Giáo án Thi giảng Bài 5 Một số ví dụ về hệ phương trình bậc hai hai ẩn

I. Mục tiêu bài học:

1.Về kiến thức :

 Nắm được dạng và phương pháp giải của một số hệ phương bậc hai hai ẩn.

2.Về kĩ năng :

 Biết cách giải một số dạng hệ phương trình bậc hai hai ẩn . Đặc biệt là hệ gồm một phương trình bậc nhất và một phương trình bậc hai, hệ phương trình đối xứng.

3.Về thái độ : Rèn luyện óc tư duy lôgic thông qua việc giải hệ phương trình.

* Trọng tâm: Nắm được dạng, phương pháp giải, cách giải một số hệ phương trình bậc hai: hệ gồm một phương trình bậc nhất và một phương trình bậc hai, hệ phương trình đối xứng

II. Chuẩn bị phương tiện dạy học :

1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ và phiếu học tập, máy tính điện tử.

2. Chuẩn bị của học sinh : SGK, phiếu học tập, vở ghi, máy tính điện tử, nháp

III. Gợi ý về PPDH :

- Giáo viên gợi ý cho học sinh phát hiện tìm ra phương pháp giải, cách giải một số hệ phương trình bậc hai hai ẩn và kết hợp cho hs làm việc theo nhóm rồi kiểm tra cách giải, kết quả của từng nhóm.

