TẬP ĐỌC : (5,6) PHẦN THƯỞNG.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ mới, các từ dễ phát âm sai: trực nhật, bàn tán, bàn bạc, sáng kiến, bí mật.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng.
- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích học sinh làm việc tốt.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tập đọc 2 tuần 2, 3, 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng 9 năm 200
Tập đọc : (5,6) Phần thưởng.
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ mới, các từ dễ phát âm sai: trực nhật, bàn tán, bàn bạc, sáng kiến, bí mật.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng.
- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích học sinh làm việc tốt.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết những câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
A. kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra 3 học sinh.
* Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy-học bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu chủ điểm tuần này: Em là học sinh
- Giáo viên treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì ?
- Giáo viên chỉ vào tranh nói: Đây là cô giáo, cô đang trao phần thưởng cho bạn Na. Na không phải là học sinh giỏi nhưng cuối năm bạn vẫn được cô giáo khen thưởng, các bạn quý mến. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu vì sao bạn Na được thưởng.
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc Đọc từng câu:
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
-Luyện phát âm tiếng khó: Phần thưởng, sáng kiến, bàn bạc, trực nhật, bẻ.
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
Luyện đọc đoạn trước lớp.
-Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn:
- Hướng dẫn cách đọc câu dài:
+Một buối sáng,/ vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm.//
+Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.//
Luyện đọc đoạn trong nhóm:
-Yêu cầu các nhóm luyện đọc trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm:
-Nhận xét, tuyên dương.
Đọc đồng thanh:
-Yêu cầu lớp đồng thanh cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Gọi 1 em đọc lại toàn bài.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Câu 1: Câu chuyện này nói về ai?
-Bạn ấy có đức tính gì?
-Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na?
Câu 2: Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn là gì?
Câu 3: Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
-Na xứng đáng được thưởng, vì có tấm lòng tốt. Trong trường học phần thưởng có nhiều loại: thưởng cho học sinh giỏi, thưởng cho học sinh có đạo đức tốt, thưởng cho học sinh tích cực tham gia văn nghệ.
Câu 4: Khi Na được nhận phần thưởng những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào?
4. Luyện đọc lại:
-Theo dõi học sinh thi đọc lại câu chuyện.
-Nhận xét, tuyên dương.
5.Củng cố, dặn dò:
-Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài.
-Em học được điều gì ở bạn Na?
-Theo em, việc các bạn trong lớp đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có ý nghĩa gì?
-Dặn học sinh chuẩn bị kĩ cho bài kể chuyện: Phần thưởng.
-HS1: Đọc thuộc khổ thơ 1,2 và trả lời câu hỏi:
+Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
-HS 2: Đọc thuộc khổ thơ 3,4 và trả lời câu hỏi:
+Em cần làm gì để không phí thời gian?
HS3: Đọc cả bài
- Tranh vẽ lễ tổng kết năm học
-Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu(l1)
- Hoc sinh phát hiện từ khó,
-Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu(l.2)
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.(l.1)
-Luyện đọc câu dài.
-Đọc đoạn nối tiếp(l.2)
-Đọc chú giải trong sgk.
-Học sinh luyện đọc theo nhóm đôi.
-Các nhóm thi đọc đồng thanh, cá nhân
* Nhận xét.
-Cả lớp cùng đọc dồng thanh cả bài.
-1 học sinh đọc toàn bài.
-Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Nói về một bạn tên là Na.
-Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.
-Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, sẵn sàng san sẻ những gì mình có cho bạn.
-Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người.
-Học sinh phát biểu những suy nghĩ của mình.
+Na vui mừng: đến mức tưởng là nghe nhầm, đỏ bừng mặt.
+Cô giáo và các bạn vui mừng vỗ tay vang dậy vang dậy.
+Mẹ vui mừng: khóc đỏ hoe cả mắt.
-Đọc theo nhân vật.
-Nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay.
-1 học sinh đọc lại toàn bài.
-Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người.
-Biểu dương người tốt, việc tốt.
Thứ tư ngày tháng 9 năm 200
Tập đọc : (7) Làm việc thật là vui.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn: làm việc, quanh ta, tích tắc,bận rộn..., các từ mới: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc-hiểu:
Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới.
Biết được lợi ích công việc của mỗi người, vật, con vật.
