Giáo án Tập đọc 2 tuần 34

Tập đọc: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI

A)Mục tiêu:

Đọc: Đọc lưu loát được cả bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu:

- Hiểu ý nghĩa các từ mới: ế hàng, hết nhẵn.

* Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục học sinh lòng nhân hậu, biết quí trọng người lao động.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 2 tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2007. Tập đọc: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI A)Mục tiêu: Đọc: Đọc lưu loát được cả bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Hiểu: - Hiểu ý nghĩa các từ mới: ế hàng, hết nhẵn. * Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục học sinh lòng nhân hậu, biết quí trọng người lao động. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài: 2) Luyện đọc 2.1) Đọc mẫu: 2.2) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu trước lớp. - Hướng dẫn học sinh rèn phát âm từ khó: xúm lại, suýt khóc, hết nhẵn, nhẵn hàng, nặn, sặc sỡ. - Nối tiếp câu lần hai. - Đọc từng đoạn: - Chia ba đoạn. - Đọc nối tiếp đoạn lần 1 cả bài. - Hướng dẫn học sinh rèn đọc từng đoạn khó, luyện ngắt câu dài. - Đọc nối tiếp đoạn lần 2. Nhận xét: - Đọc trong nhóm. - Tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc. - Nhận xét ghi điểm học sinh đọc tốt. - Đọc đồng thanh cả bài. * Tiết hai: 3) Tìm hiểu bài: Yêu càu học sinh đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi. - Bác Nhân làm nghề gì? - Các bạn nhỏ thích đồ chơi của Bác như thế nào? - Vì sao bác Nhân định chuyển về quê? - Thái độ của bạn nhỏ như thế nào? Khi bác Nhân định chuyển về quê? - Thái độ của Bác Nhân ra sau? - Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng? - hành động đó cho thấy bạn nhỏ trong truyện là người ntn? - Thái độ của bác Nhân ra sao? - Hãy đoán xem, bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ nếu bác hiểu vì sao hôm ấy đắt hàng? * Bạn nhỏ trong truyện rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu. Đã biết an ủi, giúp đỡ và động viên bác Nhân. 4) Củng cố, dặn dò: Gọi các nhóm lên đọc theo vai. + Em thích nhân vật nào? Vì sao? Nhận xét tiết học: - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài. - Học sinh rèn đọc từ khó: cá nhân + đồng thanh. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài. - Học sinh nối tiếp nhau đọc ba đoạn của bài. - Luyện đọc đoạn khó ngắt câu dài: cá nhân + đồng thanh. - Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2. - Đọc từng đoạn trong nhóm đôi. - Đại diện các nhóm thi đọc (cá nhân). - Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè. - Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem Bác nặn. - Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa. - Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tỉnh để nói với bác: “Bác ở đây làm đồ chơi để bán cho chúng cháu”. - Bác rất cảm động. - Bạn nhỏ đập con lợn đất, chia nhỏ món tiền, nhờ các bạn trong lớp mua đồ chơi của bác. - bạn rất nhân hậu, thương người. - Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình. - Cảm ơn cháu rất nhiều!/Cháu tốt bụng quá. - Hai nhóm đọc. Nhận xét bạn đọc Học sinh trả lời theo suy nghĩ: + Cậu bé nhân hậu biết chia ảe nổi buồn với người khác. + Bác Nhân có đôi tay khéo léo Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2007. Tập đọc: ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO Mục tiêu: - Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Ngắt nghĩ hơi đúng chỗ sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, gợi tả được cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt êm ả, thanh bình. + Hiểu: - Hiểu ý nghĩa các từ mới: trập trùng, quanh quẫn, nhảy quẩng, rụt rè, từ tốn. - Hiểu nội dung bài: Đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ. Qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp đáng kính trọng của anh hùng lao động Hồ Giáo. