TẬP ĐỌC(18,19) MẨU GIẤY VỤN
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Đọc trơn được cả bài
- Đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, mẫu giấy, lối ra vào, giữa cửa, lắng nghe, im lặng, xì xào, hưởng ứng, sọt rác, cười rộ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
- Biết phân biệt lời kể với các lời nhân vật.
2. Hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện. Câu chuyện khuyên chúng ta phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Nếu thấy rác làm xấu, làm bẩn trường lớp các em cần phải dọn ngay.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 2 tuần 6, 7, 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC(18,19) MẨU GIẤY VỤN
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Đọc trơn được cả bài
- Đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, mẫu giấy, lối ra vào, giữa cửa, lắng nghe, im lặng, xì xào, hưởng ứng, sọt rác, cười rộ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
- Biết phân biệt lời kể với các lời nhân vật.
2. Hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện. Câu chuyện khuyên chúng ta phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Nếu thấy rác làm xấu, làm bẩn trường lớp các em cần phải dọn ngay.
II. Đồ dùng dạy và học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to)
- Bảng phụ ghi nội dung từ ngữ.
III. Các hoạt động dạy và học:
1 Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng đọc :Mục lục sách.
Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy và học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
GV: Chủ điểm của tuần này là chủ điểm về trường học, bài học:Mẩu giấy vụn.
2.2 Luyện đọc:
a. Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu 1, nêu nội dung, cách đọc.
b. Hướng dẫn luyện đọc:
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu
- Giáo viên ghi từ khó: Rộng rãi, sáng sủa, mẩu giấy, sọt rác, cười rộ, xì xào…….
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu lần 2
c. Đọc từng đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp.
- Giáo viên hướng dẫn đọc các câu dài
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc .
d. Đọc từng đoạn trong nhóm
e. Thi đọc giữa các nhóm
g. Đồng thanh cả lớp.
-HS đọc bài.
- Nghe đọc mẫu.
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu (l.1)
-Phát hiện từ khó.
- Học sinh đọc từ khó
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu (l.2)
- 4 học sinh nối tiếp đọc từng đoạn(l.1)
- Luyện đọc đúng các câu:
Lớp học rộng rãi / sáng sủa / sạch sẽ / nhưng không biết ai / vứt một mẫu giấy / ngay giữa lối ra vào //.
Lớp ta hôm nay sạch quá! // Thật đáng khen! // Nào các em hãy lắng nghe!
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn (l.2)
-Đọc chú giải trong sgk.
- Đọc nối tiếp , nhóm đôi.
-Thi đọc cá nhân, đồng thanh.
-Cả bài.
TIẾT 2
2.3 Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1
Hỏi: Mẩu giấy nằm ở đâu ? Có dễ thấy không ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2
- Cô giáo yêu cầu học sinh làm gì ?
- Khi cả lớp đang hưởng ứng lời của bạn trai là mẩu giấy không biết nói thì chuyện gì xảy ra?
- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì ?
- Đó có phải là lời của mẩu giấy không?
- Vậy đó là lời của ai ?
- Tại sao bạn gái nói được như vậy ?
- Tại sao cô lại nhắc nhở các em cho rác vào thùng.
2.4 Luyện đọc lại:
- Tổ chức học sinh đọc theo nhóm
- 1hs đọc toàn bài.
- Đọc đoạn 1
- Mẩu giấy vụn nằm ngay lối ra vào rất dễ thấy.
- Đọc đoạn 2
- Nghe và nói mẫu giấy nói gì.
- Một bạn gái đứng lên nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác.
- Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.
- Đó không phải là lời của mẩu giấy.
- Lời của bạn gái.
- Vì bạn gái hiểu được điều cô giáo nhắc nhở. Học sinh hãy cho rác vào thùng.
- Cô giáo muốn nhắc nhở các em giữ vệ sinh trường lớp.