Nắm được ý của bài: mọi người, mọi vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui.
II. Đồ dùng dạy-học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 học sinh đọc 3 đoạn của bài phần thưởng và trả lời các câu hỏi.
-Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Hằng ngày em làm gì giúp đỡ bố mẹ? Khi làm việc em cảm thấy thế nào?
-Bài mới:Làm việc thật là vui.
2. Luyện đọc:
Giáo viên đọc mẫu toàn bài,nêu nội dung.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Đọc từng câu:
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
-Luyện phát âm từ khó:
+Làm việc, quanh ta, tích tắc, bận rộn, sắc xuân, rực rỡ.
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
Luyện đọc đoạn trước lớp:
-Chia bài thành 2 đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu............ngày xuân thêm tưng bừng.
+Đoạn 2: Phần còn lại.
-Học sinh đọc từng đoạn.
-Hướng dẫn đọc câu dài:
+Quanh ta,/ mọi vật,/ mọi người/ đều làm việc.
+Con tu hú kêu/ tu hú,/ tu hú.// Thế là sắp đến mùa vải chín.//
+Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng.//
Luyện đọc đoạn trong nhóm:
Thi đọc giữa các nhóm:
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đoạn 1.
-Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
Cả lớp đồng thanh cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Gọi 1 học sinh đọc lại bài.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Câu 1: Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
Câu 2: Bé làm những việc gì?
-Hằng ngày, em làm những việc gì?
-Em có đồng ý với Bé là làm việc rất vui không?
Câu 3: Đặt câu với từ rực rỡ, tưng bừng.
+ Mặt trời toả ánh sáng rực rỡ.
+ Lễ khai giảng thật tưng bừng.
4. Luyện đọc lại
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi đọc lại cả bài.
-Theo dõi, bình chọn cá nhân đọc hay.
5. Củng cố, dặn dò:
-Bài văn giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò Học sinh luyện đọc lại bài, ghi nhớ nội dung bài và chuẩn bị bài sau:Mít làm thơ.
-HS1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na?
-HS 2: Đọc đoạn 2 Và trả lời câu hỏi:
+Theo em các bạn của Na bàn bạc với nhau điều gì?
-HS 3: Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+Bạn Na có xứng đáng được nhận phần thưởng không? vì sao?
- HS trả lời
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu(l.1)
-HS phát hiẹn từ khó.
-HS luyện phát âm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu(l.2)
-HS phát hiện đoạn.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn(l.1).
-Luyện đọc câu dài.
--Đọc đoạn nối tiếp(l.2)
-Đọc chú giải trong sgk.
-Đọc trong nhóm đôi.
-Các nhóm thi đọc đồng thanh, cá nhân.
-Nhận xét.
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
-1 học sinh đọc toàn bài.
-Học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Các vật: Cái đồng hồ báo giờ; cành đào làm đẹp mùa xuân.
-Các con vật: gà trống đánh thức mọi người; tu hú báo mùa vải chín; chim bắt sâu bảo vệ mùa màng.
-Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.
-Học sinh kể công việc thường làm.
-Học sinh tự liên hệ trả lời.
-1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Nhiều học sinh nối tiếp nhau đặt câu.
-4 nhóm cử 4 đại diện lên thi đọc
-Nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay.
-Xung quanh em mọi vật, mọi người đều làm việc. Có làm việc thì mới có ích cho gia đình, cho xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta hạnh phúc, niềm vui rất lớn.
Thứ năm ngày tháng 9 năm 200
Tập đọc: (8) Mít làm thơ.
I.Mục đích, yêu cầu
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: làm thơ, nổi tiếng, Mít, nổi tiếng, vò đầu bứt tai.
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dáu phẩy,chấm hỏi, gạch ngang.
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc-hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu.
Nắm được diễn biến câu chuyện.
Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít.
Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ.
II. Đồ dùng dạy-học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Làm việc thật là vui.
-Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Trong lớp ta có bạn nào đã từng làm thơ?
Làm thơ rất là khó, muốn làm thơ được thì người đó phảI có khiếu và học hỏi rất nhiều. BàI học hôm nay các em xem cậu bé trong bài thơ này làm thơ như thế nào? Qua bài học
“ Mít làm thơ” các em sẽ thấy rõ điều đó.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
-Giáo viên đọc mẫu. Nêu nội dung.
