Giáo án tập giảng Địa lý 11 Bài 9: Nhật Bản - Tiết 2: các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY

(Lớp 11 - Chương trình cơ bản)

Bài 9: NHẬT BẢN

Tiết 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau bài học, HS cần:

1/ Về kiến thức

- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản.

- Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.

- Ghi nhớ một số địa danh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 6617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tập giảng Địa lý 11 Bài 9: Nhật Bản - Tiết 2: các ngành kinh tế và các vùng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT TPHCM TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY (Lớp 11 - Chương trình cơ bản) Bài 9: NHẬT BẢN Tiết 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ I- MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1/ Về kiến thức - Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản. - Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu. - Ghi nhớ một số địa danh. 2/ Về kĩ năng - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế. - Phân tích các bảng, biểu, nêu các nhận xét. 3/ Về thái độ Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay. II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Bản đồ kinh tế chung Nhật Bản. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Mở bài: Ở bài học trước chúng ta đã được biết Nhật Bản là nước đứng thứ 2 thế giới về kinh tế, tài chính. Vậy những thành quả cụ thể của nền kinh tế Nhật Bản thể hiện như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ vào tiết 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV giới thiệu qua về vị thế của ngành công nghiệp Nhật Bản. HĐ1: Nhóm HS đọc bảng 9.1, trình bày đặc điểm của các ngành công nghiệp nổi tiếng ở Nhật Bản theo dàn ý: + Các sản phẩm nổi bật của từng ngành. + Các hãng nổi tiếng. Nhóm 1: Tìm hiểu về ngành công nghiệp chế tạo. Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành công nghiệp điện tử. Nhóm 3: Tìm hiểu về ngành công nghiệp xây dựng và công nghiệp dệt. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và đánh giá phần trình bày của bạn. GV chuẩn kiến thức. HĐ2: Cả lớp HS quan sát hình 9.5, xác định các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản và nhận xét về đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp. 1 HS trả lời, GV nhận xét. GV đặt câu hỏi: Tại sao các trung tâm công nghiệp lại tập trung ở ven biển phía đông đảo Hôn-su, Kiu-xiu (Đó là nơi có các hải cảng lớn, dễ dàng trao đổi thương mại với nhiều nước - thuận lợi để nhập nguyên nhiên liệu và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, giảm chi phí vận chuyển) Chuyển ý: Trên trường quốc tế, Nhật Bản là một cường quốc công nghiệp hàng đầu. Cũng trên trường quốc tế, Nhật Bản còn được mệnh danh là người khổng lồ về thương mại và tài chính quốc tế. Tại sao? HĐ3: Cả lớp GV giảng thuật về hoạt động thương mại, giao thông vận tải biển, tài chính, ngân hàng của Nhật Bản. GV khắc sâu bằng các mẩu chuyện nhỏ. Chuyển ý: Nếu như công nghiệp và dịch vụ được coi là biểu tượng sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản trên trường quốc tế thì ngược lại, nông nghiệp Nhật Bản không phải là ngành có thứ hạng cao trên thế giới. Phải chăng điều đó có nghĩa là trình độ sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản thấp? HĐ4: Cả lớp HS nghiên cứu SGK, GV đàm thoại để học sinh nắm được đặc điểm của ngành nông nghiệp Nhật Bản (tỉ trọng nông nghiệp trong GDP, các nông sản chính). GV đưa ra các câu hỏi: + Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản? (Vì diện tích đất nông nghiệp nhỏ và ngày càng bị thu hẹp) + Tại sao đánh bắt hải sản lại được coi là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản? (Vì Nhật Bản nằm kề các ngư trường lớn, làm chủ nhiều vùng biển rộng lớn và cá là nguồn thực phẩm quan trọng của người Nhật) HĐ: Cá nhân HS dựa vào hình 9.5, SGK trang 83 kể tên 4 vùng kinh tế của Nhật Bản, đặc điểm chung của các vùng, xác định các trung tâm công nghiệp của mỗi vùng kinh tế và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm. GV chốt lại kiến thức về 4 vùng kinh tế trên lược đồ. I- Các ngành kinh tế 1/ Công nghiệp - Giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới. - Nhiều ngành công nghiệp chiếm vị trí cao trên thế giới: chế tạo máy, điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt, - Các trung tâm công nghiệp tập trung ở ven biển phía đông đảo Hôn-su. 2/ Dịch vụ - Chiếm 68% GDP (2004). - Giá trị thương mại đứng thứ 4 thế giới. - Vận tải biển đứng thứ 3 thế giới. - Ngành tài chính ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới. 3/ Nông nghiệp - Giữ vai trò thứ yếu, chiếm khoảng 1% GDP. - Phát triển theo hướng thâm canh. - Trồng trọt: + Lúa gạo (50% diện tích canh tác) + Chè, thuốc lá, dâu tằm. - Chăn nuôi theo phương pháp tiên tiến. - Đánh bắt và nuôi trồng hải sản phát triển. II- Các vùng kinh tế Vùng KT Đặc điểm chung Trung tâm CN Hôn-su Kiu-xiu Xi-cô-cư Hô-cai-đô IV- ĐÁNH GIÁ Chứng minh công nghiệp là biểu tượng sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản. V- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Học bài: trả lời 2 câu hỏi SGK Làm bài tập 3 trang 83 SGK VI- PHỤ LỤC Các vùng kinh tế của Nhật Bản Vùng KT Đặc điểm chung Trung tâm CN Hôn-su Kinh tế phát triển nhất, tập trung các TTCN lớn nhất Nhật Bản. Tôkiô, Iôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Côbê, Kiôtô, Kiu-xiu Phát triển công nghiệp nặng (khai thác than, luyện thép). Phucuôca, Nagaxaki Xi-cô-cư Chủ yếu là hoạt động nông nghiệp. Côchi Hô-cai-đô Dân cư thưa thớt, rừng bao phủ phần lớn diện tích. Xappôrô, Murôran, Cusirô NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Tp.HCM, ngày 18 tháng 2 năm 2008 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập NGUYỄN NGỌC BỒ LÊ THỊ PHƯỢNG

File đính kèm:

  • docBai 9 Nhat Ban Tiet 2.doc