Giáo án theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới 2012 - 2013

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp hs

1. KiÕn thøc : -Nắm được một số nét về các chặng đường phát triển, những thành tựu của văn học vn qua các giai đọan, những đặc điểm của văn học vn 1945-1975.

2. Kü n¨ng- Thấy được những đổi mới bước đầu của VHVN giai đọan từ 1975 đặc biệt là từ 1986 đến hết thế kỉ XX.

II. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở sọan của HS.

3. Bài mới:

 

doc114 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo án ngữ văn 12 cơ bản mới theo chuẩn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tài liệu PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THPT MÔN NGỮ VĂN 12 (Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm học 2012-2013) lớp 12 Cả năm: 37 tuần (105 tiết) Học kì I: 19 tuần (54 tiết) Học kì II: 18 tuần (51 tiết) học kì I Tuần 1 Tiết 1 đến tiết 3 Khái quát văn học Việt Nam từ CM tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX; Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Tuần 2 Tiết 4 đến tiết 6 Tuyên ngôn độc lập (phần một: Tác giả); Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bài viết số 1: Nghị luận xã hội. Tuần 3 Tiết 7 đến tiết 9 Tuyên ngôn độc lập (phần hai: Tác phẩm); Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo). Tuần 4 Tiết 10 đến tiết 12 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc; Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ (trích); Đọc thêm: Đốt-xtôi-ép-xki (trích); Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Tuần 5 Tiết 13 đến tiết 15 Phong cách ngôn ngữ khoa học; Trả bài viết số 1; Bài viết số 2: Nghị luận xã hội (bài làm ở nhà). Tuần 6 Tiết 16 đến tiết 18 Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003; Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Tuần 7 Tiết 19 đến tiết 21 Tây Tiến; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Tuần 8 Tiết 22 đến tiết 24 Việt Bắc (phần một: tác giả); Luật thơ; Trả bài làm văn số 2. Tuần 9 Tiết 25 đến tiết 27 Việt Bắc (Phần 2: Tác phẩm); Phát biểu theo chủ đề. Tuần 10 Tiết 28 đến tiết 30 Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm); Đọc thêm: Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Luật thơ (tiếp theo). Tuần 11 Tiết 31 đến tiết 33 Thực hành một số phép tu từ ngữ âm; Bài viết số 3: Nghị luận văn học. Tuần 12 Tiết 34 đến tiết 36 Đọc thêm: Dọn về làng; Đọc thêm: Tiếng hát con tàu; Đọc thêm: Đò Lèn; Thực hành một số phép tu từ cú pháp. Tuần 13 Tiết 37 đến tiết 39 Sóng; Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận. Tuần 14 Tiết 40 đến tiết 42 Đàn ghi ta của Lor-ca; Đọc thêm: Bác ơi! Đọc thêm: Tự do; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Tuần 15 Tiết 43 đến tiết 45 Quá trình văn học và phong cách văn học; Trả bài viết số 3. Tuần 16 Tiết 46 đến tiết 48 Người lái đò sông Đà (trích); Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận. Tuần 17 Tiết 49 đến tiết 50 Ai đã đặt tên cho dòng sông (trích); Đọc thêm: Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới. Tuần 18 Tiết 51 đến tiết 52 Ôn tập văn học; Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận. Tuần 19 Tiết 53 đến tiết 54 Bài viết số 4. học kì II Tuần 20 Tiết 55 đến tiết 56 Vợ chồng A Phủ (trích). Tuần 21 Tiết 57 đến tiết 58 Bài viết số 5: Nghị luận văn học. Tuần 22 Tiết 59 đến tiết 60 Nhân vật giao tiếp. Tuần 23 Tiết 61 đến tiết 63 Vợ nhặt; Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Tuần 24 Tiết 64 đến tiết 66 Rừng xà nu; Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ. Tuần 25 Tiết 67 đến tiết 69 Những đứa con trong gia đình; Trả bài viết số 5; Bài viết số 6: Nghị luận văn học (học sinh làm ở nhà). Tuần 26 Tiết 70 đến tiết 72 Chiếc thuyền ngoài xa; Thực hành về hàm ý. Tuần 27 Tiết 73 đến tiết 75 Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn (trích); Đọc thêm: Một người Hà Nội (trích); Thực hành về hàm ý (tiếp theo). Tuần 28 Tiết 76 đến tiết 78 Thuốc; Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. Tuần 29 Tiết 79 đến tiết 81 Số phận con người (trích); Trả bài viết số 6. Tuần 30 Tiết 82 đến tiết 84 Ông già và biển cả (trích); Diễn đạt trong văn nghị luận. Tuần 31 Tiết 85 đến tiết 87 Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích); Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo). Tuần 32 Tiết 88 đến tiết 90 Nhìn về vốn văn hóa dân tộc; Phát biểu tự do. Tuần 33 Tiết 91 đến tiết 93 Phong cách ngôn ngữ hành chính; Văn bản tổng kết. Tuần 34 Tiết 94 đến tiết 96 Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; Ôn tập phần Làm văn. Tuần 35 Tiết 97 đến tiết 99 Giá trị văn học và tiếp nhận văn học; Tổng kết phần Tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ. Tuần 36 Tiết 100 đến tiết 102 Ôn tập phần văn học. Tuần 37 Tiết 103 đến tiết 105 Bài viết số 7; Trả bài viết số 7. gi¸o ¸n theo chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi 2012-2013 TIÕT 1+2 : KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMTT 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. Mục tiêu cần đạt : Giúp hs 1. KiÕn thøc : -Nắm được một số nét về các chặng đường phát triển, những thành tựu của văn học vn qua các giai đọan, những đặc điểm của văn học vn 1945-1975. 2. Kü n¨ng- Thấy được những đổi mới bước đầu của VHVN giai đọan từ 1975 đặc biệt là từ 1986 đến hết thế kỉ XX. II. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở sọan của HS. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt TiÕt 1 : * Trong giai đọan từ 1945-1975 ls, xh, vh VN có đặc điểm gì? Dựa vào SGK và hiểu biết của mình em hãy trình bày rõ? Từ đó em hãy nêu khái quát yêu cầu của cuộc sồng đặt ra với văn nghệ ? ( - Những yêu cầu của cuộc sồng đặt ra với văn nghệ: + Văn chương không được nói nhiều chuyện buồn đau, chuyên tiêu cực, phản ánh tổn thất trong chiến đấu là văn chương lac điệu không lành mạnh. + Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ, chuyện hạnh phúc cá nhân. đề tài tình yêu cũng hạn chế. Nếu có nêu, có viết về tình yêu phải gắn với nhiệm vụ chiến đấu. + Văn chương phải phản ánh nhận thức con người, phân biệt rạch ròi giữa địch và ta, bạn và thù. + Văn chương thể hiện sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. + Nhân vật trung tâm của vh phải là công nông binh.) * Theo em thì 2 cuộc chiến tranh đã tác động ntn đến đời sống vc, tt của dân tộc? - Kinh tế và văn hóa tác động ntn đến VH? * Từ 1945 đến 1975 VH phát triển qua mấy chặng đường? Đặc điểm, tình hình phát triển và thành tựu qua các giai đọan? * Thµnh tùu vÒ th¬ ca cña v¨n häc giai ®o¹n nµy ? Đây là giai đoạn đất nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Văn học có hai nhiệm vụ cụ thể: Phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất miền Nam… * Cho ví dụ minh ho¹ sự phong phú về đề tài của VH giai đọan này? VD: Cái sân gạch của ĐVũ:truyện xoay quanh nhân vật lão Am- con người cũ- đấu tranh, thay đổi nhận thức, chấp nhận CNXH và lớp thanh niên mới- tiêu biểu là Trọng, Chấm- con lão Am tha thiết với CNXH VD: Mùa lạc, Sông Đà…  VD Thơ CLV: Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm! Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn, Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc. Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng... Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn …GÆp mçi mÆt ng­êi ®Òu muèn ghÐ m«i h«n ’’ Gv minh họa thêm : Tình cảm đẹp nhất là tình yêu tổ quốc: Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt … Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông + Con người đẹp nhất, yêu thương nhất là anh bộ đội: Người em yêu thương là chú bộ đội - Trần Đăng Khoa; Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Hoan hô anh giải phóng quân, Kính chào anh con người đẹp nhất (Tố Hữu). + Đề tài tình yêu rất hạn chế. Nếu có nói phải gắn liền với chiến đấu: “Em! Anh ôm chặt em và cả khẩu súng trường trên vai em” - Nguyễn Đình Thi TiÕt 2 : Thế nào là nề VH hướng về đại chúng? Cho ví dụ CM nền VH hướng về ®¹i chúng? VD: “Có những phút làm nên lịch sử…” “Em là ai cô gái hay nàng tiên” “ Tuổi 14 thật ước ao Buổi đầu cầm súng biết bao là mừng…” “ Giọt giọt mồ hôi rơi/ trên má anh vàng nghệ/ anh về quốc quân ơi… “Em là con gái Bắc Giang/ rét thì mặc rét nước làng em lo…”“ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” “Đất