Giáo án Tập làm văn Thao tác lập luận bình luận

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu mục đích yêu cầu, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

- Nắm được cách bình luận một vấn đề

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

- Cách sử dụng các thao tác lập luận

2. Kĩ năng:

- Nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận một số văn bản nghị luận

- Vận dụng thao tác lập luận bình luận đẻ viết một đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp phân tích - tổng hợp, phát vấn, thảo luận nhóm,

2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài

IV. CHUẨN BỊ

- Gv: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)

+ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11

+ Giáo án

- HS: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)

+ Bài soạn

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số

2. Trả bài cũ: Những thao tác lập luận nào có trong văn nghị luận?

3. Dạy bài mới:

* Lời vào bài: Trong văn nghị luận, người ta thường sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau. Bình luận là một trong những thao tác lập luận không thể thiếu. Vậy thao tác lập luận bình luận là gì? Mục đích, yêu cầu ra sao ? Cách bình luận như thế nào ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những điều đó.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 35102 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn Thao tác lập luận bình luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 28 Tiết: 99 Phân môn: Tập làm văn THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu mục đích yêu cầu, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận - Nắm được cách bình luận một vấn đề II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận - Cách sử dụng các thao tác lập luận 2. Kĩ năng: - Nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận một số văn bản nghị luận - Vận dụng thao tác lập luận bình luận đẻ viết một đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp phân tích - tổng hợp, phát vấn, thảo luận nhóm, … 2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài IV. CHUẨN BỊ - Gv: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản) + Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11 + Giáo án - HS: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản) + Bài soạn V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số 2. Trả bài cũ: Những thao tác lập luận nào có trong văn nghị luận? 3. Dạy bài mới: * Lời vào bài: Trong văn nghị luận, người ta thường sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau. Bình luận là một trong những thao tác lập luận không thể thiếu. Vậy thao tác lập luận bình luận là gì? Mục đích, yêu cầu ra sao ? Cách bình luận như thế nào ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những điều đó. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN 1. Khái niệm: * GV hỏi: - Kể những hoạt động được gọi là “ bình luận” mà em thườn gặp trong đời sống hằng ngày ? - Bình luận thời sự: Đưa ra ý kiến bàn bạc, đánh giá về sự kiện thời sự → thái độ, lập trường của người bình luận. - Bình luận quân sự: Đưa ra ý kiến đánh giá và bàn bạc về việc bày binh bố trận, trong lĩnh vực quân sự → lập trường, quan điểm của người bình luận. - Bình luận thể thao: Đưa ra ý kiến đánh giá và bàn bạc về 1 trận đấu hoặc một môn thể thao nào đó → ý kiến của người bình luận - Vậy thao tác lập luận bình luận là gì ? * GV chốt lại kiến thức * GV so sánh bình luận với: giải thích, chứng minh, phân tích: - Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ, hiểu đúng một vấn đề nào đó. - Chứng minh: Dùng lí lẽ và dẫ chứng để làm cho người đọc, người nghe tin một vấn đề nào đó là đúng, là có thật. - Phân tích: Làm cho người đọc, người nghe thấy được bản chất của vấn đề . 2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận: a. Phân tích ngữ liệu “Xin lập khoa luật”( Ngữ văn 11, tập 1) * Gv hỏi: - Vấn đề được bình luận trong tác phẩm là gì? - Tác giả có đánh giá đúng, sai không? - Có bàn bạc sâu rộng vấn đề không? - Mục đích cuối cùng là gì? *GV hỏi: Qua phân tích trên: - Em hãy nêu mục đích của thao tác lập luận bình luận? - Yêu cầu của thao tác này? - Tại sao có thể nói rằng con người ngày nay cần biết bình luận, dám bình luận và phái nắm vững kĩ năng bình luận ? *GV giảng: ðCúng ta đang sống trong thời đại văn minh, dân chủ; mọi người đều có quyền và trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề. Con người trong thời đại như thế phải dám và phải có khả năng tham gia bình luận, để trở thành người có ích cho xã hội. Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận. II. CÁCH BÌNH LUẬN 1. Phân tích ngữ liệu (Sgk/73) *GV chia nhóm thảo luận: Nhóm 1: Đoạn trích nêu vấn đề gì? Nhận xét cách nêu? Nhóm 2: Tác giả đã dùng lí lẽ nào để giả quyết vấn đề? