Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

- Thế nào là trọng thưởng ?

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.

* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm

- Chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu đọc từng đoạn theo nhóm.

- Theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa riêng cho từng nhóm.

* Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 3.

 Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?

- Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua ?

- Vì sao họ lại lo sợ ?

- Khi dân chúng cả vùng đang lo sợ thì lại có một cậu bé bình tĩnh xin cha cho đến kinh đô để gặp Đức Vua. Cuộc gặp gỡ của cậu bé và Đức vua như thế nào ?

Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 .

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 .

- Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua ?

- Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?

* Chốt :

- Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lý là bố sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng .

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 .

- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì.

- Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim không ?

- Vì sao cậu bé lại tâu Đức Vua làm một việc không thể làm được

 

docx168 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2018 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần: 1 Môn: TĐ+ KC Lớp: 3 Tiết: 1 + 2 Bài: Cậu bé thông minh I. Mục tiêu: A - Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật. 2. Đọc - hiểu Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé . Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. B - Kể chuyện Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện. Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn. II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong Tiếng Việt 3, tập một ( TV3/ 1). Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 2 3 4 5ph 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới Giới thiệu bài 2. Luyện đọc: 2.1: GV đọc toàn bài *Mục đích: Gây cảm xúc, tạo hứng thú đọc cho HS. 2.2: GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ ngữ * Mục đích: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho HS, hiểu nghĩa của 1 số từ ngữ. Biết nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài hơn sau mỗi dòng, mỗi câu thơ. a) Luyện đọc câu b) Luyện đọc đoạn c) Luyện đọc đoạn trong nhóm: d.Luyện đọc toàn bài: 3.Tìm hiểu bài * Mục đích: HS trả lời được các câu hỏi trong SGK. Giúp HS hiểu nội dung bài thơ. Rèn cho HS cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng 4.Luyện đọc lại MT: Giúp Hs đọc đúng giọng các nhân vật - GV ghi tên bài lên bảng. GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý thể hiện giọng đọc như đã nêu ở phần Mục tiêu. * Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: - Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Khi chỉnh sửa lỗi, GV đọc mẫu từ HS phát âm sai rồi yêu cầu HS đọc lại từ đó cho đúng. Chú ý với các từ mà nhiều HS trong lớp mắc lỗi thì GV cần cho HS cả lớp luyện phát âm từ đó, với các từ có ít HS mắc lỗi thì GV chỉnh sửa riêng cho từng HS. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó : - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài. GV theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc . - Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh. - Giải nghĩa : Khi được lệnh vua ban, cả làng đều lo sợ, chỉ riêng mình cậu bé là bình tĩnh, nghĩa là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối, không lúng túng trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua. - Nơi nào thì được gọi là kinh đô ? - Hướng dẫn HS đọc đoạn 2 tương tự như cách hướng dẫn đọc đoạn 1. - Đến trước kinh đô, cậu bé kêu khóc om sòm, vậy om sòm có nghĩa là gì ? - Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3. - Sứ giả là người như thế nào ? - Thế nào là trọng thưởng ? - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn. * Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm - Chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu đọc từng đoạn theo