- Thực hành theo vai
Nhóm đọc hay đúng nhất là nhóm thắng cuộc
3.Củng cố - Dặn dò:
Em thích nhân vật nào trong chuyện ? Tại sao?
(Cô bé là người thông minh hiểu được ý cô giáo lại rất dí dỏm làm cả lớp được cười vui.)
(Cô giáo dạy cho các em bài học quý một cách nhẹ nhàng hỏm hỉnh.)
-Nhận xết tiết học .
Dặn dò:Bài sau: Ngôi trường mới.
Thứ tư, ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC (20) NGÔI TRƯỜNG MỚI
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Đọc trơn được cả bài
- Đọc đúng các từ ngữ: Ngôi trường, xây trên nền, lợp lá, tường vàng, lấp ló, bỡ ngỡ, xoan đào, sáng lên.
- Nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết nhấn giọng các từ gợi tả.
2. Hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Lấp ló, bỡ ngỡ, rung động, thân thương.
- Hiểu nội dung bài: Qua việc tả ngôi trường mới, tác giả cho ta thấy niềm tự hào của em học sinh đối với ngôi trường với cô giáo và bạn bè của em.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung từ ngữ, câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng kiểm tra.
* Giáo viên nhận xét ghi điểm
2.Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:Ngôi trường mói.
2.2 Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu,nêu nội dung, cách đọc.
bLuyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu
- Giáo viên hướng dẫn đọc các từ khó: Ngôi trường, xây trên nền, lợp lá, tường vàng, bỡ ngỡ, xoay đầu, rung động
- Học sinh đọc từng câu lượt 2
c. Luyện đọc đoạn:
- Yêu cầu 3 học sinh nối tiếp đọc từng đoạn
- Giáo viên hướng dẫn đọc câu dài câu khó đọc.
d. Luyện đọc đoạn trong nhóm đôi.
e. Thi đọc giữa các nhóm
g. Đồng thanh đoạn 4
2.3 Tìm hiểu bài:
- 1 học sinh đọc toàn bài
- 1 học sinh đọc câu hỏi 1
Hỏi: Đoạn văn nào trong câu tả ngôi trường từ xa?
- Đoạn văn nào trong bài tả lớp học?
- Cảnh vật trong lớp được miêu tả như thế nào?
- Đoạn văn nào tả cảm xúc của bạn học sinh dưới mái trường mới ?
Hỏi: Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường ?
- Dưới mái trường mới bạn học sinh thấy có những gì mới
- Theo em, bạn học sinh có yêu ngôi trường của mình không ? Vì sao em biết điều đó.
2.4.Luyện đọc lại:
-Thi đọc đoạn em thích.
-Nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh 1: Đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi 1
- Học sinh 2 : Đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 2
- Học sinh 3: Đọc đoạn 4 trả lời câu hỏi 3
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu (l.1)
-Phát hiện từ khó
-Luyện đọc từ khó
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu (l. 2).
-Phát hiện đoạn
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc (l.1)
-Luyện đọc các câu:
Nhìn từ xa/những mảnh tường vàng/ ngói đỏ/ như những cánh hoa lấp ló trong cây”
Em bước vào lớp/ vừa bỡ ngỡ/ vừa thấy quen thân.
Dưới mái trường mới, / sao tiếng trống rung động kéo dài ! //
- Cả đến chiếc thước kẻ, / chiếc bút chì / sao cũng đáng yêu đến thế !//
-Đọc đoạn nối tiếp (l.2)
-Đọc chú giải trong sgk
- Đọc nối tiếp trong nhóm
-Thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Cả lớp đọc đoạn 4
- 1 học sinh đọc
- 1 học sinh trả lời
- Trường mới…………trồng cây.
- Học sinh đọc đoạn 2
- Tường vôi trắng thơm tho….nắng thu.
- Đoạn văn cuối
- Những mảnh tường vàng ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
- Tiếng trống rung động kéo dài. Tiếng cô giáo nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của chúng mình cũng vang vang đến lạ. Nhìn ai cũng thấy thân thương. Bút chì, thước kẻ cũng đáng yêu hơn.
