Giáo án Thao tác lập luận bình luận_ Nguyễn thị Ngọc Anh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua giờ học nhằm giúp HS:

1. Hiểu được thế nào là thao tác lập luận bình luận, nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.

2. Nắm được những nguyên tắc, cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.

3. Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết văn nghị luận và ứng xử trong cuộc sống.

 

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2

- Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 2

- Thiết kế bài soạn Ngữ văn lớp 11 tập 2

- Giáo án “thao tác lập luận bình luận”

- Bài soạn của học sinh

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thao tác lập luận bình luận_ Nguyễn thị Ngọc Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/3/2012 Ngày dạy: 19/3/2012 GVHD: Nguyễn Thị Kim Dung GVTT: Nguyễn Thị Ngọc Anh Tiết: THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua giờ học nhằm giúp HS: 1. Hiểu được thế nào là thao tác lập luận bình luận, nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận. 2. Nắm được những nguyên tắc, cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận. 3. Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết văn nghị luận và ứng xử trong cuộc sống. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 2 Thiết kế bài soạn Ngữ văn lớp 11 tập 2 Giáo án “thao tác lập luận bình luận” Bài soạn của học sinh CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Học sinh thảo luận nhóm Giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Trong chương trình ngữ văn cấp 3 các em đã học bao nhiêu thao tác lập luận? Đó là những thao tác nào? Trả lời: Trong chương trình ngữ văn cấp 3 đã học 5 thao tác lập luận bình luận. đó là: Thao tác lập luận chứng minh Thao tác lập luận giải thích Thao tác lập luận phân tích Thao tác lập luận bác bỏ Thao tác lập luận so sánh Dạy-học bài mới 3.1. Dẫn vào bài Trong chương trình các em đã được làm quen với 5 thao tác lập luận bình luận, hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một thao tác lập luận mới, đó là thao tác lập luận bình luận Nội dung Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 13 phút 20 phút 7 phút - Hoạt động 1: GV giúp học sinh tìm hiểu phần I. v GV đưa ra những khái niệm “bình luận ”: bình luận bóng đá, bình luận thời tiết, bình luận quân sự… t HS trả lời: bình luận là gì? Thao tác lập luận bình luận? v GV kết luận và ghi bảng v GV cho học sinh trả lời câu hỏi phần I.2 trang 71 SGK. t HS trả lời câu hỏi vGV nhận xét và rút ra kết luận mục đích và yêu cầu bình luận - Hoạt động 2: GV giúp HS tìm hiểu phần II. Cách bình luận tHS thảo luận văn bản luyện tập bài 2 trong sách giáo khoa theo yêu cầu GV: - Nhóm 1: Đoạn trích nêu vấn đề gì? Nhận xét cách nêu? - Nhóm 2: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung từng phần - Nhóm 3: Tác giả bình luận nguyên nhân và hậu quả tai nạn giao thông như thế nào? - nhóm 4: tác giả kết luận và bàn bạc như thế nào? v GV đưa ra kết luận v GV gợi dẫn HS khảo sát ngữ liệu và trả lời các câu hỏi trong SGK. v GV lấy ví dụ cho HS và nêu yêu cầu bước 1 tHS trả lời câu hỏi gợi dẫn vGV kết luận vGV đưa ra những ví dụ, học sinh chọn cách bàn luận thích hợp vGV kết luận - Hoạt động 3: GV cho HS luyện tập vGV cho học sinh làm bài tập nhóm bài tập 1 tHS trả lời v GV gọi 1 học sinh trả lời bài tập 2 t HS dựa vào phần tìm hiểu nhận xét về văn bản bài luyện tập 2 I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận 1. Khái niệm a. Ví dụ b. Khái niệm. - Bình luận: là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như: ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học ... - Thao tác lập luận bình luận: là cách thức đưa những lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc người nghe đồng ý về vấn đề được nêu ra 2. Mục đích, yêu cầu bình luận a) ví dụ: văn bản “xin lập khoa luật” - Vấn đề: sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội - Đối tượng: triều đình nhà Nguyễn - Mục đích: thuyết phục triều đình cho mở khoa luật - Nội dung: + khẳng định mọi người cần học luật, nêu các lĩnh vực của pháp luật, giới thiệu việc thực hành luật ở nước ta và phương tây + đề xuất