Giáo án Tập làm văn 2 tuần 11 đến 17

Môn: Tập làm văn Tiết:11 Tuần: 11

Bài: CHIA BUỒN, AN ỦI

* MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng nghe và nói: Biết nói lời chia buồn, an ủi.

2. Rèn kỹ năng viết: Biết viết bưu thiếp thăm hỏi.

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn 2 tuần 11 đến 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Tập làm văn Tiết:11 Tuần: 11 Bài: Chia buồn, an ủi Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nghe và nói: Biết nói lời chia buồn, an ủi. 2. Rèn kỹ năng viết: Biết viết bưu thiếp thăm hỏi. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ 2, 3 HS đọc đoạn văn ngắn kể về ông, bà hoặc người thân (BT 2, tiết TLV, tuần 10). 1 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài Trong cuộc sống, các em không chỉ cần nói lời cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị mà còn phải biết nói lời chia buồn, an ủi với người thân và người xung quanh để thể hiện sự thông cảm, quan tâm. Bài học hôm nay dạy các em nói lời chia buồn, an ủi ông bà. Sau đó, các em còn luyện viết một bưu thiếp thăm hỏi ông bà. 2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1. Bài tập 1 (miệng) - 1 HS đọc yêu cầu của bài - GV nhắc HS cần nói lời thăm hỏi sức khoẻ ông (bà) ân cần, thể hiện sự quan tâm và tình cảm thương yêu. - Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. (VD: Ông ơi, ông mệt thế nào ạ? Bà ơi, bà mệt lắm phải không ạ? Cháu lấy sữa cho bà uống nhé! Bà ơi, bà cứ nghỉ ngơi. Cháu sẽ giúp bà làm mọi việc... 2.2. Bài tập 2 (miệng) - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS phát biểu ý kiến. VD: + Ông đừng tiếc nữa, ông ạ! Cái kính này cũ quá rồi. Bố cháu sẽ mua tặng ông chiếc kính khác,... + Bà đừng tiếc, bà nhé! Ngày mai cháu với bà sẽ trồng cây khác... 2.3. Bài tập 3 (viết) - 1 HS đọc yêu cầu của bài.Viết thư ngắn - như viết bưu thiếp - thăm hỏi ông bà khi nghe tin quê em bị bão). - GV yêu cầu HS đọc lại bài Bưu thiếp (TV 2/1, tr.80); nhắc HS cần viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn bằng 2, 3 câu thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng. - HS viết bài trên bưu thiếp (hoặc những tờ giấy nhỏ). - Nhiều HS đọc bài. GV chấm điểm một số bức thư hay. VD: Thái Bình, ngày 26 - 12 -2003 Ông bà yêu quý! Biết tin ở quê bị bão nặng, cháu lo lắm. Ông bà có khoẻ không ạ? Nhà cửa ở quê có việc gì không ạ? Cháu mong ông bà luôn luôn mạnh khoẻ, may mắn. Cháu nhớ ông bà nhiều Hoàng Sơn III. Củng cố, dặn dò GV yêu cầu HS thực hành những điều đã học: viết bưu thiếp thăm hỏi; thực hành nói lời chia buồn, an ủi với bạn bè, người thân. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Tập làm văn Tiết:12 Tuần: 12 Bài: Gọi điện Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nghe và nói: - Đọc hiểu bài Gọi điện, nắm được một số thao tác khi gọi điện. - Trả lời được các câu hỏi về: thứ tự các việc cần làm khi gọi điện, tín hiệu điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại. 2. Rèn kỹ năng viết: - Viết được 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp gần giũi với lứa tuổi HS. - Biết dùng từ, đặt câu đúng; trình bày sáng rõ các câu trao đổi qua điện thoại. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ - 1, 2 HS làm lại BT 1 (tiết TLV tuần 11): đọc tình uống - trả lời. - 2, 3 HS đọc bức thư (như bưu thiếp) thăm hỏi ông bà (BT 3). 28 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài Giờ TLV hôm nay sẽ dạy các em nắm được một số việc cần làm khi gọi điện như: thứ tự các việc cần làm khi gọi điện, tín hiệu điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại. Sau đó, các em sẽ học viết một vài câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp cụ thể. 2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1. Bài tập 1 (miệng) - 1, 2 HS đọc thành tiếng bài Gọi điện. - Cả lớp đọc thầm lại để trả lời các câu hỏi a, b, c, nêu trong SGK. - GV hướng dẫn HS trả lời từng câu: a) Sắp xếp lại thứ tự các việc phải làm khi gọi điện: (1) Tìm số máy của bạn trong sổ (2) Nhấc ống nghe lên (3) Nhấn số b) Em hiểu các tín hiệu sau nói điều gì? "Tút" ngắn, liên