- Bạn rất yêu trường của mình vì bạn đã thấy được vẻ đẹp của ngôi trường mới.Thấy mọi vật, mọi người đều gắn bó, đáng yêu.
-Thi đọc đoạn.
2.5. Củng cố - Dặn dò: Trường học là nơi học tập sinh hoạt ở trường có thầy cô, bạn bè, bàn ghế lớp học gắn bó với tuổi thơ. Các em phải yêu quý ngôi trường của mình.
* Nhận xét tiết học.
*Bài sau: Người thầy cũ.
Thứ hai, ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC(21, 22): NGƯỜI THẤY CŨ
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Học sinh đọc trơn được cả bài
- Đọc đúng các từ ngữ: Cổng trường, lớp, lễ phép, liền nói, nhộn nhịp, xúc động, hình phạt.
- Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm và các cụm từ.
- Biết phân biệt giọng các nhận vật khi đọc.
- Giọng đọc người dẫn chuyện rộng rãi
- Giọng thầy giáo vui vẻ ân cần
- Giọng chú bộ đội lễ phép.
2. Hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Lễ phép, mắc lỗi, xúc động, hình phạt.
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy lòng biết ơn và kính trọng của chú bộ đội đối với thầy giáo cũ. Qua đó câu chuyện cũng khuyên các em phải biết ơn và kính trọng thầy cô giáo đã dạy dỗ các em.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
Bảng phụ ghi sẵn các câu cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi bài: Ngôi trường mới.
Nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu: Người thầy cũ.
2.1 Luyện đọc:
a Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài chú ý giọng to rõ ràng, nêu nội dung, cách đọc.
b. Luyện đọc :
*Đọc từng câu.
- Giáo viên ghi từ khó lên bảng:
- Cổng trường, xuất hiện, lễ phép, ngạc nhiên, liền nói, năm nào.
b. Đọc đoạn:
- Hướng dẫn ngắt giọng câu dài
- Học sinh đọc từng đoạn lượt 2
c. Đọc đoạn trong nhóm đôi.
d. Thi đọc giữa các nhóm
e. Cả lớp đồng thanh
2.2 Tìm hiểu bài:
- Gọi học sinh đọc đoạn 1 và hỏi:
- Bố Dũng đến trường làm gì?
- Bố Dũng làm nghề gì?
- Lễ phép: Có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên
- Gọi học sinh đọc đoạn 2 và hỏi:
- Khi gặp thầy giáo cũ bố Dũng đã thể hiện sự kính trọng đối với thầy giáo như thế nào?
- Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm nào về thầy giáo?
- Thầy giáo nói gì với cậu học trò trèo qua cửa sổ?
- Cả lớp theo dõi
-Nối tiếp nhau đọc từng câu(l.1)
-Phát hiện từ khó
- Phát âm từ khó.
-Đọc câu nối tiếp(l.2)
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn(l.1)
-Luyện đọc các câu:
Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi/ từ phía cổng trường/ bỗng xuất hiện một chú bộ đội //.
Thưa thầy/ em là Khánh đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp/ bị thầy phạt đấy ạ! //
Nhưng// hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu! //
-Đọc nối tiếp đoạn (L.2)
-Đọc chú giải trong sgk
- Học sinh trong nhóm đọc nối tiếp.
- Các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
-Đồng thanh cả bài
- Một học sinh đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- Tìm gặp thầy giáo cũ
- Bố Dũng là bộ đội
- Một học sinh đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- Bố Dũng bỏ mũ lễ phép chào thầy
- Bố Dũng trèo qua cửa sổ thầy giáo chỉ bảo ban không phạt.
- Thầy giáo nói: Trước khi làm việc gì cần phải nghĩ chứ. Thôi em về đi, thầy không phạt em đâu.
Vì sao thầy nhắc nhở mà không phạt cậu học trò lớp mình cùng đọc tiếp đoạn 3 để biết điều này.
