Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 25: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Yến Nhi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui vẻ, lạc quan.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2. Kĩ năng

- Đọc đúng các từ khó đọc: buồng lái, bom giật, tuôn, đột ngột, suốt,.

- Ngắt nhịp đúng, đọc nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc trôi chảy toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ.

- Đọc thuộc ít nhất một khổ thơ tại lớp.

3. Thái độ

- Yêu mến, biết ơn đối với công lao của những người chiến sĩ đã hi sinh vè cách mạng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án điện tử.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx8 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 25: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Yến Nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THỰC TẬP Phân môn: Tập đọc BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Tuần: 25 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Chương Người dạy: Nguyễn Thị Yến Nhi Ngày dạy: 03/06/2020 MỤC TIÊU Kiến thức - Biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui vẻ, lạc quan. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Kĩ năng - Đọc đúng các từ khó đọc: buồng lái, bom giật, tuôn, đột ngột, suốt,... - Ngắt nhịp đúng, đọc nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm. - Đọc trôi chảy toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ. - Đọc thuộc ít nhất một khổ thơ tại lớp. Thái độ - Yêu mến, biết ơn đối với công lao của những người chiến sĩ đã hi sinh vè cách mạng. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án điện tử. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, bút. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu: Đọc đoạn 3 bài tập đọc “Khuất phục tên cướp biển” và trả lời câu hỏi sau: Câu 1: + Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét. Câu 2: Chọn ý đúng: + Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Vì bác sĩ khỏe hơn tên cướp biển. Vì bác sĩ dọa đưa tên cướp biển ra tòa. Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. - Gọi học sinh nhận xét. Câu 3: Em hãy nêu nội dung bài tập đọc “Khuất phục tên cướp biển”. - Giáo viên nhận xét, nhận xét chung, tuyên dương. 3.Bài mới a) Giới thiệu bài Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ, biết bao thế hệ trẻ Việt Nam đã sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Những chàng trai, cô gái ấy đã vượt qua gian khổ, đạn bom trên đường ra trận như thế nào thì qua bài học “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” các em sẽ rõ. - Giáo viên ghi tên bài lên bảng. b) Hoạt động 1: Luyện đọc - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. - Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? - Giới thiệu tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Nhà thơ Phạm Tiến Duật + Phạm Tiến Duật (1941-2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. + Là nhà thơ với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kì chiến tranh Việt Nam. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”. *Đọc lượt 1: Đọc nối tiếp: - Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiêp nhau. - Cho học sinh nêu lên những từ khó đọc, dễ nhầm lẫn, giáo viên ghi lên bảng. - Gọi học sinh đọc lại từ khó đó. *Đọc lượt 2: Đọc nối tiếp: - Cho học sinh đọc nối tiếp nhau lần 2. - Giáo viên nhận xét, sửa lỗi cho học sinh ở các từ đọc sai. - Gọi học sinh đọc chú giải từ mới ở sách giáo khoa. + Tiểu đội: *Luyện đọc câu , đoạn: - Cho học sinh tự ngắt nhịp và từ ngữ cần nhấn giọng: “Không có kính/ không phải vì xe không có kính Bom giật/, bom rung/, kính vỡ đi rồi Ung dung/ buồng lái ta ngồi, Nhìn đất/ nhìn trời/, nhìn thẳng”. - Gọi học sinh đọc những câu cần ngắt nhịp. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên hướng dẫn ngắt nhịp và nhấn giọng rồi sau đó đọc mẫu cho học sinh. “Không có kính / không phải vì xe không có kính Bom giật/, bom rung/, kính vỡ đi rồi Ung dung / buồng lái ta ngồi, Nhìn đất/ nhìn trời/, nhìn thẳng”. - Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn thơ. *Đọc lượt 3: Đọc nhóm đôi: - Giáo viên cho học sinh đọc thầm. - Gọi 1 - 2 nhóm học sinh đọc. - Giáo viên chú ý cho học sinh cách đọc: Bài này đọc với bình thản, ung dung,vui, nhẹ nhàng, thắm thiết, nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh đẹp, thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe: giật, rung, vỡ, ung dung, xoa, đắng, thẳng, đột ngột, sa, ùa,... Chú ý nhấn giọng từng câu thơ. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ. *Chuyển ý: Vừa rồi cô cùng các em đã tìm hiểu phần luyện đọc về từ, đoạn thơ, bài thơ và cách ngắt nhịp. Để hiểu rõ hơn về nội dung của bài thơ như thế nào, cô mời các em cùng cô sang tìm hiểu hoạt động 2 nhé! c) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (chia đoạn đọc thầm và trả lời từng câu hỏi) - Đọc bài thơ, thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: + Câu 1: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? Giáo viên nói thêm: Những khó khăn gian khổ trong cuộc kháng chiến không thể làm mất đi niềm lạc quan của các chú bộ đội lái xe. Ừ thì mưa tuôn, mưa xối, mặc cho lửa đạn bom rơi, sự sống hay cái chết chỉ trong gang tất, nhưng người chiến sĩ lái xe vẫn dũng cảm đi tới vì miền Nam ruột thịt đang chìm