nước của những người mẹ mặc áo vá vai Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con đánh giặc” “Mẹ vẫn đào hầm trong tầm đại bác” (Chứng minh bằng những điển hình văn học như cụ già Mết, Tnú, Đinh Núp trong tác phẩm của Nguyên Ngọc…cũng có thể chứng minh bằng thể loại như thơ lục bát, ca dao chống Pháp và chống Mỹ). Ra trận là con đường đẹp nhất, con đường vui: Những buổi vui sao cả nước lên đường/ xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục – Chính Hữu “ Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước/ mà lßng phơi phới dậy tương lai”. “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” GV hướng dẫn HS tìm hiểu về giai đoạn văn học sau 1975- hết thế kỉ XX. * Nêu câu hỏi 4 SGK: Hãy giải thích vì sao VHVN từ sau 1975 phải đổi mới ? - Nêu câu hỏi gợi mở cho hS trả lời , nhận xét và chốt lại ý chính. * Hãy nêu những chuyển biến và thành tựu ban đầu của nền văn học? Lưu ý HS theo dõi sự chuyển biến qua từng giai đoạn cụ thể và nêu thành tựu tiêu biểu. - Diễn giảng thêm về một vài tác phẩm nêu trong SGK * Qua tìm hiểu em hãy rút ra những đánh giá chung về VH sau 1975, giải thích nguyên nhân tích cực và hạn chế của VH? Gv chốt lại đánh giá chung về VH sau 1975 . * Củng cố tổng hợp kiến thức bài học. - Gọi HS đọc phần kết luận, gạch chân các ý chính trong SGK, ghi phần Ghi nhớ vào vở I. Khái quát VHVN từ CMTT 1945 đến 1975: 1.Vài nét khái quát về hoµn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa: - Đường lối văn nghệ, sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền VH thống nhất trên đất nước ta. - Hai cuộc kháng chiến chống P, M kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toµn dân tộc trong đó có văn học nghệ thuật, tạo cho VH giai đọan này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền VH hình thành và phát triển trong hòan cảnh chiến tranh kéo dài và vô cùng ác liệt. - Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. - Về văn hóa, từ 45-75 điều kiện giao lưu còn h¹n chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN. 2. Quá trình phát triển và những thành tựu nổi bật: a. Chặng đường từ 1945 đến 1954: - Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập( Ngọn Quốc kì, Hội nghị non sông...). - Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến ; tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến. - Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống Pháp . Những tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ của Trần Đăng, Đôi mắt và rừng nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân...Từ 1950, đã xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc... - Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến. Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của HCầm, Tây Tiến của QD, Đất nước của Nguyễn Đình Thi...đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. - Kịch: một số vở kịch xuất hiện gây sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi - Lí luận, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng như bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh, bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi. b. Chặng đường từ 1955 đến 1964: - Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng CNXH với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan tin tưởng. Nhiều tác phẩm đã thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam và nỗi đau chia cắt, ý chí thống nhất đất nước. - Văn xuôi mở rộng đề tài trên nhiều lĩnh vực cuộc sống: sự đổi đời của con người, sự biến đổi số phận trong môi trường mới, thể hiện khát vọng hạnh phúc cá nhân; Đề tài chống Pháp vẫn tiếp tục được khai thác. Hiện thực trước cách mạng tháng Tám vẫn được khai thác với cách nhìn mới. Đề tài HT hóa nông nghiệp, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được khai thác nhiều … Các tác phẩm tiêu biểu (SGK) - Thơ ca có một mùa bội thu. Tập trung thể hiện cảm hứng: sự hoà hợp giữa cái riêng với cái chung, ca ngợi chủ nghĩa xã hội, cuộc sống mới, con người mới, nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ thương với miền Nam ruột thịt…Các tác phẩm tiêu biểu Gió lộng – Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Riêng chung – Xuân Diệu… - Kich cũng có những thành tựu mới với các tác phẩm Một đảng viên – Học Phi, Quẫn – Lộng Chương, Chị Nhàn, Nổi gió - Đào Hồng Cẩm.