- Gọi 1 học sinh đọc bài và yêu cầu trả lời câu hỏi.
- Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về
- Xúc động có nghĩa là gì?
- Dũng nghĩ gì khi bố ra về.
- Hình phạt có nghĩa là gì?
- Vì sao Dũng xúc động khi Dũng ra về.
- Từ gần nghĩa với từ lễ phép
- Đặt câu với mỗi từ tìm được.
2.3 Luyện đọc lại:
- Gọi học sinh đọc – chú ý học sinh đọc diễn cảm theo vai.
-Nhận xet, tuyên dương.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Qua bài tập đọc này các em học được đức tính gì? Của ai?
- 1 học sinh đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- Dũng rất xúc động
- Xúc động có nghĩa là có cảm xúc mạnh
- Dũng nghĩ: Bố cũng có lầm mắc lỗi thầy không phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt và ghi nhớ để không bao giờ mắc lỗi nữa.
- Là hình thức phạt người có lỗi.
- Vì bố rất kính trọng và yêu mến thầy giáo
- Ngoan, lễ độ, ngoan ngoãn.
- Học sinh tự đặt câu.
- Học sinh đọc theo vai
- Kính trọng và lễ phép của bố Dũng. Lòng kính yêu của bố Dũng.
* Nhận xét tiết học.Bài sau: Thời khoá biể
Thứ tư, ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC(23): THỜI KHOÁ BIỂU
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc:
- Đọc đúng các từ ngữ tiếng việt, nghệ thuật, ngoại ngữ hoạt động.
- Đọc đúng thời khoá biểu theo thứ tự: Thứ, buổi, tiết; buổi, tiết, thứ.
- Phân biệt được các tiết học.
2. Hiểu:
Hiểu được ý nghĩa của thời khoá biểu
II. Dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
* Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: Thời khoá biểu.
b. Hướng dẫn đọc:
2.1 Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
* Giáo viên đọc mẫu, nêu nội dung, cách đọc:
b. Luyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc theo trình tự: Thứ, buổi, tiết.
- Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài tập.Học sinh đọc thành tiếng thời khoá biểu ngày thứ hai theo mẫu trong SGK.
c. Luyện đọc theo trình tự buổi - thứ - tiết.
- Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài tập.
*Luyện đọc cả thời khoá biểu.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Các nhóm thi đọc
d. Các nhóm học sinh thi “ Tìm môn học”
* Giáo viên nêu cách thi: Một học sinh xứng tên một ngày (ví dụ: Thứ hai) hay một buổi, tiết (VD: Buổi sáng, tiết 3)
- Ai tìm nhanh đọc đúng nội dung thời khoá biểu của ngày, những tiết học của các buổi đó là thắng.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
3.1 Câu hỏi 3
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh đọc thời khoá biểu
* Giáo viên hướng dẫn nhận xét đánh giá
3.2 Câu hỏi 4:
- Em cần thời khóa biểu để làm gì ?
HS1: Đọc đoạn 1,2 trả lời câu hỏi 1.
HS2: Đọc đọan 3 và trả lời câu hỏi 2
HS3: Đọc toàn bài trả lời câu hỏi 3
- Học sinh lắng nghe
-HS đọc nối tiếp(2.l)
HS đọc nối tiếp(2.l)
- Nhiều học sinh lần lượt đọc thời khoá biểu.
- Một học sinh đọc thành tiếng thời khoá biểu buổi sáng - thứ hai theo mẫu trong SGK.
- Nhiều học sinh lần lượt đọc thời khoá biểu của các buổi, ngày còn lại theo tay thước của giáo viên.
-Đọc trong nhóm.
-Thi đọc cá nhân.
-Nghe phổ biến cách chơi.
- Học sinh thi nhau chơi
* Nhận xét – tuyên dương
- Đọc và ghi lại số tiết học chính, số tiết học bổ sung, số tiết học tự chọn.