trong máu lửa. Trong chiến đấu, tình cảm đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện như thế nào mời các em tìm hiểu tiếp nội dung của bài. Cho học sinh đọc thầm khổ thơ thứ 4, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Câu 2: Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào? Giáo viên nói thêm: Những câu thơ của tác giả Phạm Tiến Duật đã đưa ta trở về với âm hưởng của Trường Sơn năm xưa, của tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe trên con đường Trường Sơn huyền thoại đầy khói lửa đạn bom. - Giáo viên giới thiệu hình ảnh con đường Trường Sơn và hỏi: + Em thấy được gì từ bức tranh trên? - Qua tìm hiểu bài và quan sát tranh, các em hãy thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi 3: + Câu 3: Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? Giáo viên nói thêm: Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận, cho ta cảm nhận được công việc lái xe rất vất vả, gian khổ, nhưng những người chiến sĩ ấy thật dũng cảm, lạc quan. Họ coi thường khó khăn, bất chấp bom đạn của kẻ thù, họ sẵn sàng đương đầu với cái chết. Đó cũng là khí thế quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây cũng chính là nội dung của bài. Nội dung: Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật, bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. * Chuyển ý: Chúng ta đã được tìm hiểu chi tiết về nội dung bài thơ. Để bài thơ được bộc tả một cách sâu sắc, truyền cảm và giàu hình ảnh, cô mời các em cùng tìm hiểu tiếp hoạt động 3 - đọc diễn cảm nhé! d) Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Giáo viên cho học sinh cho luyện đọc diễn cảm đoạn 1 và đoạn 2. - Gọi 1 học sinh ngắt nhịp bài thơ. - Gọi học sinh đọc. - Giáo viên sửa. Giáo viên đọc mẫu. *Thi đọc diễn cảm: Cho học sinh đọc nhóm đôi. “Không có kính / không phải vì xe không có kính Bom giật/, bom rung/, kính vỡ đi rồi Ung dung / buồng lái ta ngồi Nhìn đất / nhìn trời/, nhìn thẳng Nhìn thấy gió / vào xoa mắt đắng Thấy con đường / chạy thẳng vào tim Thấy sao trời / và đột ngột cánh chim Như sa/, như ùa / vào buồng lái.” - Gọi 3 học sinh đọc diễn cảm. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. * Cho học sinh đọc thuộc lòng bài thơ: (3 phút) - Gọi 2-3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. *Chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu xong đoạn trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Qua đây cho ta thấy tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm kháng chiến chống Mĩ. 4. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS đọc lại nội dung chính. - Qua bài học giúp em hiểu được điều gì? - Cho học sinh xem ảnh đường Trường Sơn hiện nay và giáo dục học sinh biết chăm sóc, bảo vệ con đường huyền thoại này. - Về nhà học thuộc lòng cả bài thơ. - Xem và chuẩn bị trước bài: “ Thắng biển”. - Nhận xét tiết học. - Báo cáo sĩ số lớp. + Đó là cặp câu: Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. - Học sinh nhận xét, bổ sung. + Chọn ý C: Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. - Học sinh nhận xét. - Câu chuyện kể về cuộc đụng độ giữa bác sĩ Ly và tên cướp biển. Hắn uống rượu, hò hét trong quán rượu và hống hách bắt mọi người im lặng. Bác sĩ Ly vẫn không sợ hãi, giảng giải cho chủ quán cách chữa bệnh và đương đầu với tên cướp, quả quyết hắn sẽ bị trừng phạt nếu còn đe dọa người khác. Tên cướp bị khuất phục trước sự can đảm của bác sĩ. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài. - 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. - Bài thơ chia làm 4 đoạn: + Đoạn 1: Không có kính...nhìn thẳng. + Đoạn 2: Nhìn thấy gió...và buồng lái. + Đoạn 3: Không có kính...mau khô thôi. + Đoạn 4: Những chiếc xe...kính vỡ rồi. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc nối tiếp nhau. - Học sinh nêu các từ khó. - Học sinh đọc các từ khó. - Học sinh đọc nối tiếp. - Học sinh lắng nghe, đọc lại các từ phát âm sai. - Học sinh đọc. + Đơn vị nhỏ nhất trong quân đội, thường gồm từ 6 đến 12 người. - Học sinh chú ý lắng nghe. - Học sinh đọc. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc. - Học sinh đọc. - 1 - 2 nhóm đọc, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc thầm. + Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi, ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng, không có kính, ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, chưa cần thay, lái trăm cây số nữa,.. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc thầm. + Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh quan sát, lắng nghe. + Đoàn xe đang trèo đèo đi giữa rừng núi trơ trọi, đầy khói lửa đạn bom. - Thảo luận nhóm đôi. + Các chú bộ đội lái xe rất vất vả, rất dũng cảm./ Các chú bộ đội lái xe coi thường khó khăn, bất chấp bom đạn của kẻ thù. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc lại nội dung. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc. - Học sinh lắng nghe. - 3 học sinh đọc diễn cảm. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc. - Qua bài học giúp em hiểu được tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Học sinh quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KÍ DUYỆT Phường 7, ngày 03 tháng 06 năm 2020 Nguyễn Văn Chương

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_4_tuan_25_bai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong_k.docx
Giáo án liên quan