… c) Giai đoạn (1965-1975): - Văn học giai đoạn này tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Văn xuôi chặng đường này phản ánh cuộc sống, chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất ở cả hai miền Nam - Bắc…Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Hòn đất – Anh Đức …; Kí - Nguyễn Tuân, Vùng trời – Hữu Mai, Dấu chân người lính – Nguyễn Minh Châu … - Thơ ca chống Mĩ đạt tới thành tựu xuất sắc, đánh dấu bước tiến mới của nền thơ hiện đại Việt Nam thể hiện không khí, khí thế, lí tưởng của toàn thể dân tộc, đề cập tới sứ mạng lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ …Thơ đào sâu chất hiện thực bên cạnh đó là sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Các tác giả tác phẩm chính (SGK). - Kich sân khấu có nhiều thành tựu mới… - Về lí luận phê bình tập trung ở một số tác giả Vũ Ngọc Phan, §ặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.. -Văn học trong vùng tạm chiếm có sự phát triển, tuy nhiên cũng không có điều kiện gọt giũa đê đạt tới một sự thành công lớn... 3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945-1975 a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước: Văn nghệ trở thành vũ khí sắc bén phục vụ kịp thời cho sự nghiệp CM, hiện thực cách mạng khơi nguồn cảm hứng s¸ng tạo cho VH. VH gắn bó sâu sắc và ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước… Tổ quốc, CNXH đã trở thành một nguồn cảm hứng trở thành đề tài lớn của văn học b) Nền văn học hướng về đại chúng: - Nhân dân là là đối tượng phản ánh, thưởng thức, nguồn bổ sung lực lượng s¸ng tác cho văn học…Chính nhân dân trở thành cảm hứng chủ đạo, trở thành đề tài cho các tác phẩm... - Nội dung: Phản ánh cuộc sống, khát vọng, phẩm chất anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, khả năng và con đường tất yếu đi đến với cách mạng của nhân dân - Hình thức: tác phẩm ngắn gọn, sử dụng các thể loại truyền thống, ngôn ngữ trong sáng giản dị dễ hiểu. VD: “Thằng tây chớ cậy sức dài Chúng tao dù nhỏ nhưng dai hơn mày … Chúng tao thức bốn đêm rồi Ăn cháo ba bữa chạy mười chín cây Bây giờ mới gặp mày đây Sức tao còn đủ bắt mày hàng tao” “Chị em phụ nữ Thái Bình Ca nô đội lệch vừa xinh, vừa giòn Người ta nhắc chuyện chồng con lắc đầu nguây nguẩy em còn đánh Tây” c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: - Khuynh hướng sử thi: Văn học đã tái hiện những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, ®Ò cËp ®Õn nh÷ng vÊn ®Ò träng ®¹i cña §N (chống Pháp, chống Mĩ, xây dựng chủ nghĩa xã hội), những nhân vật đại diện tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc, gắn bó số phận với cả cộng đồng dân tộc, con người chủ yếu được khám phá ở nghĩa vụ, trách nhiệm công dân , lời văn mang giọng điệu ngợi ca ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn: khẳng định cái tôi đây tình cảm cảm xúc, hướng tíi lí tưởngca ngợi cuộc sống mới con người mới, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng, II. Khái quát VHVN từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX: 1.Hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa: - Sau chiến thắng 1975, lịch sử më ra một kỉ nguyên mới- độc lập tự chủ, thống nhất. từ sau 1975 – 1985 đất nược gặp nhiều khó khăn - Sau 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng lãnh đạo nền kinh tế từng bước chuyển sang kinh tế thị trường văn hãa có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nước. ĐN đổi mới phát triển thúc đẩy văn học đổi mới. 