- Học sinh đọc thầm thời khoá biểu, đếm số tiết của từng môn học số tiết học chính (ô màu hồng) số tiết học bổ sung (ô màu xanh) số tiết học tự chọn (ô màu vàng) ghi lại vào vở.
- Học sinh đọc bài làm của mình
- Để biết lịch học chuẩn bị bài ở nhà, mang sách vở và đồ dùng học tập cho đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
- 2 học sinh đọc thời khoá biểu của lớp
- Nhắc học sinh rèn luyện thói quen sử dụng thời khoá biểu.
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Người mẹ hiền.
Thứ hai, ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC(24,25): NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục tiêu:
1.Đọc:
- Học sinh đọc trơn được cả bài
- Đọc đúng các từ ngữ: Ra chơi, nén nổi, tò mò, cổng trường, trốn ra sao được, chỗ tường thủng, cố rách ra, nắm chặt, vùng vẫy.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
- Biết phân biệt lời người dẫn chuyện lời của nhân vật
2. Hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: Gách xiếc, tò mò, lách, lấm, lem, thập thò.
- Hiểu nội dung của bài: Cô giáo như mẹ hiền của các em học sinh. Cô vừa yêu thương các em hết mực, vừa nghiêm khắc dạy bảo các em nên người.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ nếu có
- Ghi bảng sẵn những nội dung cần luyện
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Hai học sinh lên bảng kiểm tra
HS1: Đọc thời khoá biểu theo: Thứ-buổi-tiết.
HS2: Đọc thời khoá biểu theo: Buổi- thứ- tiết.
Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Cho cả lớp hát bài "Cô giáo em"
- Để biết rõ tình cảm của thầy cô giáo đối với các em chúng ta cùng học bài: Người mẹ hiền.
2.2 Luyện đọc:
a. Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu toàn bài, nêu ND,cách đọc.
b. Luyện đọc:
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Giáo viên ghi từ khó lên bảng
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu lần 2
* Luyện đọc đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn
- Hướng dẫn đọc các câu dài
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn lần 2
d. Đọc đoạn trong nhóm đôi.
e. Thi đọc giữa các nhóm
g. Đọc đồng thanh
- Học sinh đọc nối tiếp (l.1)
-Phát hiện từ khó.
-Luyện đọc tìư khó
- Ra chơi, nén nổi tò mò, cổng trường, trốn ra sao được, chỗ tường thủng, cố lách ra, lấm lem.
- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2
- Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn(l.1)
- Luyện đọc các câu sau:
Giờ ra chơi / Minh thì thầm với Nam // Ngoài phố có gách xiếc // Bọn mình ra xem đi.
Cô xoa đầu Nam // và gọi Minh đang thập thò ở ngoài cửa lớp vào / nghiêm giọng hỏi: // (Từ nay / từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?)
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn(l.2)
- Học sinh đọc chú giải trong sgk
- Học sinh các nhóm nối tiếp
-Thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Cả bài.
Tiết 2
2.3 Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu 1 hs đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
Hỏi: Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?
- Hai bạn định ra ngoài bằng cách nào?
* Chuyển đoạn: Chuyện gì xảy ra khi Nam và Minh chui qua chỗ tường thủng. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn.
- Học sinh đọc đoạn 2,3
- Ai phát hiện Nam va Minh chui qua chỗ tường thủng.
- Khi đó bác làm gì?
- Khi Nam gặp bác bảo vệ giữ lại cô giáo đã làm gì?
- Những việc làm của cô giáo cho biết cô giáo là người như thế nào?
- Người mẹ hiền trong bài là ai?
- Theo em tại sao cô giáo được ví như người mẹ hiền.
- 1 em đọc.
- Học sinh đọc cả lớp đọc theo
- Ra ngoài phố xem xiếc
- Chui qua chỗ tường thủng
- Đọc bài
- Bác bảo vệ
- Bác nắm chặt chân Nam và nói:” Cậu nào đây ? Trốn học hả”
- Cô giáo xin bác bảo vệ nhẹ tay để Nam khỏi đau. Sau đó cô giáo phủi hết đất trên người em.