chủ trương tất cả mọi người phải tôn trọng và tực hành pháp luật + bàn về mối quan hệ giữ pháp luật và đạo đức b) Kết luận - Mục đích: Thuyết phục người đọc người nghe tán đồng với một hiện tượng, vấn đề nào đó - Yêu cầu: + Trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề được bình luận + Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng + Bàn bạc, mở rộng xoay quanh vấn đề 1 cách sâu sắc + Lập luận chắc chắn chặt chẽ để khẳng định được ý kiến của mình II. Cách bình luận 1. Ví dụ: văn bản bài luyện tập 2 SGK trang 73 Nêu vấn đề: thần chết đồng hành cùng với những sát thủ trên đường phố → cách nêu vấn đề trug thực rõ ràng, khách quan Bố cục: 3 phần: + nêu vấn đề: đầu...trên đường phố + giải quyết vấn đề: tiếp... xã hội: bàn về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông + bàn luận: còn lại: giải pháp giải quyết vấn đề Nguyên nhân: + hạn chế khách quan + ý thức chủ quan (chủ yếu): dẫn chứng Hậu quả: tổn thương cho lực lượng lao động của đất nước (dẫn chứng, lí lẽ) Bàn bạc mở rộng: + an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội thành công + hành động cần có + tự điều chỉnh mình, tự cứu mình + cần một chương trình truyền thông hiệu quả → cách trình bày, xếp ý, trình bày vấn đề: rõ ràng, mạch lạc, trung thực, thẳng thắn 2. Kết luận Có nhiều cách bình luận sau đây là một cách trong đó: - Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. + trung thực, khách quan + ngắn gọn, rõ ràng + thể hiện quan điểm bản thân - Bước 2: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Tùy theo từng vấn đề mà có cách bình luận khác nhau, ví dụ: + Vấn đề “tình trạng hút thuốc lá trong học sinh”: đứng hẳn về một phía, tìm những lí lẽ và dẫn chứng để nhiệt tình ủng hộ về phía đúng và phê phán phía sai + Vấn đề “ lũ ở Đồng Tháp có phải là tai họa”: kết hợp những phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần còn hạn chế để đi tới một sự đánh giá thực sự hợp lí, công bằng + Vấn đề “ ưu tiên cho phát triển sản xuất hay cho bảo vệ môi trường,nếu việc phát triển sản xuất gây ô nhiễm môi trường”: đưa ra cách đánh giá phải-trái, hay-dở của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về vấn đề bình luận ] Có rất nhiều cách bình luận tuy nhiêm có 3 cách bình luận chính + Đứng hẳn về 1 phía (phản đối hoặc đồng tình) + Kết hợp những phần đúng của mỗi phía, loại bỏ phần còn hạn chế →đưa ra quan điểm đúng đắn + Đưa ra cách đánh giá riêng - Bước 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Có nhiều cách bàn về hiện tượng, vấn đề. Ví dụ: + Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét đánh giá. Ví dụ: tình trạng hút thuốc ở học sinh + Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của bản thân và những người đang nghe mình bình luận. Ví dụ: gần mực thì đen, gần đèn thì rạng + Bàn về những ý nghĩa rộng lớn hơn, sâu sắc hơn mà hiện tượng (vấn đề) bình luận có thể gợi mở ra. Ví dụ: Tổ quốc là tiền, thanh niên với phát triển đất nước III. Luyện tập 1.Bài 1. Không đúng vì các thao tác này khác nhau về mục đích, bản chất: - Mục đích: +Giải thích giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó chưa biết + Chứng minh giúp người đọc tin về một vấn đề được nêu ra + Bình luận là bày tỏ quan điểm, thuyết phục mọi người đồng ý trước ý kiến của bản thân - Bản chất: bình luận thuyết phục người đọc người nghe đồng ý với ý kiến của bản thân về vấn đề đã được biết trước, người đọc đã có những thông tin cơ bản về vấn đề và có ý khiến riêng về vấn đề đó 2. Bài 2. Đoạn trích có dùng thao tác bình luận, vì có nêu ra nguyên nhân, hậu quả của TBGT. Ngoài ra, tác giả còn mở rộng vấn đề: đây không chỉ là vấn đề GT, mà còn là một món quà thể hiện sự văn minh trong thời hội nhập. Củng cố GV củng cố cho HS khái niệm, mục đích, yêu cầu và cách làm của một bài văn bình luận Dặn dò GV dặn dò học sinh chuẩn bị bài tiếp theo ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......... SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẢNG OAI GIÁO ÁN: THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ KIM DUNG GIÁO VIỆN THỰC TẬP: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH HÀ NỘI 3/2012

File đính kèm:

  • docthao tac lap luan binh luan.doc