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu: - Từ sau 1975, thơ chưa tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như các giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm ít nhiều gây chú ý cho người đọc ( Trong đó có cả nhưng cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ và những cây bút thuộc thế hệ nhà thơ sau 1975). - Từ sau 1975 văn xuôi có nhiều thành tựu hơn so với thơ ca. Nhất là từ đầu những năm 80. Xu thế đổi mới trong cách viết cách tiếp cận hiện thực ngày càng rõ nét với nhiều tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma văn Kháng, Nguyễn Khải. - Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào thời kì đổi mới : Gắn bó với đời sống, cập nhật những vấn đề của đời sống hàng ngày. Các thể loại phóng sự, truyện ngắn, bút kí, hồi kí... đều có những thành tựu tiêu biểu. - Thể loại kịch từ sau 1975 phát triển mạnh mẽ ( Lưu Quang Vũ, Xuân Trình...) =>Nhìn chung về văn học sau 1975 - Văn học đã từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới và vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. - Vh cũng phát triển đa dạng hơn về đề tài, phong phú, mới mẻ hơn về bút pháp,cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy . - Nét mới của VH giai đoạn này là tính hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn đến số phận con người trong những hoàn cảnh phức tạp của đời sống. - Tuy nhiên VH giai đoạn này cũng có những hạn chế: đó là những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh hoặc nảy sinh khuynh hướng tiêu cực, nói nhiều tới các mặt trái của xã hội... III/ Kết luận: ( Ghi nhớ- SGK) - VHVN từ CM tháng Tám 1945-1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, trải qua 3 chặng, mỗi chặng có những thành tựu riêng, có 3 đăc điểm cơ bản... - Từ sau 1975, nhất là từ năm 1986, VHVN bước vào thời kì đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống đời thường, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật. 4. Củng cố, dặn dò: * Kiểm tra đánh giá : Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp nhận bài học qua các câu hỏi: - Các chặng đường phát triển của văn học VN từ 1945- 1975, thành tựu chủ yếu của các thể loại? - Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945-1975? Hãy làm rõ những đặc điểm đó qua các thể loại? - Hãy trình bày những thành tựu bước đầu của VHVN từ sau 1975- hết thế kỉ XX? * Bài tập luyện tập: Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.” Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. - Gợi ý: NĐT đề cập đến mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến: . Một mặt: Văn nghệ phụng sự kháng chiến. Đó là mục đích của nền văn nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh – Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. . Mặt khác, chính hiện thực phong phú , sinh động của cách mạng, kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào cho văn nghệ. * Bài tập nâng cao: Hãy phân tích đặc điểm của khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong VH giai đoạn 1945-1975 qua các tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa( Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà đã học ở chương trình ngữ văn lớp 9 ./. TiÕt 3 – lµm v¨n : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ. I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS 1. KiÕn thøc : Nắm được cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý. 2. Kü n¨ng- Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan điểm sai lầm về đạo lí II. Tiến trình dạy học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ : Trình bày những đặc điểm của VHVN từ 1945- hết thế kỉ XX, qua đó nhận xét về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống? Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt -Hướng dẫn HS luyện tập để biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. - GV dựa vào đề bài trong SGK và những câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận hình thành lí thuyết. HS làm việc theo nhóm 4 : Đọc kĩ đề bài và câu hỏi, trao đổi thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập (ý khái quát, ngắn gọn) và đại diện nhóm trình bày (3-5 phút) (Gợi ý-Câu thơ Tố Hữu nêu lên vấn đề gì? -Thế nào là lối sống đẹp? -Để sống đẹp cần rèn luyện những phẩm chất nào? -Những thao tác lập luận cần được sử dụng trong đề bài trên? - Tư liệu làm dẫn chứng thuộc lĩnh vực nào trong đời sống?) -HS cần tập trung thảo luận và nêu được thế nào là “sống đẹp”( Gợi ý: Sống đẹp là sống có lí tưởng mục đích, có tình cảm nhân hậu, lành mạnh, có trí tuệ sáng suốt, hiểu biết rộng, có hành động tích cực=> có ích cho cộng đồng xã hội...); ngược lại là lối sống: ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi, vô trách nhiệm, thiếu ý chí nghị lực -GV gọi đại diện các nhóm trình bày, ghi bảng tổng hợp, nhận xét... - Hướng dẫn HS sơ kết, nêu hiểu biết về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. -HS nêu phương pháp làm bài qua phần luyện tập lập dàn ý - Nắm kĩ lí thuyết trong phần Ghi nhớ SGK Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập củng cố kiến thức -Yêu cầu HS đọc kĩ 2 bài tập trong SGK và thực hành theo các câu hỏi, Bài tập 1: HS làm việc cá nhân và trình bày ngắn gọn, lớp theo dõi, nhận xét bổ sung Bài tập 2: Hs về nhà làm dựa theo gợi ý SGK ( Lập dàn ý hoặc viết bài) - Hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần ghi nhớ trong SGK. 2. Bài 2/ SGK/22: a.Dàn ý: - Mở bài: + Vai trò lí tưởng trong đời sống con người. + Có thể trích dẫn nguyên văn câu nói của Lep Tônxtôi - Thân bài: + Giải thích: lí tưởng là gì? + Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: Ngọn đèn chỉ đường, dẫn lối cho con người. Dẫn chứng: lí tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh. + Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng? + Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó, lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng sống. - Kết bài: + Lí tưởng là thước đo đánh giá con người. + Nhắc nhở thế hệ trẻ biết sống vì lí tưởng. b. Viết văn bản: HS làm ở nhà . I. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí: * Đề bài: Anh ( chi) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi ! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? 1.Tìm hiểu đề: * Vấn đề NL: lối sống đẹp của con người. -Sống đẹp: sống tích cực, có lí tưởng, có tâm hồn, có trí tuệ -Để sống đẹp, cần: + lí tưởng đúng đắn + tâm hồn lành mạnh + trí tuệ sáng suốt + hành động hướng thiện * Thao tác lập luận + giải thích (sống đẹp là gì?) + phân tích (các khía cạnh sống đẹp) + chứng minh (nêu tấm gương người tốt) + bình luận (bàn về cách sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, nhỏ nhen….) - Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế và 1 số dẫn chứng thơ văn. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Nêu luận đề. (Có thể viết đoạn văn theo cách lập luận: Diễn dịch, quy nạp hoặc phản đề. Cần trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu.) b. Thân bài: - Giải thích: Thế nào là “Sống đẹp” - Phân tích các khía cạnh “Sống đẹp”. - Chứng minh , bình luận: Nêu những tấm gương “Sống đẹp”, bàn luận cách thức để “Sống đẹp”, phê phán lối sống không đẹp... - Xác định phương hướng, biện pháp phấn đấu để có lối sống đẹp c. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa cách sống đẹp ( Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ Tố Hữu có tính chất gợi mở, nhắc nhở chung đối với tất cả mọi người nhất là thanh niên) - Thế hệ trẻ cần phấn đấu rèn luyện, nâng cao nhân cách. * Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí: - Chú ý: + Đề tài nghị luận về tư tưởng đạo lí rất phong phú gồm: nhận thức ( lí tưởng mục đích sống); về tâm hồn, tình cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung; tính trung thực, dũng cảm...); về quan hệ xã hội, gia đình; về cách ứng xử trong cuộc sống... + Các thao tác lập luận được sử dụng ở kiểu bài này là: Thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ. *Dàn bài chung: Thường gồm 3 phần Mở bài: giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn Thân bài: + Giải thích tư tưởng đạo lí đó + Phân tích, bàn luận mặt đúng, bác bỏ mặt sai + Phương hướng phấn đấu Kết bài: + Ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí trong đời sống. + Rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí. - Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập: 1. Bài tập 1/SGK/21-22 a.VĐNL: phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người. - Tên văn bản: Con người có văn hoá, “Thế nào là con người có văn hoá?” Hay “ Một trí tuệ có văn hoá” b.TTLL: - Giải thích: văn hoá là gì? (đoạn 1) - Phân tích: các khía cạnh văn hoá (đoạn 2) - Bình luận: sự cần thiết phải có văn hoá (đoạn3) c.Cách diễn đạt tron

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 12 CHUAN NAM HOC 20122013.doc
Giáo án liên quan