Hướng dẫn luyện đọc:
Đọc từng câu:
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
-Luyện phát âm từ khó: học hỏi, thi sĩ, bắt tay, vò đầu bứt tai.
-Học sinh tiếp tục đọc từng câu.
Luyện đọc đoạn trước lớp
-Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn.
-Hướng dẫn đọc câu dài.
+ ở thành phố Tí Hon,/ nổi tiếng nhất/ là Mít.// Người ta gọi cậu như vậy/ vì cậu chẳng biết gì.//
+ Một lần,/ cậu đến thi sĩ Hoa Giấy,/ để học làm thơ.//
-Học sinh tiếp tục đọc từng đoạn.
Luyện đọc đoạn trong nhóm.
-Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
-Theo dõi học sinh đọc theo nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm
-Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn.
-Nhận xét, tuyên dương.
Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
-Gọi học sinh đọc 2 câu đầu.
Câu 1: Vì sao cậu bé có tên là Mít?
-Yêu cầu 1 em khác đọc tiếp đoạn 2.
Câu 2: Dạo này, Mít có gì thay đổi?
Câu 3 :Ai dạy Mít làm thơ?
-Bài học đầu tiên thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít là gì?
-Hai từ như thế nào được gọi là vần với nhau?
+Hai từ(tiếng) có phần cuối hay phần vần giống nhau thì vần với nhau như vịt-thịt cùng có vần là it, cáo và gáo cùng có vần là ao.
-Mít đã gieo vần thế nào?
-Gieo vần như vậy có buồn cười không, tại sao?
Câu 4: Hãy tìm một tiếg cùng vần với tên em.
4.Luyện đọc lại:
-Tổ chức cho học sinh thi đọc phân vai; Người dẫn chuyện, thi sĩ, Mít, thi sĩ Hoa Giấy.
-Nhận xét, khen cá nhân, nhóm đọc hay.
5. Củng cố, dặn dò:
-Em thấy nhân vật Mít thế nào?
-Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện Mít làm thơ cho người thân nghe.
-Bài sau:Bạn của Nai Nhỏ.
-HS1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+Các con vật, đồ vật xung quanh ta làm những việc gì?
-HS 2: Đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: Tại sao làm việc bận rộn mà lại vui?
- HS3: Đọc cả bài
-Trả lời.
-Học sinh nghe giới thiệu.
-Nghe, theo dõi.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu(l.1).
-HS phát hiện từ khó.
-HS luyện phát âm.
-Học sinh tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng câu (l.2).
-Nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài (l.1).
-HS luyện đọc câu dài.
-Học sinh tiếp tục đọc từng đoạn (l.2).
-Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
-Hsthi đọc cá nhân, đồng thanh.
-Nhận xét.
-Học sinh đồng thanh cả bài.
-1 học sinh đọc lại toàn bài.
-Học sinh đọc thầm và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK.
-Học sinh đọc 2 câu đầu.
-Vì cậu chẳng biết gì. Mít có nghĩa là chẳng biết gì.
-Học sinh đọc tiếp đoạn 2.
-Cậu rất ham học hỏi.
-Thi sĩ Hoa Giấy.
-Thi sĩ dạy Mít thế nào là vần thơ.
-Hai từ có phần cuối như nhau thì gọi là vần.
-Bé-phé.
-Rất buồn cười vì vần không có nghĩa.
-Tự tìm và trả lời.
-Các nhóm thi đọc theo hình thức phân vai.
-Theo dõi, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay.
-Trả lời theo suy nghĩ.
Thứ hai ngày tháng 9 năm 200
Tập đọc :(9,10) Bạn của Nai Nhỏ.
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ ngữ: ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng..
Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ đã chú giải trong SGK: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.
Thấy được các đức tính ở bạn của Nai Nhỉ: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn,dám liều mình cứu người.
Rút ra được nhận xét từ câu chuyện: người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.
II. Đồ dùng dạy-học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng hoạ viết sẵn câu văn hướng dẫn học sinh đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy-học
A.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 học sinh lên bảng đọc 2 đoạn trong bài Mít làm thơ.
-Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
- Giáo viên treo tranh và hỏi: Tranh vẽ những con vật gì ? Chúng đang làm gì
- Muốn biết tại sao chú Nai lại húc ngã con sói, chúng ta sẽ học bài tập đọc “ Bạn của Nai nhỏ” các em sẽ biết rõ điều đó
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, nêu nội dung.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc *Đọc từng câu
-Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
-Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ khó: ngăn cản, hích vai, , hung ác, đuổi bắt, đôi gạc chắc khoẻ, ngã ngửa.
-Học sinh tiếp tục đọc từng câu.
Luyện đọc đoạn trước lớp
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
-Hướng dẫn đọc câu dài
+Sói tóm được Dê Non/ thì bạn con đã kịp lao tới,/ dùng đôi gạc chắc, khoẻ/ húc Sói ngã ngửa.//
+Con trai bé bỏng của cha,/ con có một người bạn như thế/ thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa.//
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
-Nhận xét, tuyên dương.
Đọc đồng thanh
-Cả lớp đồng thanh cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Gọi 1 học sinh đọc lại bài.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1.
Câu 1: Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?
-Cha Nai Nhỏ nói gì?
Câu 2: Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình?
+Rình : Nấp ở một chỗ kín đáo để theo dõi hoặc chờ bắt.
Câu 3: Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất diểm nào?
+ Trong các đặc điểm trên, dũng cảm, dám liều mình vì người khác là đặc điểm thực hiện đức tính cần có ở một người bạn tốt.
Câu 4: Theo em, ngườì bạn tốt là người như thế nào?
+Có sức khoẻ là rất đáng quý-vì có sức khoẻ thì mới làm được nhiều việc.
+Thông minh, nhanh nhẹn là phẩm chất rất đáng quý vì người thông minh, nhanh nhẹn biết xử trí nhanh, đúng đắn trong tình huống nguy hiểm.
+ Người sẵn lòng giúp người, cứu người là người bạn tốt, đáng tin cậy.
4. Luyện đọc lại
-Cho 4 nhóm học sinh thi đọc theo kiểu phân vai.
-Nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm đọc hay.
5. Củng cố, dặn dò:
-Đọc xong câu chuyện, em biết được vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa?
Bài sau: Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A
-HS1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+Dạo này Mít có gì thay đổi?
-HS 2: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+Mít đã chăm chỉ như thế nào?
- HS3: Đọc cả bài và trả lời câu hỏi câu chuyện có gì vui?
-HS trả lời.
-Theo dõi trong SGK và đọc thầm.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu (l.1).
-Phát hiện từ khó.
-Luyện đọc từ khó.
-HS tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng câu (l.2).
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn (l.1).
-Luyện đọc câu dài.
-Học sinh đọc trong nhóm đôi.
-Thi đọc cá nhân, đồng thanh.
-Nhận xét.
-Lớp đọc đồng thanh cả bài.
-1 học sinh đọc lại bài.
-Học sinh đọc thầm và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK.
-Học sinh đọc đoạn 1
-Đi chơi xa cùng bạn.
-Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
-Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối đi..
-Nhanh trí kéo nai Nhỏ chạy khỏi lão Hổ đang rình ngoài bụi cây.
-Lao vào gã Sói, dùng gạc húc Sói ngã ngửa để cứu Dê Non.
-HS tự nêu ý kiến của mình.
-Học sinh thảo luận theo nhóm đôi rồi trả lời.
-Luyện đọc thêo nhân vật.
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
-Vì cha Nai Nhỏ biết con mình sẽ đi cùng một người bạn tốt, đáng tin cậy, dám liều mình giúp người, cứu người.
Thứ tư ngày tháng 9 năm 200
Tập đọc:(11) Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A
(Năm học 2003-2004)
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng những chữ ghi tiếng có vần khó hoặc dễ lẫn.
Đọc bản danh sách với giọng rõ ràng, rành mạch; ngắt nghỉ hơi hợp lý sau từng cột, từng dòng.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Nắm được những thông tin cần thiết trong bản danh sách.
Biết tra, tìm thông tin cần thiết.
3. Củng cố kĩ năng sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy-học:
Giấy bìa khổ to, bút dạ.
Danh sách học sinh của lớp.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 4 học sinh lên bảng, kiểm tra bài Bạn của Nai Nhỏ.
-Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy-học bài mới
1. Giới thiệu bài:
“ Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A”
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
-Giáo viên đọc, nêu nội dung.
b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc bản danh sách.
-Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng dòng trong bản danh sách.
-Hướng dẫn học sinh:
+Đọc đúng và rõ ràng, rành mạch các chữ số ghi ngày sinh.
+Đọc đúng và rõ ràng nơi ở.
- Học sinh tập đọc danh sách theo thứ tự.
-Nhận xét, uốn nắn . Sau đó tăng số dòng cho học sinh tập đọc đúng và rõ ràng.
-Thi đọc toàn bài.
+Trò chơi luyện đọc:
-Phổ biến luật chơi:
+Lần 1: HS lần lượt đọc theo cặp(ví dụ
HS1 nêu số thứ tự-HS2 đọc đúng dòng nội dung của số thứ tự đó.
+Lần 2: HS1 nêu họ tên một người trong danh sách, chỉ định HS2 nói nhanh ngày sinh của bạn đó. Nếu HS2 trả lời đúng, nhanh thì sẽ được đố tiếp bạn khác; nếu nói sai hoặc trả lời ấp úng thì phải đứng tại chỗ để bạn khác nói hộ..
-Nhận xét, tuyên dương.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu1: Bản danh sách gồm những cột nào?
Câu 2: đọc bản danh sách theo hàng ngang.
Câu 3: Tên học sinh trong sách được xếp theo thứ tự nào?
Câu 4: Sắp xếp tên các bạn trong tổ của em dựa theo thứ tự bảng chữ cái.
-Phát cho mỗi tổ 1 tờ giấy khổ to và bút dạ; yêu cầu học sinh làm bài .
-Nhận xét.
4. Luyện đọc lại
-Yêu cầu đọc bản danh sách.
-Nhận xét, tuyên dương cá nhân đọc bản danh sách đúng nhất.
5. Củng cố, dặn dò
Giới thiệu danh sách học sinh của lớp mình, gọi 3 học sinh đọc.
Dặn học sinh về nhà tiếp tục tập đọc, tập tra tìm nhanh thông tin về các bạn có tên trong danh sách.
Bài sau: Gọi bạn.
- HS1: đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi 1.
- HS2 : đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2.
- HS3: Đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 3
- HS4: Đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi 4
-Học sinh nhìn vào bản danh sách, đếm số cột, đọc tên từng cột; theo dõi giáo viên đọc.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng dòng trong bản danh sách.
-Một// Nguyễn Vân Anh// Nữ// mồng năm,/tháng ba,/ một nghìn chín trăm chín mươi sáu.//
-55/ Phố Hàng Trống.
-Mỗi em đọc chậm rãi, rành mạch 2,3 dòng.
-Học sinh tham gia trò chơi.
-Nhận xét.
-Số thứ tự; Họ và tên; Nam, nữ; Ngày sinh; Nơi ở.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc bản danh sách theo hàng ngang.
-Thứ tự bảng chữ cái.
-Học sinh đọc lại yêu cầu.
-Nhận giấy và thảo luận, làm bài.
-Nhận xét.
-Đọc cá nhân
-Nhận xét, bình chọn cá nhân đọc đúng.
-Học sinh theo dõi, đọc cá nhân.
Thứ tư ngày tháng 9 năm 200
Tập đọc :(12) Gọi bạn.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: thuở nào, sâu thẳm, lang thang, khắp nẻo.
Biết ngắt nhịp hợp lí ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
Biết đọc bài với giọng tình cảm; nhấn giọng lời gọi bạn tha thiết của Dê Trắng(Bê! Bê!).
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
Hiểu nghĩa các từ đã chú giải trong bài.
Nắm được ý của mỗi khổ thơ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng.
3. Học thuộc lòng cả bài.
II. Đồ dùng dạy-học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ viết sẵn câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ:
-3 học sinh đọc bài Danh sách học sinh tổ 1 lớp 2A
-Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên treo tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Bạn nào biết Dê thường kêu như thế nào?
- Em có biết tại sao Dê trắng lại kêu “Bê! Bê” không? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết về điều đó.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
-Giáo viên đọc mẫu, nêu nội dung.
b. Hướng dẫn luyện đ Đọc từng dòng thơ.