tục: máy đang bận (người ở đầu dây bên kia đang nói chuyện) "Tút" dài, ngắt quãng: chưa có ai nhấc máy (người ở đầu dây bên kia chưa kịp cầm máy hoặc đi vắng). c) Nếu bố (mẹ) của bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn thế nào? - HS trao đổi theo cặp rồi cử đại diện nêu ý kiến. + Chào hỏi bố (mẹ) của bạn và tự giới thiệu: tên, quan hệ thế nào với người muốn nói chuyện. + Xin phép bố (mẹ) của bạn cho nói chuyện với bạn. + Cảm ơn bố (mẹ) bạn. 2.2. Bài tập 2 (viết; lựa chọn) - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài và 2 tình huống - HS trao đổi trong nhóm trả lời từng câu hỏi trước khi viết: Tình huống a: + Bạn gọi điện cho em nói chuyện gì? (Rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm) + Bạn có thể sẽ nói với em thế nào? (VD: Minh đấy à, mình là Tâm đây!Mình vừa được biết bạn Hà bị ốm đấy, bạn có cùng đi với mình đến thăm Hà được không?...) + Em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi, em sẽ nói lại thế nào? (VD: Đúng 5 giờ chiều nay, mình sẽ đến nhà Tâm rồi cùng đi nhé!...) Tình huống b: + Bạn gọi điện cho em lúc em đang làm gì? (Đang học bài) + Bạn rủ em đi đâu? (Đi chơi) + Em hình dung bạn sẽ nói với em thế nào? (VD: A lô! Trung đấy phải không? Tớ là HảI đây! Cậu đi thả diều với chúng tớ đi!/...) + Em từ chối (không đồng ý), vì còn bận học, em sẽ trả lời bạn ra sao? (Em cần từ chối khéo léo, không là mất lòng bạn. VD: Không được,Hải ơi. Tớ đang học bài. Cậu thông cảm vậy nhé!/..) HS chọn 1 trong 2 tình huống đã nêu (a hoặc b) để viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại. Lưu ý: HS cần trình bày đúng lời đối thoại (ghi dấu gạch ngang đầu dòng trước lời nhân vật); viết gọn, rõ. 3. Củng cố, dặn dò - 1, 2 HS nhắc lại một số việc cần làm khi gọi điện, cách giao tiếp qua điện thoại. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chép đoạn viết (BT 3) vào vở cho sạch sẽ, đúng yêu cầu. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Tập làm văn Tiết:13 Tuần: 13 Bài: Kể về gia đình Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nghe và nói: - Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý. - Biết nghe bạn kể để nhận xét, góp ý. 2. Rèn kỹ năng viết: Dựa vào những điều đã nói, viết được một doạn (3 đến 5 câu) kể về gia đình. Viết rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ - 1 HS nhắc lại thứ tự các việc làm khi gọi điện. - 1 HS nêu ý nghĩa của các tín hiệu: "Tút" ngắn liên tục, "tút" dài ngắt quãng. - 2 HS thực hành nói lời trao đổi qua điện thoại theo nội dung BT 2. 28 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1. Bài tập 1 (miệng) - 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý trong BT. - GV mở bảng phụ đã viết các câu hỏi và nói: bài tập yêu cầu em kể về gia đình chứ không phải là trả lời câu hỏi. Các câu hỏi chỉ là gợi ý để kể. Có thể kể nhiều hơn 5 câu, nhưng không cần kể dài. - Cả lớp đọc thầm các câu hỏi để nhớ những điều cần nói. - 1 HS khá giỏi kể mẫu về gia đình dựa vào gợi ý. - HS trao đổi theo nhóm nhỏ, kể cho bạn nghe về gia đình mình. - 3, 4 HS thi kể trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay nhất. Ví dụ: Gia đình em có bốn người. Bố mẹ em đều là cán bộ. Chị của em học Trường Ba Đình. Còn em đang học lớp 2 ở Trường tiểu học Nguyễn Siêu. Mọi người trong gia đình em rất thương yêu nhau. Em rất tự hào về gia đình em. 2.2. Bài tập 2 (viết) - HS nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS viết lại những điều vừa nói khi làm BT 1 (viết từ 3 đến 5 câu) vào vở. - Lưu ý: dùng từ, đặt câu đúng và rõ ý. Viết xong, đọc lại bài, phát hiện và sửa những chỗ sai. - HS viết bài. - Nhiều HS đọc bài trước lớp. Cả lớp và GVnhận xét, góp ý. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học; - Dặn dò bài sau. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Tập làm văn Tiết:14 Tuần: 14 Bài: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nghe và nói: Quan sát tranh, trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh. 2. Rèn kỹ năng viết: Viết được một mẩu nhắn tin ngắn gọn, đủ ý. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ 2, 3 HS lần lượt lên bảng kể về gia đình mình (BT 2, tiết TLV tuần 13). 28 phút II. Bài mới 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1. Bài tập 1 (miệng) - HS nêu yêu cầu của bài (Quan sát tranh, trả lời câu hỏi). - HS quan sát tranh trong SGK, trả lời lần lượt từng câu hỏi theo nhóm nhỏ. - GV khuyến khích mỗi em nói theo cách nghĩ của mình. Ví dụ: a) Bạn nhỏ đang bón bột cho búp bê. Bạn nhỏ đặt búp bê trên lòng, bón bột cho búp bê ăn. ... b) Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm. Bạn nhìn búp bê thật trìu mến. /... c) Tóc bạn buộc thành hai bím, có thắt nơ. Tóc bạn buộc vểnh lên, thắt hai chiếc nơ trong thật xinh xẻo. ... d) Bạn mặc một bộ quần áo rất gọn gàng. Bạn mặc một quần áo rất đẹp. ... 2.2. Bài tập 2 (viết) - HS nêu yêu cầu của bài. - HS cần nhớ tình huống để viết lời nhắn ngắn gọn, đủ ý. - HS viết bài vào vở. - HS đọc bài viết trước lớp. Cả lớp bình chọn người viết nhắn tin hay nhất. 5 giờ chiều, 2 - 12 Mẹ ơi! Bà nội đến chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con đi dự sinh nhật em Phương Thu. Khoảng 8 giờ tối bác Hoa sẽ đưa con về. Con: Tường Linh 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS nhớ thực hành viết nhắn tin. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Tập làm văn Tiết: 15 Tuần: 15 Bài: Chia vui. Kể về anh chị em Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nghe và nói: Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp. 2. Rèn kỹ năng viết: Biết viết đoạn văn ngắn kể về anh chị, em của mình. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra 3 HS: - HS 1 làm bài BT 1 ( quan sát tranh, trả lời câu hỏi, tiết TLV tuần 14, tr. 118). - HS 2, 3 làm lại BT 2 (đọc lời nhắn tin đã viết). II. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục dích, yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1. Bài tập 1 (miệng) - 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm theo. - HS tiếp nối nhau nói lại lời của Nam: +Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải Nhất. - Chú ý: HS cần nói lời chia vui một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng của em trai trước thành công của chị. - GV khen những HS nhắc lại lời chia vui của Nam đúng nhất. 2.2. Bài tập 2 (miệng) - HS nêu yêu cầu của bài. - GV giải thích: em cần nói lời của em chúc mừng chị Liên (không nhắc lại lời bạn Nam). - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV khuyến khích HS bày tỏ lời chúc mừng theo các cách khác nhau. VD: Em xin chúc mừng chị. Chúc mừng chị đoạt giải Nhất. Chúc chị học giỏi hơn nữa. Chúc chị năm sau được giải cao hơn. Chị ơi, chị giỏi quá! Em rất tự hào về chị. Mong chị năm tới sẽ đạt thành tích cao hơn... 2.3. Bài tập 3 (viết) - 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm theo. - GV gợi ý, nếu HS lúng túng, không làm được: + Các em cần chọn viết về 1 người đúng là anh, chị, em của em (anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em họ). + Em giới thiệu tên của người ấy, những đặc điểm về hình dáng, tính tình của người ấy, tình cảm của em với người ấy... - HS trao đổi nhóm, kể về người thân của mình cho bạn nghe. - 3, 4 HS nói trước lớp. Cả lớp NX, bổ sung. - HS viết vào vở. GV theo dõi, uốn nắn. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết bài hay. GV chấm điểm. VD: Anh trai của em tên là Duy. Da anh ngăm đen. Đôi mắt sáng tràn đầy sự thông minh. Anh Ngọc là học sinh lớp 8 trường Cát Linh. Năm vừa qua, anh đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi Hoá họccủa quận. Em rất yêu quý và tự hào về anh. III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học; - Yêu cầu HS thực hành nói lời chia vui khi cần thiết. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Tập làm văn Tiết: 16 Tuần: 16 Bài: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích- yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nghe và nói: - Biết nói lời khen ngợi. - Biết kể vè một vật nuôi. 2. Rèn kỹ năng viết: Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày. thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ 2, 3 HS đọc bài viết về anh, chị, em. II. Bài mới 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1. Bài tập 1 (miệng) - 1 HS đọc yêu cầu của bài: Từ mỗi câu sau đây, đặt 1 câu mới để tỏ ý khen. Cả lớp đọc thầm yêu cầu. - HS trao đổi nhóm để làm bài. - Nhiều HS phát biếu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. Lời giải: Chú Cường mới khoẻ làm sao! Chú Cường khoẻ quá! Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao! Lớp mình hôm nay sạch quá! Bạn Nam học mời giỏi làm sao! Bạn Nam học giỏi thật! 2.2. Bài tập 2 (miệng) - HS nêu yêu cầu của bài: kể về vật nuôi (có thể kết hợp tả sơ lược). - HS xem tranh minh hoạ các vật nuôi trong SGK; chọn kể chân thực về một vật nuôi mà em biết. Đó có thể là một vật nuôi trong nhà em hoặc nhà hàng xóm; có thể là một con vật không được vẽ trong tranh. - HS chọn kể con vật nuôi mà em thích và kể cho bạn nghe. - Hs kể trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận người kể hay nhất. Ví dụ: Nhà em nuôi một con mèo. Nó rất ngoan và xinh đẹp. Bộ lông nó màu trắng. Mắt nó tròn xoe và xanh biếc. Chú mèo đang tập bắt chuột. Khi em ngủ, nó thường đến nằm sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu. 2.3. Bài tập 3 (viết) - 1 HS đọc yêu cầu của bài (Lập thời gian biểu buổi tối của em). - Cả lớp đọc thầm lại TGB buổi tối của bạn Phương Thảo (SGK trang 132). - GV yêu cầu HS: nên lập thời gian biểu đúng như trong thực tế. - 1, 2 HS làm mẫu. GV nhận xét. - HS làm bài vào giấy nháp. - GV phát riêng bút dạ và bảng phụ cho 3, 4 HS làm bài và dán bài trên bảng lớp để chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học; - Yêu cầu HS tập lập thời gian biểu và thực hiện theo đúng thời gian biểu đã lập. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận cầu giấy Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------ Kế hoạch bài dạy Môn: Tiếng Việt Phân môn:Tập làm văn Tiết: 17 Tuần: 17 Bài: Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 I.Mục đích- yêu cầu: 1. Kỹ năng: - HS biết cách nghe và nói thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú. - HS biết lập thời gian biểu. 2. Kiến thức: - Hs hiểu được tác dụng của thời gian biểu, nhận biết được khi nào thì cần sử dụng cách nói thẻ hiện sự ngạc nhiên, thích thú. 3. Thái độ: - HS có ý thức thực hiện đúng thời gian biểu. - HS biết cách nói thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút I. Kiểm tra bài cũ - 1 HS làm lại BT 2 (kể về một vật nuôi trong nhà). - 1 HS làm lại BT 3 (đọc thời gian biểu buổi tối của em). II. Bài mới 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1. Bài tập 1 (miệng) - 1 HS (khá giỏi) đọc yêu cầu của bài, đọc diễn cảm lời bạn nhỏ trong tranh (Ôi! Quyển sách đẹp quá! Con cảm ơn mẹ). - Cả lớp đọc thầm lại lời bạn nhỏ, quan sát tranh để hiểu tình huống trong tranh, từ đó hiểu lời nói của cậu con trai thể hiện thái độ gì. Lời giải: Lời nói của cậu con trai thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú khi thấy món quà mẹ tặng [Ôi! Quyển sách đẹp quá!]; lòng biết ơn mẹ [Con cảm ơn mẹ]. - 3, 4 HS đọc lại lời cậu con trai thể hiện đúng thái độ ngạc nhiên, thích thúc và lòng biết ơn. - 1, 2 nhóm HS diễn lại tình huống này. Cả lớp cùng NX về thái độ, cách diễn đạt của các bạn. 2.2. Bài tập 2 (miệng) - 1 HSTB đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. HS làm viẹc theo nhóm đôi. HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. VD: Ôi! Con ốc biển đẹp quá, to quá! Con cảm ơn bố! Sao con ốc đẹp thế, lạ thế! Con cảm ơn bố ạ! 2.3. Bài tập 3 (viết) - 1 HSTB đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp làm bài vào vở. - Những HS làm bài trên bảng phụ dán bài lên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. Thời gian biểu sáng chủ nhật của Hà 6 giờ 30 - 7 giờ Ngủ dậy, tập thể dục, đánh răng, rửa mặt 7 giờ - 7 giờ 15 Ăn sáng 7 giờ 15 - 7 giờ 30 Mặc quần áo 7 giờ 30 Tới trường dự lễ sơ kết học kỳ I 10 giờ Về nhà, sang thăm ông bà 3 . Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS xem lại các bài đã học, chuẩn bị học Tuần 18 Ôn tập cuối học kỳ I. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTLV tuan 1117.doc
Giáo án liên quan