Tuần 20 : Tập đọc
BỐN ANH TÀI ( tt )
I Mục đích – Yêu cầu:
1 / Kiến thức
- Hiểu các từ ngữ mới trong truyện : quả núc nác, túng thế.
- Hiểu nghĩa câu truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
2 / Kĩ năng
+ Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần HS địa phương dễ phát âm sai.
- Biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
3 /Thái độ
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết đoàn kết với nhau làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
5 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 : Tập đọc
BỐN ANH TÀI ( tt )
I Mục đích – Yêu cầu:
1 / Kiến thức
- Hiểu các từ ngữ mới trong truyện : quả núc nác, túng thế.
- Hiểu nghĩa câu truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
2 / Kĩ năng
+ Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần HS địa phương dễ phát âm sai.
- Biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
3 /Thái độ
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết đoàn kết với nhau làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
1/ Khởi động
2/ Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người
- Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
3/ Bài mới
a Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Hôm nay chúng ta sẽ học phần tiếp truyện Bốn anh em. Phần đầu ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của Bốn anh em Cẩu Khay. Phần tiếp theo sẽ cho các em biết Bốn anh em Cẩ Khay đã hiệp lực trổ tài như the ánào để diệt trừ yêu tinh.
b Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS.
- Đọc diễn cảm cả bài.
c Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài
- Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ?
- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
- Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh?
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
d Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Giọng hồi họp ở đoạn đầu; giọng dồn dập, gấp gáp, giọng vui vẻ,khoan thai. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng.
4/ Củng cố – Dặn do:ø
- Ý nghĩa của truyện này là gì?
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt.
- Về nhà kể lại câu chuyện.
- Chuẩn bị : Trống đồng Đông Sơn.
- Xem tranh minh hoạ
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn.
- 1,2 HS đọc cả bài .
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới.
- HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1.
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khay chỉ gặp một bà cụ còn sống sót Bà cụ đã nấu cơm cho bốn anh em ăn và cho họ ngủ nhờ.
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi 2, 3.
- phun nước ra như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng , làng mạc.
HS thuật lại.
- Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng chinh phục nước lụt : tát nước, đóng cọc, đục máng dẫn nước. Họ dũng cảm đồng tâm, hợp lực nên đã chiến thắng được yêu tinh, buộc yêu tinh phải quy hàng.
+ Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, giúp dân bản của bốn anh em Cầu Khây.
Tuần 20 : Tập đọc
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I/ Mục đích – Yêu cầu:
1 / Kiến thức
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : văn hoá Đông Sơn, sưu tập, hoa văn, chủ đạo, tính nhân bản, chim Lạc, chim Hồng.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú , đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
2 / Kĩ năng
+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ khó do ảnh hưởng cách phát âm địa phương
- Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng tự hào, ca ngợi nền văn hóa Đông Sơn- nền văn hoá của một thời kì cổ xưa dân tộc.
3 Thái độ
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước qua những nét đẹp của văn hoá truyền thống của dận tộc ta.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Sưu tầm thêm tranh, ảnh về nền văn hoá Đông Sơn.
III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
1 –Khởi động
2 Bài cũ : Bốn anh tài ( tt )
- Kiểm tra 2,3 HS đọc truyện và trả lời câu hỏi.
3 Bài mới
a Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Năm 1924, một ngư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã ( Thanh Hoá ) mấy thứ đồ cổ bằng đồng trồi lên trên đất bãi. Ngay sau đó, các nhà khảo cổđã đến đây khai quật và sưu tầm được thêm hàng trăm cổ vật đủ loại. Các cổ vật này thể hiện trình độ văn minh của người Việt xưa. Địa điểm này thuộc huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, nên sau đó có tên gọi là điểm văn hoá Đông Sơn. Trong bài học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về một cổ vật đặc sắc của văn hoá Đông Sơn. Đó là trống đồng Đông Sơn.
b Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS.
- Đọc diễn cảm cả bài.
c Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
- Hoa văn trên mặt trống được miêu tả như thế nào?
Những hoạt động của con người được miêu tả trên trống đồng ?
- Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
- Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?
d Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng.
4 / Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt.
- Chuẩn bị :Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.
- Xem tranh minh hoạ
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn.
- 1,2 HS đọc cả bài .
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới.
- HS đọc thầm đoạn đầu – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1.
- Đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi 2, 3.
- Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay
- lao động , đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh. . . Bên cạnh con người là những cánh cò, chim Lạc, chim Hồng , đàn cá bơi lội...
- Vì hình ảnh con người là hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn.
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng, với những nét hoa văn trang trí đẹp, là sự ngợi ca con người. Trống đồng là một cổ vật phản ánh trình độ văn minh của người Việt từ thời xa xưa, là một bằng chứng nói lên rằng : dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một nền văn hoá lâu đời, bền vững
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
File đính kèm:
- Tdoc - Tuan 20.doc