nhóm. - Theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa riêng cho từng nhóm. * Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? - Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua ? - Vì sao họ lại lo sợ ? - Khi dân chúng cả vùng đang lo sợ thì lại có một cậu bé bình tĩnh xin cha cho đến kinh đô để gặp Đức Vua. Cuộc gặp gỡ của cậu bé và Đức vua như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 . - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 . - Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua ? - Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ? * Chốt : - Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lý là bố sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng . - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 . - Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì. - Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim không ? - Vì sao cậu bé lại tâu Đức Vua làm một việc không thể làm được ? - Biết rằng không thể làm được ba mâm cỗ từ một con chim sẻ, nên cậu bé đã yêu cầu sứ giả tâu với Đức Vua rèn cho một con dao thật sắc từ một chiếc kim khâu. Đây là việc mà đức Vua không thể làm được, vì thế ngài cũng không thể bắt cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ. - Sau hai lần thử tài, Đức Vua quyết định như thế nào ? - Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục. Kết luận: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé. Luyện đọc lại - GV đọc mẫu đoạn 2 của bài. Chú ý: Biết phân biệt lời người kể, các nhân vật khi đọc bài : + Giọng người kể : chậm rãi ở đoạn giới thiệu đầu truyện ; lo lắng khi cả làng cậu bé nhậnđược lệnh của nhà vua ; vui vẻ, thoải mái, khâm phục khi cậu bé lần lượt vượt qua được những lần thử thách của nhà vua. + Giọng của cậu bé : Bình tĩnh, tự tin. + Giọng của nhà vua : nghiêm khắc. - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu HS luyện đọc lại truyện theo hình thức phân vai. - Tổ chức cho một số nhóm HS thi đọc trước lớp. - Tuyên dương các nhóm đọc tốt. - HS theo dõi GV đọc bài. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. - Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của giáo viên. Lưu ý các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở phần mục tiêu. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. - HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng. - Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu: Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm người tài giúp nước. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có thì cả làng phải chịu tội.// - Trái nghĩa với bình tĩnh là : bối rối, lúng túng. - Kinh đô là nơi vua và triều đình đóng. - HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2. Chú ý đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật: + Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ ?// ( Đọc với giọng oai nghiêm ) - Muôn tâu đức vua // - cậu bé đáp -// bố con mới đẻ em bé,/ bắt con đi xin sữa cho em,// con không xin được, // liền bị đuổi đi,// (Đọc với giọng lễ phép bình tĩnh tự tin). + Thằng bé này láo,/ dám đùa với trẫm !// Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được ?//(Đọc với giọng hơi giận dữ, lên giọng ở cuối câu). + Muôn tâu,/ vậy tại sao đức vua lại hạ lệnh cho làng con / phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ. ?// - Om sòm nghĩa là ầm ĩ, gây náo động. - HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3. Chú ý ngắt giọng đúng : Hôm sau, / nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, / bảo cậu bé làm 3 mâm cỗ.// Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, / nói - Xin ông tâu với Đúc Vua / rèn cho tôi chiếc kim này thành một con giao thật sắc / để xẻ thịt chim. - Sứ giả là người được vua phái đi giao thiệp với người khác, nước khác... - Trọng thưởng nghĩa là tặng cho một phần thưởng lớn. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm của mình, sau mỗi bạn đọc, các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - HS cả lớp đọc đồng thanh. - Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống. - Dân chúng trong vùng đều lo sợ khi nhận được lệnh của nhà vua. - Vì gà trống không thể đẻ được trứng mà nhà vua lại bắt nộp một con gà trống biết đẻ trứng. - Cậu bé đến trước cung vua và kêu khóc om sòm. - Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé), từ đó làm cho vua phải thừa nhận lệnh của ngài cũng vô lí. - HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm phát biểu:- Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để sẻ thịt chim. - Không thể rèn được. - Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà Vua là làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ. - Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để thành tài. - HS trả lời. - Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai : người dẫn truyện, cậu bé, nhà vua. - 3 đến 4 nhóm thi đọc. Cả lớp theo dõi nhận xét. B. Bài mới Kể chuyện Kể chuyện 2ph 30 5phut 1. GTB 5 : Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh MT: HS biết tự kể chuyện theo đúng giọng các nhân vật. Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ - GV nêu nhiệm vụ của nội dung kể truyện trong lớp học: Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu. - GV treo tranh minh hoạ của từng đoạn truyện như trong sách TV3/1 lên bảng. Hoạt động 5 : Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh Hướng dẫn kể đoạn 1: - Yêu cầu HS quan sát kĩ bức tranh 1 và hỏi +Quân lính dang làm gì ? +Lệnh của Đức Vua là gì ? + Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh của Đức Vua ? - Yêu cầu 1 HS kể lại nội dung của đoạn 1. - Hướng dẫn HS kể các đoạn còn lại tương tự như cách hướng dẫn kể đoạn 1. Các câu hỏi gợi ý cho HS kể là: Đoạn 2 - Khi được gặp Vua, Cậu bé đã nói gì, làm gì ? - Thái độ của Đức Vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói. Đoạn 3 - Lần thử tài thứ hai, Đức Vua yêu cầu cậu bé làm gì ? Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ? - Đức Vua quyết định thế nào sau lần thử tài thứ hai ? - Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. - Theo dõi và tuyên dương những HS kể chuyện tốt, có sáng tạo. - HS lần lượt quan sát các tranh được giới thiệu trên bảng lớp (hoặc tranh trong SGK). - Nhìn tranh trả lời câu hỏi : + Quân lính đang thông báo lệnh của Đức Vua. + Đức Vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. + Dân làng vô cùng lo sợ. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi để nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí : Kể có đúng nội dung ? Nói đã thành câu chưa ? Từ ngữ được dùng có phù hợp không ? Kể có tự nhiên không? ..... - Cậu bé kêu khóc om sòm và nói rằng : Bố con mới sinh em bé, bắt con đi xin sữa. Con không xin được, liền bị đuổi đi. - Đức Vua giận dữ, quát cậu bé là láo và nói : Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được ? - Đức Vua yêu cầu cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ. - Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. - Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé thông minh và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. - HS kể lại chuyện khoảng 2 lần, mỗi lần 3 HS kể nối tiếp nhau theo từng đoạn truyện. Cả lớp theo dõi nhận xét sau mỗi lần có HS kể. 3. CỦNG CỐ-DẶN DÒ. Hỏi: Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học. - Dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - Tổng kết bài học, tuyên dương các em học tốt, động viên các em còn yếu cố gắng hơn, phê bình các em chưa chú ý trong giờ học - Đức Vua trong câu chuyện là một ông Vua tốt, biết trọng dụng người tài, nghĩ ra cách hay để tìm được người tài. IV. Rút kinh nghiệm bổ sung: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2018 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần: 1 Môn: Tập đọc Lớp: 3 Tiết: 4 Bài: Hai bàn tay em I. Mục tiêu: A. Kiến thức: 1. Đọc thành tiếng - Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ , giữa các dòng thơ Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, nhẹ nhàng, tình cảm . 2. Đọc hiểu - Hiểu ND: Hai bàn tay rất đẹp , rất có ích rất đáng yêu , ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài ) - Hiểu nghĩa các từ ngữ , hình ảnh trong bài : ấp cạnh lòng, siêng năng, ngời ánh mai, giăng giăng, thủ thỉ,.... B. Kỹ năng: - Học thuộc lòng bài thơ đối với HS khá giỏi. - Đọc diễn cảm bài thơ. C. Thái độ: - Yêu quý trân trọng 2 bàn tay của mình II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách TV3/1. Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọ III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 2 3 4 5ph 1. ÔN BÀI CŨ 2. Bài mới Giới thiệu bài 2. Luyện đọc: 2.1: GV đọc toàn bài *Mục đích: Gây cảm xúc, tạo hứng thú đọc cho HS. 2.2: GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ ngữ * Mục đích: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho HS, hiểu nghĩa của 1 số từ ngữ. Biết nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài hơn sau mỗi dòng, mỗi câu thơ. a) Luyện đọc câu b) Luyện đọc đoạn c) Luyện đọc đoạn trong nhóm: d.Luyện đọc toàn bài: 3.Tìm hiểu bài * Mục đích: HS trả lời được các câu hỏi trong SGK. Giúp HS hiểu nội dung bài thơ. Rèn cho HS cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng 4. Học thuộc lòng bài thơ 4/ Củng cố dặn dò - GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý thể hiện giọng đọc như đã nêu ở Mục tiêu. * Hướng dẫn đọc câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 2 dòng thơ, đọc từ đầu cho đến hết bài . - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. * Hướng dẫn đọc từng khổ và giải nghĩa từ khó : - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo từng khổ thơ. - Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc nếu HS không đọc đúng. - Giải nghĩa các từ khó : + Giải nghĩa các từ Siêng năng, giăng giăng theo chú giải của TV3/1. Giảng thêm từ Thủ thỉ . * Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm: - Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS và yêu cầu đọc từng khổ thơ theo nhóm. GV theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa riêng cho từng nhóm. - Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ thứ nhất và trả lời câu hỏi : Hai bàn tay của em bé được so sánh với cái gì ? - Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của em bé qua hình ảnh so sánh trên ? - Hai bàn tay của em bé không chỉ đẹp mà còn rất đáng yêu và thân thiết với bé. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp các khổ thơ sau để thấy được điều này. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ? ( có thể hỏi : Hai bàn tay rất thân thiết với bé. Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên điều đó ?) * GV giảng:Khi HS trả lời, sau mỗi hình ảnh HS nêu được, GV nên cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu thêm và cảm nhận vẻ đẹp của từng hình ảnh. + Khổ thơ 2 : Hình ảnh Hoa ấp cạnh lòng. + Khổ thơ 3 : Tay em bé đánh răng, răng trắng và đẹp như hoa nhài, tay em bé chải tóc, tóc sáng lên như ánh mai. + Khổ thơ 4 : Tay bé viết chữ làm chữ nở thành hoa trên giấy. + Khổ 5 : Tay làm người bạn thủ thỉ, tâm tình cùng bé. - Em thích nhất khổthơ nào ? Vì sao ? Học thuộc lòng bài thơ - Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu HS học thuộc từng đoạn rồi học thuộc cả bài. - Xoá dần nội dung bài thơ trên bảng cho HS đọc thuộc lòng. - Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ ( có thể cho HS chỉ tranh minh hoạ, đọc đoạn thơ tương ứng ). - Tuyên dương những HS đã học thuộc lòng bài thơ, đọc bài hay. - Hỏi : Bài thơ được viết theo thể thơ nào. - Dặn dò HS về nhà học lại cho thuộc lòng bài thơ, tập đọc bài thơ với giọng diễn cảm. - Tổng kết bài học, tuyên dương những HS học tốt. Nghe GV giới thiệu bài. - 10 HS tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc từ 2 đến 3 lần như vậy. - Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. Các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở phần Mục tiêu . - Đọc từng khổ trong bài theo hướng dẫn của GV: - 5 HS tiếp nối nhau đọc 1 lượt. Đọc khoảng 3 lượt. - Những HS đọc sai, tập ngắt giọng đúng khi đọc. Hai bàn tay em / Như hoa đầu cành // Hoa hồng hồnh nụ / Cánh tròn ngón xinh // + Đọc chú giải Đặt câu với từ thủ thỉ.