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu toàn bài. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: Đọc từng câu Hướng dẫn học sinh rèn phát âm từ khó: giữ nguyên, trong lành, ngọt ngào, cao vút, trập trùng, quanh quẩn, quấn quýt, nhảy quẩng, nũng nịu, quơ quơ, rụt rè. Đọc nối tiếp câu lần hai. Nhậnxét: Đọc từng đoạn trước lớp Chia đoạn: 3 đoạn Đọc nối tiếp đoạn cả bài. Hướng dẫn học sinh luyện ngắt câu dài, luyện đọc từng đoạn. Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ/,đàn bê cứ quản vào chân anh Hồ Giáo.//chúng vừa ăn vừa đùa nghịch//. Những con bê đực,/ y hệt những bé trai khỏe mạnh/ chốc chốc lại ngừng ăn/ nhảy quảng lên/ rồi chạy đuổi nhau,/ thành một vòng tròn xung quanh. Ba học sinh nối tiếp đoạn lần hai. Nhận xét Đọc trong nhóm. Tổ chức cho HS đọc trong nhóm đôi. - Thi đọc giữa các nhóm. - Nhận xét ghi điểm HS đọc tốt Đọc đồng thanh. 3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc lại cả bài. - Yêu cầu học sinh đọc thầm từng đoạn + TLCH + KHông khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì ntn? + Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê đối với anh Hồ Giáo? +Những con bê đực thể hiện tình cảm ntn? + Những con bê cái thì có t/c gì đ/v anh Hồ Giáo? + Từ ngữ nào cho thấy đàn bê rất đáng yêu? + Theo em, vì sao đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo như vậy? 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1 HS đọc lại bài. + Qua bài học, em thấy anh Hồ Giáo là người ntn? * G/viên nêu: Anh hùng lao động Hồ Giáo là người lao động giỏi, một hình ảnh đẹp, đáng kính trọng về người lao động. - Nhận xét tiết học. - Theo dõi đọc thầm - Nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài. - Rèn phát âm từ khó: cá nhân + đồng thanh. - Đọc từng câu lần hai. - Ba học sinh đọc nối tiếp ba đoạn của bài. - Luyện ngắt câu dài, luyện đọc từng đoạn. - Ba học sinh đọc ba đoạn của bài. - Một học sinh đọc chú giải. - Đọc trong nhóm đôi - Đại diện các nhóm thi đọc( cá nhân nhóm). - Nhận xét bạn đọc. -1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Đọc thầm từng đoạn + TLCH. +Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút, trập trùng, những đám mây trắng. + Đàn bê quanh quẩn bên anh như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, quẩn vào chân anh. +Chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh. +Chúng dụi mỗm vào người anh nũng nịu, sa vào lòng an, quơ quơ đôi chân lên như đòi bế. +Chúng vừa ăn vừa đùa nghịch, chúng có tính cách giống như những bé trai và bé gái. + Vì anh yêu quý, chăm bẵm, chiề chuộng chúng như trẻ con. - 1 HS đọc lại bài. + Yêu lao động, yêu loài vật và xem chúng như con người. Tập Đọc; CHÁY NHÀ HÀNG XÓM A. Mục Tiêu: - Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Đọc bài với giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. * Hiểu: Hiểu ý nghĩa các từ mới bình chân như vại, tứ tung, bén, cuống cuồng. * Hiểu nội dung câu chuyện. B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Luỵên đọc 2.1 Đọc mẫu: - Giáo viên đọc mẫu lần 1 * Chú ý đọc theo y/c. 2.2 Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a) Đọc từng câu: - y/c HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài. - Hướng dẫn luyện phát âm từ khó. - trùm chăn, tán lửa, dập lửa, chồm dậy, cuống cuồng. - y/c HS đọc lại từng câu (lần 2). b) Đọc từng đoạn trước lớp: - Chia đoạn: 2 đoạn - y/c 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài. - Hướng dẫn HS luyện ngắt giọng, luyện đọc từng đoạn. - y/c 2 HS đọc lại 2 đoạn của bài. - Nhận xét. - y/c 1 HS đọc chú giải. c) Đọc trong nhóm. d) Thi đọc giữa các nhóm. - T/c cho các nhóm thi đọc. - Nhận xét, ghi điểm HS e) Đọc ĐT. 3. Tìm hiểu bài: - y/c HS đọc thầm từng đoạn và TLCH. + Thấy có nhà cháy mọi người trong làng làm gì? + Trong lúc mọi người chữa cháy người hàng xóm làm gì? + Chuyện gì đã xảy ra với nhà anh hàng xóm? + Anh hàng xóm là người ntn? + Câu chuyện khuyên ta điều gì? 4. Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học - lắng nghe + nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài. - luyện phát âm từ khó. - Đọc từng câu (lần 2) - 2 HS đọc 2 đoạn của bài. - luyện đọc câu dài luyện đọc từng đoạn. - 2 HS đọc lại 2 đoạn của bài. - Đọc trong nhóm đôi. - Đại diện các nhóm thi đọc. - Nhận xét. - Đọc thầm từng đoạn. + Mọi người đổ ra, kẻ thùng người chậu ai nấy tìm cách dập đám lửa. + Vẫn trùm chăn bình chân như vại. + la người ích kỉ. + Cần phải luôn quan tâm, giúp đỡ người khác, nhất là hàng xóm láng giềng. Toán: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (tt). A. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập, củng cố về: + Tính độ dài đường gấp khúc. + Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. + Xếp hình đơn giản. B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập: Bài 1: y/c HS tính được độ dài đường gấp khúc, chẳng hạn: a) Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 3 + 2 + 4 = 9 (cm) Đáp số: 9cm b) Bài giải Độ dài đường gấp khúc GHIKM là: 20 + 20 + 20 + 20 = 80 (mm) Đáp số: 80mm. Bài 2: Y/c HS tự tính được chu vi hình tam giác, chẳng hạn: Bài giải Chu vi hính tam giác ABC là: 30 + 15 + 35 = 80 (cm) Đáp số: 80cm. Bài 3: Bài giải Chu vi hính tứ giác MNPQ là: 5 + 5+ 5 + 5 = 20 (cm) Đáp số: 20cm. ( Hoặc: 5 x 4 = 20 (cm) ). Bài 4: Cho HS quan sát hình vẽ rồi ước lượng, nhận xét, có thể hướng dẫn HS (SGK/266). Bài 5: y/c HS tập xếp hính theo nhóm. - Theo dõi, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Đọc y/c BT. - Tính độ dài đường gấp khúc. - Làm bài, 2 HS làm bảng lớp. - Nhận xét, chữa bài. - Tập xếp hình theo nhóm. Toán: LUYỆN TẬP CHUNG. A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố chủ yếu về: + Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi. + Bảng cộng, trừ có nhớ. + Xem đồng h, vẽ hính. B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập. Bài 1/178: Yêu cầu HS viết số vào ô trống: 732, 733, 734, 735, 736, 737. 905, 906, 907, 908, 909, 910, 911. 996, 997, 998, 999, 1000. Bài 2/179: Điền dấu. - y/c HS điền dấu. 302 < 310 888 > 879 542 = 500 + 42 200 + 20 + 2 < 322 600 + 80 + 4 > 684 400 + 120 + 5 = 525 Bài 3/179: y/c HS điền số thích hợp vào ô trống. 9 + 6 6 + 8 Bài 4/ 179: - Y/C HS nhìn hình vẽ rồi trả lời. * A: 1 giờ rưỡi. * B: 10 giờ 30 phút. * C: 7 giờ 15 phút. Bài 5/179: y/c HS vẽ hính theo mẫu. - Chấm nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Viết số vào ô trống - Đọc các dãy số. - Làm bài, 2 HS làm bảng lớp. - Nhận xét, chữa bài. - Tính nhanh, điền. - Đọc bài chữa. - Nhìn hình vẽ rồi trả lời. - Vẽ hình theo mẫu. Toán: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA. A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: + Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học. Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. + Nhận biết một phần mấy của một số. + Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau. + Đặc điểm của số 0 trong các phép tính. B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập. Bài 1: Yêu cầu HS tính nhẩm và đọc kết quả theo cột 4 x 9 = 36 3 x 8 = 24 36 : 4 = 9 24 : 3 = 8 5 x 7 = 35 2 x 8 = 16 35 : 5 = 7 16 : 2 = 8 Bài 2: Yêu cầu học sinh thc hiện tính 2 x 2 x 3 = 4 x 3 = 12 40 : 4 : 5 = 10 : 5 = 2 4 x 9 + 6 = 36 + 6 = 42 3 x 5 - 6 = 15 - 6 = 9 2 x 7 + 58 = 14 + 58 = 72 2 x 8 + 72 = 16 + 72 = 88 Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài Bài giải: Số bút chì màu mỗi nhóm có là: 27 : 3 = 9 (bút chì màu) Đáp số: 9 bút chì màu Bài 4: Yêu cầu hoc sinh quan sát kẽ từng hình, đếm số ô vuông và xác định hình có 1/4 số 6 vuông được khoanh Bài 5: Yêu cầu học sinh làm bảng con từng phép tính: 4 + 0 = 4 0 x 4 = 0 4 - 0 = 4 0 : 4 = 0 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Làm bài (ST) - Đọc theo cột - Làm bài, 2 học sinh làm bảng lớp. - Nhận xét, chữa bài - Đọc đề bài, phân tích đề. - Làm bài, học sinh làm bảng lớp - Nhận xét, chữa bài - Làm bài * Hình b - Làm bảng con Toán: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG. A. Mục tiêu: Giúp HS: + Củng cố xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 12, số 3 hoặc số 6). + Củng cố biểu tượng về độ dài. + Giải bài toán có lien quan đến các đơn vị đo độ dài (l), đồng (tiền Việt Nam) B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập. Bài 1: a)Yêu cầu HS xem đồng hồ, đọc giờ trên đồng hồ A: 9 giờ 30 phút B: 5 giờ 15 phút C: 10 giờ D: 8 giờ 30 phút b) Yêu cầu HS xem đồng hồ tròn và đồng hồ điện tử để thấy được 2 đồng hồ nào là chỉ cùng một giờ (nhấn mạnh vào cùng buổi chiều) - E nối với A (14 giờ = 2 giờ chiều) - B nối với D (17 giờ = 5 giờ chiều) - C nối với G (15 giờ = 3 giờ chiều) Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài, tự phân tích đề: Bài giải: Can to đựng được só lít nước mắm là: 10 + 5 = 15 (l) Đáp số: 15 (l) Bài 3: Hướng dẫn tượng tự Bài 2 Bài giải: Số tiền còn lại là: 1000 - 800 = 200 (đồng) Đáp số: 200 (đồng) Bài 4: Yêu cầu HS tập ước lượng rồi điền các đơn vị mm, cm, dm, m, km thích hợp vào chỗ chấm - Bút bi dài khoảng 15cm - Một ngôi nhà nhiều tầng cao 15m - Quãng đường TPHCM - Cần Thơ dài khoảng 174km - Bề dày hộp bút khoảng 15mm - Một gang tay dài khoảng 15cm 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học - Xem đồng hồ (SGK) và đọc giờ - Xem và nối các đồng hồ lại với nhau cho phù hợp - Đọc đề bài, phân tích đề - Giải bài toán - Nhận xét, chữa bài - Làm bài, đọc từng câu. Toán: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG. A. Mục tiêu: Giúp HS: + Ôn tập, củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng đã được học (độ dài, khối lượng, thời gian) + Rèn kỹ năng làm tính, giải toán với các số đo độ dài, khối lượng thời B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Ôn tập. Bài 1: Yêu cầu HS đọc bảng nhận biết các thông tin có trong bảng để tự trả lời các câu hỏi - Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào? Bài 2: Yêu cầu HS tự đọc, phân tích đề, ghi tóm tắt và giải bài toán. Bài giải: Hải cân nặng là: 27 + 5 = 32 (kg) Đáp số: 32 (kg) Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. Yêu cầu HS quan sát lx hình vẽ và nêu hướng dẫn. Bài giải: Nhà Phương cách xã Đinh Xá là: 20 - 11 = 9 (km) Đáp số: 9 (km) Bài 4: Hướng dẫn HS nhận dạng bài toán - Cho khoảng thời gian (bơm trong 6 giờ) và mốc thời gian (bắt đầu bơm lúc 9 giờ). Tính mốc thời gian còn lại (lúc bơm xong) - Giải thích cho HS hiểu ‘Phải bơm trong 6 giờ” là bắt đầu bơm từ lúc 9 giờ thì sau 6 giờ nữa (thêm 6 giờ) sẽ bơm xong. Bài giải: Lúc bơm xong là: 9 + 6 = 15 (giờ) (hay 3 giờ chiều) Đáp số: 3 giờ chiều 3. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học - Tự đọc bài + trả lời câu hỏi - Nhận xét Hà dành thời gian nhiều nhất cho hoạt động “học” - Đọc đề bài - Làm bài - Nhận xét - Đọc đề bài - Nêu cách giải - Làm bài - Đọc đề toán - Phân tích đề - Nêu cách giải - Làm bài - Nhận xét, chữa bài

File đính kèm:

  • docTPDC~1.DOC
Giáo án liên quan