Môn Tiếng Việt Phân môn: Tập đọc Tiết: 88, 89 Tuần 33
BÀI : BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kĩ năng
+Đọc đúng các từ ngữ khó, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm dấu phẩy giữa các cụm từ dài.
+Bước đầu phân biệt lời người kể, lời các nhân vật.
+Rèn kĩ năng đọc hiểu
2.Kiến thức
Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài, nắm được sự kiện và các nhân vật lịch sử nói trong bài.
+Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản giàu lòng yêu nước căm thù giặc, tuổi nhỏ chí lớn.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 2 tiết 88, 89 tuần 33: Bóp nát quả cam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Tiếng Việt Phân môn: Tập đọc Tiết: 88, 89 Tuần 33
Bài : Bóp nát quả cam
Mục đích yêu cầu:
1.Kĩ năng
+Đọc đúng các từ ngữ khó, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm dấu phẩy giữa các cụm từ dài.
+Bước đầu phân biệt lời người kể, lời các nhân vật.
+Rèn kĩ năng đọc hiểu
2.Kiến thức
Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài, nắm được sự kiện và các nhân vật lịch sử nói trong bài.
+Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản giàu lòng yêu nước căm thù giặc, tuổi nhỏ chí lớn.
Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ, thẻ chữ, bảng phụ ghi câu dài
Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
5’
A. Kiểm tra bài cũ :
2-3 HS đọc thuộc bài ‘’ Tiếng chổi tre ‘’
-Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
Lời người dẫn : nhanh, hồi hộp
Lời Quốc Toản: khi thì giận dữ nói với lính gác cản đường, khi thì dõng dạc tâu vua
Lời vua : ôn tồn, khoan thai
Luyện đọc câu
Lần 1: đọc đúng các từ ngữ: thuyền rồng, liều chết, lăm le, ngang ngược.
Lần 2: HS đọc chú giải SGK
Đoạn: Đọc từng đoạn trước lớp
Chú ý các câu dài: +Đợi từ sáng đến trưa, / vẫn không được gặp, / cậu bàn liều chết / xô mấy người lính gác ngã chúi, / xăm xăm xuống bến. //
+Quốc Toản tạ ơn Vua, / chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: // “ Vua ban cho cam quí / nhưng xem ta như trẻ con, / vẫn không cho dự bàn việc nước”. // Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, / cậu nghiến răng, / hai bàn tay bóp chặt. //
Đọc từng đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh
1 HS đọc toàn bài
Tiết 2 -
3. Tìm hiểu bài
Câu hỏi 1 : Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? ( Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta)
Thấy sứ giặc ngang ngược, thái độ của Quốc Toản như thế nào?
(vô cùng căm giận)
Câu hỏi 2, 3: Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? (để được nói hai tiếng ‚’’ xin đánh“
Quốc Toản nóng lòng gặp vua như thế nào? (đợi gặp vua từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác vào nơi họp, xăm xăm xuống thuyền)
Câu 4: Vì sao sau khi tâu vua xin đánh , Quốc Toản lại tự đặt thanh gươm lên gáy? (vì cậu biết: Xô lính gác, tự ý xông vào nơi vua họp triều đình là trái phép nước, phải bị trị tội).
Vì sao vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quí? (Vì vua thấy Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc nước).
Câu 5: Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam? (Vì Quốc Toản đang ấm ức bị vua xem như trẻ con, lại căm giận sôi sục khi nghĩ đến quân giặc nên nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt, quả cam vì vậy vô tình bị bóp nát)
4. Luyện đọc lại
2.3 nhóm HS tự phân vai đọc lại truyện
5. Củng cố, dặn dò
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ? (Quốc Toản là một thiếu niên anh hùng/ nhỏ tuổi đã lo việc nước...)
Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
- Ghi đề bài
HS đọc nối tiếp từng câu
HS đọc từng đoạn
Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc trong nhóm
HS đọc thầm từng đoạn, hay cả bài để trả lời các câu hỏi
Thảo luận nhóm
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn Tiếng Việt Phân môn: Tập đọc Tiết: 90 Tuần 33
Bài : lượm
Mục đích yêu cầu:
1.Kĩ năng
+Đọc đúng các từ ngữ khó, biết nghỉ hơi đúng nhịp của bài thơ thể 4 chữ.
+Đọc bài với giọng vui tươi nhí nhảnh hồn nhiên.
+Rèn kĩ năng đọc hiểu
2.Kiến thức
Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài.
+Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi chú bé liên lạc ngồ nghĩnh đáng yêu dũng cảm.
+Học thuộc lòng bài thơ.
Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ, thẻ chữ, bảng phụ ghi câu dài
Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
5’
A. Kiểm tra bài cũ :
2-3 HS đọc thuộc bài ‘’ Bóp nát quả cam ‘’
-Vì sao Quốc Toản lại bóp nát quả cam?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
-Giọng vui tươi nhí nhảnh hồn nhiên, nhấn giọng từ ngữ gợi tả ngoại hình, dáng đi của chú bé: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, huýt sáo, vụt qua, sợ chi.
Luyện đọc câu
Lần 1: đọc đúng các từ ngữ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch...
Lần 2: HS đọc chú giải SGK
Đoạn: Đọc từng khổ thơ trước lớp
Chú ý ngắt nhịp và nhấn giọng:
Chú bé loắt choắt/
Cái xắc xinh xinh/
Cái chân thoăn thoắt/
Cái đầu nghênh nghênh//
Đọc từng đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh
1 HS đọc toàn bài
3. Tìm hiểu bài
Câu hỏi 1 : Tìm những nét đáng yêu ngộ nghĩnh của Lượm trong 2 khổ thơ đầu? (Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, chân đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, như chim chích nhảy trên đường)
Câu hỏi 2, 3: Lượm làm nhiệm vụ gì? liên lạc, chuyển thư ở mặt trận)
Câu 4: Lượm dũng cảm như thế nào?(Lượm không sợ hiểm nguy, vụt qua mặt trận, bất chấp đạn giặc bay vèo vèo, chuyển gấp lá thư „thượng khẩn)
Em hãy tả lại hình ảnh Lượm trong khổ thơ 4?(Lượm đi trên đường quê vắng vẻ, hai bên đường lúa trỗ đòng đòng, chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên biển lúa)
Câu 5: Em thích những câu thơ nào ? Vì sao? (thích khổ 2 vì tả hình ảnh Lượm rất ngộ nghĩnh, tinh nghịch)
4. Học thuộc lòng bài thơ
2.3 nhóm HS đọc thuộc lòng. Thi đọc giữa cá nhân.
5. Củng cố, dặn dò
- Bài thơ ca ngợi điều gì ? (Chú bé liên lạc rất ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm)
Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
- Ghi đề bài
HS đọc nối tiếp từng câu
HS đọc từng khổ
Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc trong nhóm
HS đọc thầm từng khổ, hay cả bài để trả lời các câu hỏi
HS đọc theo nhóm
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn Tiếng Việt Phân môn: Kể chuyện Tiết: 30 Tuần 33
Bài : bóp nát quả cam
Mục đích yêu cầu:
1.Kĩ năng
+Biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự trong truyện.
+Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Bóp nát quả cam”, niết thay đổi giọng kể cho phù hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
+Rèn kĩ năng nghe
2.Kiến thức
+Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản giàu lòng yêu nước căm thù giặc, tuổi nhỏ chí lớn.
Đồ dùng dạy học
4 tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
5’
A. Kiểm tra bài cũ :
2-3 HS kể lại ba đoạn “Chuyện quả bầu”
-Nêu ý nghĩa của câu chuyện
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Hướng dẫn kể
-a . Sắp xếp lại 4 tranh vẽ trong sách theo đúng thứ tự trong truyện.
HS đọc yêu cầu của bài.
-HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK sắp xếp theo thứ tự đúng
- HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự (2-1-4-3)
b. Kể từng đoạn câu chuyện theo 4 tranh minh hoạ đã được sắp xếp.
- Kể chuyện trong nhóm: HS tiếp nối nhau kể lần lượt 4 đoạn của câu chuyện dựa theo 4 tranh. Hết một lượt, lại quay lại từ đoạn 1, thay người kể
-Kể chuyện trước lớp: GV chỉ định nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp . HS nhận xét phần kể của bạn.
c. Kể toàn bộ câu chuyện
-Chỉ định một vài HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Bình chọn những cá nhân kể hay.
5. Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện cho chúng ta biết điều gìì ? (Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản giàu lòng yêu nước căm thù giặc, tuổi nhỏ chí lớn.
Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
- Ghi đề bài
HS làm việc nhóm đôi.
-Tập kể theo nhóm
-HS lần lượt lên kể theo đoạn
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn Tiếng Việt Phân môn: Luyện từ và câu Tiết: 30 Tuần 33
Bài : Từ ngừ chỉ nghề nghiệp
Mục đích yêu cầu:
1.Kĩ năng
+Rèn kĩ năng đặt câu: biết đặt câu với những từ tìm được.