-Yêu cầu học sinh từng dòng thơ.
-Luyện đọc đúng các từ khó: thuở nào, sâu thẳm, nuôi, khắp nẻo.
-Học sinh tiếp tục đọc từng dòng thơ.
Đọc từng khổ thơ trước lớp
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
-Hướng dẫn học sinh đọc ngắt giọng từng câu, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm ở khổ thơ 3.
-Học sinh tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
Luyện đọc đoạn trong nhóm.
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, cá nhân.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay.
Cả lớp đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Gọi học sinh đọc khổ thơ 1.
Câu 1: Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?
-Gọi học sinh đọc khổ thơ 2.
Câu 2: Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?
+Bê Vàng và Dê Trắng là hai loài vật cùng ăn cỏ, bứt lá.Trời hạn hán, cỏ cây héo khô, chúng có thể chết vì đói khát nên phải đi tìm cỏ ăn.
-Gọi học sinh đọc khổ thơ cuối
Câu 3: Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng làm gì?
Câu 4: Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu “ Bê! Bê!”?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
-Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng.
-Nhận xét, ghi điểm
5. Củng cố, dặn dò:
-Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê trắng ?
Dặn học sinh về nhà luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
Bài sau:Bím tóc đuôi sam.
- HS1: Đọc theo thứ tự từ 1 đến 5 trả lời câu hỏi 1
- HS2: Đọc phần còn lại trả lời câu hỏi 3
- HS3: Đọc cả bài
-Học sinh dưới lớp theo dõi.
- Một con Bò và một con Dê đang ăn cỏ.
- Dê thường kêu: Bê ! Bê
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ (l.1).
=Phát hiện từ khó.
-Học sinh luyện đọc từ khó.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ (l.2).
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (l1).
-Học sinh luyện đọc ngát nhịp, nhấn giọng:
Bê Vàng đi tìm cỏ/
Lang thang/ quên đường về/
Dê Trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo/ tìm Bê/
Đến bây giờ Dê Trắng/
Vẫn gọi hoài: “Bê!// Bê!”//
-Học sinh tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (l.2).
-Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm đôi.
-Các nhóm thi đọc đồng thanh, cá nhân.
-Nhận xét, bình chọn nhóm , cá nhân đọc hay.
-Lớp đồng thanh cả bài.
-Học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
-1 học sinh đọc khổ thơ 1.
-Đôi bạn sống trong rừng xanh sâu thẳm.
-Học sinh đọc khổ thơ 2.
-Vì trời hạn hán, cỏ cây héo khô, đôi bạn không còn gì để ăn.
-1 học sinh đọc khổ thơ cuối.
-Dê Trắng thương bạn, chạy khắp nơi tìm gọi bạn.
-Vì Dê Trắng thương bạn, nhớ bạn.
-Đọc lại từng khổ thơ và cả bài thơ.
-Học thuộc
-Thi đọc thuộc lòng.
-Nhận xét.
-Bê vàng và Dê Trắng rất thương yêu nhau.
Thứ hai ngày tháng 9 năm 200
Tập đọc: (12,13) Bím tóc đuôi sam.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ: loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu.
Biết nghỉ hơi sau các dấu phẩy, chấm, hai chấm, chấm cảm, chấm hỏi.
Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc-hiểu:
Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài.
Hiểu nội dung câu chuyện: không nên nghịch ác với bạn.Rút ra được bài học: cần đối xử tốt với các bạn gái.
II. Đồ dùng dạy-học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy- học
A.Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ
-Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Bím tóc đuôi sam.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu:
-Giáo viên đọc mẫu , nêu nội dung.
Hướng dẫn HS luyện đọc:
Đọc từng câu:
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu trong bài.
-Hướng dẫn đọc đúng các từ khó: loạng choạng, ngượng nghịu, ngã phịch xuống đất, oà khóc, khuôn mặt.
-Học sinh tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng câu.
Luyện đọc đoạn trước lớp
-Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
-Hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng đúng.
+Khi Hà đến trường,/ mấy bạn gái cùng lớp reo lên://” ái chà chà!// Bím tóc đẹp quá!”//
+Vì vậy,/ mỗi lần cậu kéo bím t
File đính kèm:
- Tap doc.doc