo cắt mép phong thư phía trên. Làm như vậy để lá thư bên trong còn nguyên vẹn. +Trên phong bì thư cần ghi những gì? +Ghi như vậy để làm gì? + Vì sao lá thư của ông Nhân không đến tay người nhận? -GV hướng dẫn HS viết tên người và địa chỉ người nhận, người gửi lên phong bì thư. -Nhận xét cách viết của HS. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.(5’) PP: thi đua ,giảng giải ĐDDH:SGK -Mời một số HS xung phong thi đọc lại toàn bài. -Nhận xét, tuyên dương. -GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS ghi nhớ cách viết một bì thư . -Giáo dục HS không bóc thư của người khác: dó là thể hiện một hành vi có văn hoá. 5.Tổng kết – Dặn dò (1’’) -Yêu cầu HS về nhà tập đọc lại bài. -Chuẩn bị : Thư trung thu. -Hát -HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. -Nhận xét bạn. -Lắng nghe. -Nhắc lại tựa bài. -HS lắng nghe. -1 HS khá đọc, cả lớp đọc thầm theo. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu ho đến hết bài. -HS luyện đọc từ khó. HS đọc đoạn -HS đọc chú giải trong SGK. -HS luyện đọc một số câu khó. -HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp. -HS luyện đọc trong nhóm. -Các nhóm thi đọc trước lớp. -Mai ngạc nhiên về tên người nhận ghi ngoài bì thư là ông Tạ Văn Tường, nhà Mai không có ai mang tên đó, mặc dù địa chỉ đúng là gửi tới nhà Mai. -Bức thư ấy không gửi cho Mai. -Cả hai đều không muốn người khác đọc thư. -Mẹ bảo vậy vì không được bóc thư của người khác. Bóc thư của ngu7òi khác là không lịch sự, thậm chí là phạm pháp. -HS theo dõi. -Trên pong bì thư cần ghi rõ họ tên, địa chỉ người gửi và họ tên, địa chỉ người nhận thư. -Ghi tên địa chỉ người nhận để bưu điện biết cần chuyển thư đến tay ai, ở chỗ nào. -Ghi tên, địa chỉ người gửi để người nhận biết ai gửi thư cho mình và nếu không có người nhận , bưu điện sẽ trả về tận tay người gửi. -Vì bì thư ghi không đúng địa chỉ của người nhận. -HS lắng nghe và thực hành viết trên bì thư hoặc trên giấy nháp. -HS đọc phần viết ngoài bì thư. -HS xung phong đọc bài trước lớp. -Lớp nhận xét.

File đính kèm:

  • docTDOC 3.doc
Giáo án liên quan