2.Kiến thức
+Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về nghề nghiệp, về phẩm chất của nhân dân Việt Nam
Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ, bảng phụ , bút dạ.
Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
5’
A. Kiểm tra bài cũ :
2-3 HS làm bài tập 1, 2
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài
-Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát lần lượt 6 tranh minh học trong SGK (theo thứ tự đánh số)
-HS trao đổi về nghề nghiệp của những người được vẽ trong tranh.
-HS trình bày trước lớp . GV chốt:
1) công nhân, 2) công an, 3) nông dân, 4) bác sĩ, 5) lái xe, 6) người bán hàng
-Bài tập 2:
- 1HS đọc yêu cầu đề bài
- HS làm việc theo nhóm , viết vào bảng nhóm các từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
- Đại diện nhóm dán kết quả làm việc lên bảng
- Nhấn mạnh một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp: thựo mạy thợ nền, thợ khóa, thợ làm bánh, đầu bếp, bộ đội, phi công, hải quân, giáo viên , kĩ sư, kiến trúc sư, y tá, nhà hải dơng học, nhà du hành vũ trụ, nghệ sĩ, diễn viên, nhà soạn kịch...
- Bài tập 3:
-1HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm
-HS trao đổi theo cặp.
2,3 HS lên bảng viết các từ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam : anh hùn, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng.
-Bài tập 4
-GV nêu yêu cầu của bài
- Cả lớp làm vào vở nháp.
-HS thi tiếp sức: Mỗi HS trong nhóm tiếp nối nhau lên bảng, viết câu mình đặt, rồi chuyển phấn cho bạn.
-Cả lớp nhận xét phần làm việc của các nhóm.
-Cả lớp viết bài vào vở.
Mỗi HS viết ít nhất 2 câu.
VD: Trần Quốc Toản là một thiếu niên anh hùng
Bạn Nam rất thông minh.
5. Củng cố, dặn dò
- HS đặt một câu với từ cần cù.
Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
- Ghi đề bài
-HS thảo luận nhóm
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc
-Cả lớp tham gia
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn Tiếng Việt Phân môn: Tập viết Tiết: 30 Tuần 33
Bài : Chữ hoa V
Mục đích yêu cầu:
1.Kĩ năng
+Rèn kĩ năng viết chữ hoa V kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ.
2.Kiến thức
+Biết viết ứng dụng cụm từ Việt Nam thân yêu theo cỡ nhỏ, chưx viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ mẫu chữ V kiểu 2
-Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trong dòng kẻ li: chữ Việt (dòng 1), Việt Nam thân yêu (dòng 2), vở Tập viết.
Các hoạt động dạy học
Thời gian
Nội dung hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
5’
A. Kiểm tra bài cũ :
-Cả lớp viết vào bảng con chữ Q kiểu 2.
-1HS nhắc lại cụm từ đã tập viết giờ trước
-2,3 HS viết bảng lớp chữ Quân. Cả lớp viết bảng con chữ Quân
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫnviết chữ hoai
-Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ V kiểu 2
Cấu tạo chữ V kiểu 2 cỡ chữ cao 5 li: gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản - 1 nét móc hai đầu (trái-phải), 1 nét cong phải (hơi duỗi, không thật cong như bình thường) và 1 nét cong dưới nhỏ
-Cách viết:
+Nét 1: viết như nét 1 của các chữ U, ư, y (nét móc hai đầu)
+Nét 2: từ điểm DB của nét 1, viết tiếp nét cong phải
+Nét 3: từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết một đường cong dưới nhỏ cắt nét 2, tạo thành một vòng xoắn nhỏ
-GV vừa viết chữ V lên bàng, vừa nhắc lại cách viết.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
-HS đọc cụm từ ứng dụng: Việt Nam thân yêu.
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng : Việt Nam là Tổ Quốc thân yêu của chúng ta.
b. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
-Đồ cao của các chwx cái : các chữ : v, n , h, y cao 2.5 li; chữ r cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li.
-Cách nối nét giữa các chữ: nối nét 1 của chữ i vào sường chữ V
c. Hướng dẫn HS viết chữ Việt vào bảng con.
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở
-HS viết 1 dòng chữ V cỡ vừa: 2 dòng chữ V cỡ nhỏ; 1 dòng chữ Việt cỡ vừa, 1 dòng chữ Việt cỡ nhỏ, 3 dòng cụm từ ứng dung Việt Nam thân yêu.
5. Chấm, chữa bài
5. Củng cố, dặn dò
-HS hoàn thành nốt bài viết trong vở
Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
- Ghi đề bài
File đính kèm:
- Tieng Viet 2 tuan 33.doc