(Đêm đêm mẹ thường thủ thỉ kể chuỵên cho em nghe. ) - Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm của mình, sau mỗi bạn đọc các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - HS cả lớp đọc đồng thanh. - Hai bàn tay của bé được so sánh với nụ hoa hồng, ngón tay xinh như cánh hoa. - Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu. - Đọc thầm các khổ thơ còn lại. - HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời: + Buổi tối, khi bé ngủ, hai hoa ( hai bàn tay )cũng ngủ cùng bé. Hoa thì bên má hoa thì ấp cạnh lòng. + Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng chải tóc. + Khi bé ngồi học, hai bàn tay siêng năng viết chữ đẹp như hoa nở thành hàng trên giấy. + Khi có một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay. - HS phát biểu ý kiến. + Thích khổ 1 vì hai bàn tay được tả đẹp như nụ hoa hồng. + Thích khổ 2 vì tay và bé luôn ở cạnh nhau, cả lúc bé ngủ tay cũng ấp ôm lòng bé thật thân thiết, tình cảm. + Thích khổ 3 vì tay bé thật có ích, tay giúp bé đánh răng, chải đầu. Tay làm cho răng bé trắng như hoa nhài, tóc bé sáng như ánh mai. + Thích khổ 4 vì tay làm chữ nở hoa đẹp trên giấy. + Thích khổ 5 vì tay như người bạn biết tâm tình, thủ thỉ cùng bé. - Học thuộc lòng bài thơ. - Thi theo 2 hình thức : + HS thi đọc thuộc bài theo cá nhân. + Thi đọc đồng thanh theo bàn. - Bài thơ dược viết theo thể thơ 4 chữ, được chia thành 5 khổ, mỗi khổ có 4 câu. IV. Rút kinh nghiệm bổ sung: ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN Tuần 2 Tiết: 9+10 Bài: Ai có lỗi? I. Mục tiêu: A. Đọc: 1) Rèn khả năng đọc thành tiếng trôi chảy cả bài, đọc đúng các TN có vần khó, dễ phát âm sai, các từ phiên âm tên người nước ngoài, nghỉ hơi đúng chỗ có dấu chấm phẩy, phân biệt lời người kể khác lời nhân vật. 2) Rèn khả năng đọc hiểu: Nắm nghĩa từ mới. Nắm diễn biến câu chuyện: Hiểu phải biết nhường nhịn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. B. Kể chuyện: 1. Rèn khả năng nói: kể lại từng đoan bằng lời của mình 2. Rèn khả năng nghe: theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá kể tiếp được lời bạn. 3) Hứng thú đọc và kể chuyện C. Kĩ năng sống: - Rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử, sự cảm thông và khả năng kiểm soát cảm xúc. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ, Máy chiếu III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 2 3 4 5ph 1. ÔN BÀI CŨ: Hai bàn tay em G/V gọi học sinh đọc bài và TLCH SGK ? Nội dung bài? ? Giọng đọc của bài - 2 em đọc & TL MT: Nhớ lại nội dung bài cũ G/V nhận xét 2. Bài mới: - SD tranh giới thiệu bài 2ph a. GT bài: MT: Nắm được tên và nội dung bài mới Giới thiệu + ghi bảng - ghi vở 33ph b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - GVđọc mẫu ® Học sinh quan sát tranh minh hoạ sgk. MT:Nắm được nghĩa các từ mới và cách ngắt nghỉ hơi * Hdẫn đọc từng câu: - GVviết bảng: Cô - rét - ti, En - ri - cô ® 2 em đọc - Cả lớp đọc. - GVsửa pháp âm sai cho Học sinh (nếu có) - Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu. * Hướng dẫn đọc từng đoạn: Học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn - Đ1 ® giải nghĩa từ kiêu căng (sgk) - 1 em đọc & chú giải - Đ3 ® giải nghĩa từ hối hận. - 1 em đọc & chú giải ® Tìm từ trái nghĩa vốn từ "can đảm" - Học sinhTL: - Đ4:Đặt câu để giải nghĩa từ. - Học sinh đặt câu - Đọc đoạn trong nhóm: - Đọc đồng thanh - Từng cặp 2 em đọc từng đoạn trong nhóm Học sinh đọc đồng thanh 10ph c, tìm hiểu bài: MT: Nắm được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi trong SGK * Yêu cầu học sinh đọc thầm từng đoạn rồi TLCH - Đoạn 1 + 2 - 2 bạn nhỏ trong truyện tên là gì? - Học sinh đọc htầm & trả lời C1 Vì sao 2 bạn nhỏ giận nhau? - Đoạn 3: Củng cố Vì sao En - ri - cô hối hận, muốn xin lỗi Cô - rét - ti ? - Chiếu máy bức tranh trong SGK Cậu bé bình tĩnh lại, nghĩ lại Cô-ret-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình, nhìn vai áo bạn bị sứt chỉ cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi những không can đảm. - Đoạn 4: C4 Bố đã trách En - ri - cô như thế nào? Học sinhTL. Lời trách mắng của bố có đúng không? C5 Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen? - Học sinh thảo luận nhóm (2 em) rồi TL Chiếu máy ND bài - Nhóm khác nhận xét bổ sung. 7ph d, Luyện đọc lại * LĐ lại Đ1 và Đ2: MT: Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với bài đọc + Đ1: giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ: nắm nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng. Học sinh trả lời + ở Đ4 + 5 con cần nhấn giọng các từ nào? Học sinh trả lời - Lời Cô - rét - ti : dịu dàng lời bố En -ri cô: nghiêm khắc ® 1 em đọc * Đọc bài theo lời phân vai 2 nhóm x 3 em - Lớp bình chọn công nhận & nhóm đọc hay. Kể chuyện 20ph 1.Nêu nhiệm vu: Nêu yêu cầu: thi kể lại 5 đoạn = lời của em dựa vào 5 tranh minh hoạ. 2. h dẫn kể: - Câu chuyện vừa đọc kể theo lời của ai? - En - ri - cô - Để hiểu yêu cầu "kể = lời của em" các con đọc VD về cách kể trong sgk (13) và xem tranh - các lớp đọc thầm và xem 5 tranh (En ri cô mặc áo xanh Cô -rét- ti mặc áo nâu) - Tập kể theo nhóm (2cm) từng đoạn. - Học sinh tập kể từng đoạn - GVuốn nắn cho học sinh ® nxét trình tự câu chuyện - Bình chọn người kể hay + Về Nội dung: kể = lời của Học sinh, đúng trình tự câu chuyện. + Về diễn đạt: Nói thành câu chưa? Dùng từ hợp không? + Về thể hiện: Giọng kể có thích hợp tự nhiên không? biết phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt chưa? 3ph 3. Củng cố, d dò - Hỏi: Em học được điều gì qua câu chuyện này? - TL như mục tiêu -Khi có lỗi con phải làm gì? - Giúp học sinh phân biết kể chuyện khác đọc chuyện (h dẫn 55) - Nhận xét giờ học - Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe/ - Bài sau: khi mẹ vắng nhà IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung: Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2018 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TẬP ĐỌC Tuần 2 Tiết: 12 Bài: Cô giáo tí hon I. Mục tiêu: 1.Kiến thức -Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng các từ khó, nón, khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính 2.Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc hiểu: hiểu nghĩa của các từ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính hiểu nội dung bài. 3. Thái độ - Hứng thú đọc và kể chuyện II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết câu cần luyện đọc (đoạn 1), Máy chiếu III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 2 3 4 5ph 1 - ÔN BÀI CŨ: Ai có lỗi. MT: Củng cố kĩ năng đọc, nêu được nội dung bài G/V gọi học sinh đọc bài và TLCH SGK ? Nội dung bài? ? Giọng đọc của bài 2 học sinh đọc Nhận xét G/V nhận xét và 2 - Bài mới SD tranh giới thiệu bài 2ph a, Giới thiệu bài MT: Biết được tên bài và nội dung tổng quát về bài học - Mở SGK (17) xem tranh và hỏi: tranh vẽ gì? ® gt bài. ® Chị đang dạy các em học 13ph b, hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ MT: Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc tự nhiên. Hiểu được nghĩa các từ ngữ trong bài * Đọc từng câu: - Trong khi Học sinh đọc, GVsửa phát âm sai cho cá nhân Học sinh (nếu có) Chiếu máy câu khó và từ khó Học sinh nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt) Lưu ý: nón, ngọng líu, núng nính Học sinh luyện đọc đúng các từ khó * Đọc từng đoạn: GVchia đoạn: 3 đoạn Học sinh đánh dấu SGK Đ1:Từ "Bé kẹp tóc.. đến chào cô" Đ2:Bé treo nónđánh vần theo Đ3: Còn lại + Đọc đoạn 1 - 1Học sinh + Đọc đoạn 2 - 1 Học sinh + Đọc đoạn 3 - 1Học sinh - Học sinh đọc tiếp lượt thứ hai 3 Học sinh nối tiếp nhau + Đoạn 1: giải nghĩa từ khoan thai, khúc khích đọc 3 đoạn. - Học sinh đọc chú giải. + Đ 2: g/nghĩa: tỉnh khô, trâm bầu. + Đoạn 3: giải nghĩa từ: núng nính * Đọc từng đoạn trong nhóm đôi - 2 Học sinh đọc cho nhau nghe từng đoạn rồi đổi chéo cho nhau. - Các nhóm tiếp nối đọc đồng thanh từng đoạn. * Cả lớp đọc ĐT cả bài. 8ph c, Hướng dẫn tìm hiểu bài. MT: Nắm được nội dung bài, trả lời được các câu hỏi trong SGK - Đọc đoạn 1 ? Truyện có những nhân vật nào? - Học sinh đọc thầm. - (bé và 3 đứa em: Hiển, Anh và Thanh) ? Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì? - (Trò chơi lớp học: Bé làm cô giáo, các em làm học trò) - Đọc cả bài văn - Học sinh đọc thầm. ? Những cử chỉ nào của "cô giáo" - Học sinh trả lời tự do Bé làm em thích thú? Theo ý của mình. - Đọc đoạn "Đàn em rít ríthết" ? Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò. ? Qua câu chuyện con thấy được gì? Þ GVtổng kết: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Bảng phụ Nội dung bài 7ph d, Luyện đọc lại. MT: HTL 2 khổ trong bài - Học sinh khá giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài. ?Giọng đọc toàn bài. - 3 Học sinh đọc. Hướng dẫn Họ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_3_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2018_2019.docx
Giáo án liên quan