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Nhóm 3: Tác giả đã làm cho người đọc tin vào điều mình nói bằng cách nào?Qua đó thể hiện thái độ gì đối với vấn đề được nêu. Nhóm 4: Kết thúc vấn đề, tác giả đã đưa ra lời bàn nào? Giải pháp nào để giải quyết được vấn đề đã nêu ra? GV nhận xét, chốt lại vấn đề. 2. Cách bình luận: *GV hỏi: Có mấy bước trong cách bình luận. Đó là những bước nào? GV goi HS đọc phần Ghi nhớ (SGK/ 73) III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1 (SGK/73) Bài tập 2 ( SGK/73) Bài tập 3 (SGK/74) * HS kể những hoạt động bình luận - Rút ra khái niệm bình luận * HS đọc lại đoạn trích và trả lời câu hỏi. * Hs nêu mục đích và yêu cầu của TTLLBL *HS chia nhóm thảo luận. *HS trả lời: Có 3 bước: - Nêu vấn đề cần bình luận - Đánh giá vấn đề cần bình luận - Bàn về vấn đè cần bình luận *HS làm tại lớp * HS xem lại phần II. *HS về nhà làm I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN 1. Khái niệm: Thao tác lập luận bình luận là thao tác lập luận của văn nghị luận đưa ra ý kiến đánh giá và bàn luận về một tình hình, một vấn đề nào đó. + Đánh giá: Chỉ ra vấn đề: Đúng/sai? Hay/dở? Tốt/xấu?... + Bàn luận: phải có sự trao đổi ý kiến đối với người đối thoại. 2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận: a. Phân tích ngữ liệu “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ ( Ngữ văn 11, tập 1) - Vấn đề: Đề cao luật pháp ở các nước phương Tây và chỉ ra sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội. + Giỏi luật → làm quan. + Quan dùng luật: trị dân theo luật mà giữ gìn. + Khi xử phạt đều phải dựa vào ngũ hình. + Vua không được đoán phạt một người theo ý mình mà phải dựa vào ý kiến của các quan. - Thái độ: Phê phán với đạo Nho: “chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng. Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm”. → Tác giả có ý thức tranh luận với quan niệm cho rằng việc lập khoa luật là không cần thiết → Như vậy tác giả đã nêu ra vấn đề đúng, sai của đời sống và bàn bạc rất sâu. “Nếu bảo luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi thế thì không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử sự thì mọi quyền pháp đều là đạo đức”. → Vua chúa thống trị đất nước đều phải dựa vào luật, và thực hiện theo luật. ð Nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật. b. Kết luận: * Mục đích: Bình luận nhằm đề xuất ý kiến, nhận xét đánh giá giúp người đọc, người nghe hiểu, tán đồng với mình về một hiện tượng, vấn đề nào đó. * Yêu cầu: - Đứng trước một tình huống có vấn đề nảy sinh nhu cầu bình luận. - Vấn đề được bàn luận phải được người đọc, người nghe hiểu biết, quan tâm - Ý kiến đưa ra bình luận phải thực sự thuyết phục, lôi cuốn người đọc, người nghe - Phải nắm vững kỹ năng bình luận. II. CÁCH BÌNH LUẬN 1. Phân tích ngữ liệu (Sgk/73) * Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông. * Giải quyết vấn đề: - Dùng lí lẽ: + “Thần chết đã … đường phố” + “Những kẻ … giao thông” + “Những kẻ đầu …. khoái cảm”. - Chỉ ra nguyên nhân: + Hạn chế khách quan. + Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém. ð Tác giả đã đi vào giải thích vấn đề. - Dẫn chứng: + “Theo thống kê của UNICEF…. Xe máy” + Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình. ð Dùng lí lẽ và dẫn chứng để cho người đọc thấy được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông. Từ đó dẫn đến thái độ phê phán, không đồng tình với những sát thủ trên đường phố → Đánh giá vấn đề. * Tác giả đã đưa ra lời bàn: - Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách. - Hành động cần có: + Tự điều chỉnh mình. + Tự cứu mình và cứu người. + Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố. ð Bàn bạc, mở rộng vấn đề. 2. Cách bình luận: 3 bước Bước 1. Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận → Trình bày rõ ràng, trung thực Bước 2. Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận → Phải đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định , đánh giá của mình là xác đáng . Bước 3. Bàn về hiện tượng ( vấn đề ) cần bình luận . → Cần có những lời bàn sâu rộng. III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1 (SGK/73) Nhận xét như vậy là sai vì - Về mục đích bình luận hoàn toàn khác giải thích và chứng minh - Bình luận cũng không phải giải thích, chứng minh cộng lại. Có chăng người ta chỉ sử dụng giải thích, chứng minh trong qúa trình thực hiện bình luận. Ta coi đó là thao tác hỗ trợ. Bài tập 2 ( SGK/73) Xem lại phần II. Bài tập 3 (SGK/74) Sau khi đọc văn bản “xin lập khoa luật” chúng ta còn có thể bình luận thêm - Nêu vai trò của pháp luật đối với xã hội ta hiện nay. + Làm cho mọi người hiểu được pháp luật và làm theo pháp luật + Để xây dựng xã hội thực sự văn minh, công bằng - Làm thế nào để có luật nghiêm và làm tốt việc giáo dục pháp luật trong xã hội + Đặt ra luật pháp và hoàn chỉnh bộ luật. Luật pháp phải xuất phát từ hiện thực và nguyện vọng của nhân dân + Mọi người phải có ý thức sống và làm theo pháp luật. Đặc biệt nêu cao tinh thàn gương mẫu của mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức trong việc chấp hành pháp luật. VI. CỦNG CỐ: Tập viết một đoạn bình luận cho một vần đề mà em quan tâm hoặc một đọan, một câu, một chi tiết, một nhân vật ….yêu thích trong văn học VII. DẶN DÒ: - Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận. - Nắm được nguyên tắc và cách thức bình luận - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị bài mới: “Tôi yêu em”

File đính kèm:

  • docGIAO AN CUC HAY THAO TAC LAP LUAN BINH LUAN.doc