- Cô giáo rất dịu dàng yêu thương học sinh.
- Là cô giáo
- Trả lời theo suy nghĩ
2.5 Luyện đọc lại:
- Cho học sinh đọc theo vai, nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh hát các bài hát, đọc các bài thơ em viết về thầy cô giáo.
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Bàn tay dịu dàng.
Thứ tư, ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC(26): BÀN TAY DỊU DÀNG
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Đọc trơn được cả bài
- Đọc đúng các từ: Trở lại lớp, nỗi buồn âu yếm, lặng lẽ, em sẽ làm, tốt lắm, khẽ nói..
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2. Hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ âu yếm, thì thào, trìu mếm, mới mất ( mới qua đời, mới chết) đám tang( lễ đưa tiễn người chết đến nơi yên nghỉ mãi mãi).
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Sự dịu dàng đầy thương yêu của thầy giáo đã an ủi động viên bạn học sinh đang đau buồn vì bà mất nên bạn càng thêm yêu quý thầy
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng
HS1: Đọc đoạn 1,2 bài: Người mẹ hiền
Trả lời câu hỏi: Việc làm của Nam và Minh đúng hay sai ? Vì sao?
HS2: Đọc đoạn 3,4: Ai là người mẹ hiền? Vì sao?
Nhận xét cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Bàn tay dịu dàng
2.2 Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu, nêu ND, cách đọc.
b. Luyện đọc:
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu
- Giáo viên ghi từ khó lên bảng
- Yêu cầu học sinh đọc câu lượt 2
- Luyện đọc đoạn trước lớp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện cách đọc, cách ngắt giọng
d. Luyện đọc đoạn trong nhóm đôi.
e. Thi đọc giữa các nhóm
g. Học sinh đồng thanh
3.Tìm hiểu bài:
Một học sinh đọc toàn bài
1. Chuyện gì xảy ra với An và gia đình?
2. Từ ngữ nào cho thấy An buồn khi bà mất?
- Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo như thế nào?
- Theo em vì sao thầy giáo có thái độ như thế?
- An trả lời thầy giáo như thế nào?
- Vì sao An hứa sáng mai sẽ làm bài tập
- Những từ ngữ hình ảnh nào cho ta thấy thầy giáo rất tốt?
- Các em thấy thầy giáo của An là người như thế nào?
4. Luyện dọc lại.
Nhận xét, tuyên dương.
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc nối tiếp (l.1)
-Phát hiện từ khó
- Học sinh luyện đọc tiếng khó: Lòng nặng trĩu, nỗi buồn, lặng lẽ, buồn bã, trìu mến.
-Đọc câu nối tiếp (l.2)
-Phát hiện đoạn.
- Học sinh đọc đoạn nối tiếp(l.1)
- Thế là / chẳng bao giờ. An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích / chẳng bao giờ An còn được bà âu yếm / vuốt ve//
- Thưa thầy/ hôm nay/ con chưa làm bài tập//
- Học sinh nối tiếp, đọc đoạn(l.2)
-Đọc chú giải trong sgk.
- Các nhóm luyện đọc
-Thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Cả bài
- 1em đọc.
- Bà của An mới mất
- Lòng nặng trĩu nỗi buồn, chẳng bao giờ, nhớ bà…….
- Thầy không trách An thầy chỉ dùng đôi bàn tay, nhẹ nhàng, trùi mến xoa lên đầu An
- Thầy rất thông cảm nỗi buồn của An
- Nhưng sáng mai em sẽ làm ạ!
- Vì An cảm nhận được tình yêu và lòng tin tưởng của thầy với em.
- Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An, bàn tay dịu dàng trìu mến……
- Thầy rất yêu thương quý mến học sinh
- Các nhóm luyện tập đọc theo vai
5.Củng cố - Dặn dò
Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
Dặn bài sau: Ôn tập
Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- TAP DOC.LOAN.doc