- Dùng tương tự, tổng quát hóa để xây dựng phương pháp giải tổng quát các dạng hệ phương trình tương tự.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thi giảng Bài 5 Một số ví dụ về hệ phương trình bậc hai hai ẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tiết thi giảng thứ 1 (Giáo án không ứng dụng công nghệ thông tin) Ngày,tháng Thứ Buổi Tiết Lớp Trường Môn Tiết PPCT 08/12/2008 2 Chiều 2 10A2 THPT Ngô Sỹ Liên - BG Đại số 10 37 Tiết PPCT: 37 BÀI 5: MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI HAI ẨN I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức : Nắm được dạng và phương pháp giải của một số hệ phương bậc hai hai ẩn. 2.Về kĩ năng : Biết cách giải một số dạng hệ phương trình bậc hai hai ẩn . Đặc biệt là hệ gồm một phương trình bậc nhất và một phương trình bậc hai, hệ phương trình đối xứng. 3.Về thái độ : Rèn luyện óc tư duy lôgic thông qua việc giải hệ phương trình. * Trọng tâm: Nắm được dạng, phương pháp giải, cách giải một số hệ phương trình bậc hai: hệ gồm một phương trình bậc nhất và một phương trình bậc hai, hệ phương trình đối xứng II. Chuẩn bị phương tiện dạy học : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ và phiếu học tập, máy tính điện tử. 2. Chuẩn bị của học sinh : SGK, phiếu học tập, vở ghi, máy tính điện tử, nháp III. Gợi ý về PPDH : - Giáo viên gợi ý cho học sinh phát hiện tìm ra phương pháp giải, cách giải một số hệ phương trình bậc hai hai ẩn và kết hợp cho hs làm việc theo nhóm rồi kiểm tra cách giải, kết quả của từng nhóm. - Dùng tương tự, tổng quát hóa để xây dựng phương pháp giải tổng quát các dạng hệ phương trình tương tự. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp ( 3 phút ): - Kiểm tra sĩ số. - Ổn định tổ chức lớp. - Chia nhóm học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ Lồng vào các hoạt động của giờ học. 3. Bài mới (40 phút). * Gợi động cơ, hướng đích: Trong các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu dạng và chỉ ra cách giải của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn. Liệu rằng các phương pháp giải mà chúng ta đã biết với hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn có thể áp dụng để giải các hệ phương trình bậc hai hai ẩn. Trong bài học hôm nay thầy và trò chúng ta cùng chỉ ra một số hệ phương trình bậc hai hai ẩn đơn giản và dạng tổng quát cùng phép giải của một số loại hệ này. 3.1. Hoạt động 1: Ví dụ 1: Giải hệ phương trình: (I) HĐ Thành phần Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phương pháp giải (I)? -Phát vấn: Với hệ (I) ở trên các nhóm học sinh trao đổi, nhóm nào có thể nêu phương pháp giải? - Khẳng định phương pháp giải cho HS?( Phương pháp thế). Yêu cầu các nhóm học sinh giải (I)? - Kiểm tra giám sát việc thực hiện hoạt động nhóm.Yêu cầu đại diện nhóm trình bày sơ lược lời giải(I). - Kiểm tra sửa chữa chú ý lời giải các nhóm. Kết luận về tri thức kĩ năng, phương pháp giải hệ phương trình (I). - HS có thể nêu phương pháp giải đúng. - HS nắm phương pháp giải ?( Phương pháp thế) và thực hiện sơ lược các bước giải (I) theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày lời giải.( Bảng phụ) - Nắm vững phương pháp, kĩ năng giải (I). 2.Nhận dạng và tổng quát hệ(I) - Em hãy nhận xét về đặc điểm của hệ (I)? - Nêu dạng tổng quát của hệ (I)? - HS nhận xét: Hệ gồm một pt bậc nhất và một pt bậc hai. (II) 3. PP giải hệ phương trình tổng quát (II) - Dùng tương tự hóa, khẳng định kĩ năng và pp giải(II) cho HS, -HS nắm vững phương pháp, kĩ năng giải (II). 4. Chú ý cách giải khác hệ (I). - Với hệ phương trình (I) ở trên có nhóm học sinh nào phát hiện lời giải khác?( Có thể gợi ý). - Khẳng định lời giải khác cho học sinh nhờ những đặc điểm đặc biệt của hệ. - Học sinh phát hiện lời giải khác. 5. Củng cố HĐ1. - Dựa vào phiếu học tập hãy chọn các ví dụ thuộc dạng hệ phương trình tổng quát(II)? Những ví dụ có thể giải được nhờ đưa về dạng hệ phương trình (II).Thảo luận và trình bày trước lớp? - Có những hệ phương trình giải được nhờ đưa về dạng hệ phương trình (II) nhờ những phép biến đổi cơ bản. Cụ thể như thế nào?Ta tiếp tục chuyển sang các ví dụ tiếp theo(GĐC VD2). - Các nhóm lấy chọn ví dụ VD. ( Lời giải chi tiết(BTVN)) 3.2. Hoạt động 2 : Ví dụ 2: Giải hệ phương trình: (III) HĐTP Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phương pháp giải (III)? -Phát vấn: Với hệ (III) ở trên nhóm nào có thể nêu phương pháp giải? - Khẳng định phương pháp giải cho HS? Yêu cầu các nhóm học sinh trình bày sơ lược lời giải (III)? - Kiểm tra giám sát việc thực hiện hoạt động nhóm.Yêu cầu đại diện nhóm trình bày lời giải(III). - Kiểm tra sửa chữa chú ý lời giải các nhóm. Kết luận về tri thức kĩ năng, phương pháp giải hệ phương trình (III). - Yêu cầu học sinh nhận xét đặc điểm về nghiệm của hệ (III)? - Kết luận về đặc điểm nghiệm của hệ (III). - HS có thể nêu phương pháp giải đúng. - HS nắm phương pháp giải và thực hiện các bước giải (III) theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày lời giải (III). - Nắm vững phương pháp, kĩ năng giải (III). - Nhận xét. - HS khắc sâu. 2.Nhận dạng và tổng quát hệ(III). Hình thành khái niệm hệ đối xứng loại 1. - Em hãy nhận xét về đặc điểm của hệ (III)? - GV nêu đặc điểm tổng quát của hệ (III). - Nêu khái niệm hệ phương trình đối xứng loại 1. - HS nhận xét: Hệ gồm 2 pt bậc hai. Trong đó khi tráo đổi vai trò x, y cho nhau thì các phương trình trong hệ không thay đổi, hệ phương trình đã cho không thay đổi. - HS nắm được đặc điểm của hệ phương trình đối xứng loại 1. 3. PP giải hệ phương trình dạng đối xứng loại 1 - Dùng tương tự hóa, khẳng định kĩ năng và pp giải hệ phương trình dạng đối xứng loại 1. -HS nắm vững phương pháp, kĩ năng giải . 4. Chú ý cách giải khác của hệ (III). - Với hệ phương trình (III) ở trên có nhóm học sinh nào phát hiện lời giải khác?( Có thể gợi ý). - Khẳng định lời giải khác cho học sinh nhờ những đặc điểm đặc biệt của hệ. - Học sinh phát hiện lời giải khác. 5. Củng cố HĐ2. - Dựa vào phiếu học tập hãy chọn các ví dụ thuộc dạng hệ phương trình đối xứng loại 1 ? Những ví dụ có thể giải được nhờ đưa về dạng hệ phương trình đối xứng loại 1, hoặc có phương pháp giải tương tự.Thảo luận và trình bày trước lớp? - Ngoài hệ phương trình đối xứng loại 1 vừa xét còn có những hệ phương trình nào khác giải được nhờ đưa về dạng hệ phương trình (II) nhờ những phép biến đổi cơ bản. Ta tiếp tục chuyển sang các ví dụ tiếp theo. - Các nhóm lấy chọn ví dụ VD. ( Lời giải chi tiết(BTVN)) 3.3. Hoạt động 3: Ví dụ 3: Giải hệ phương trình: (IV) HĐTP Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phương pháp giải (IV)? -Phát vấn: Với hệ (IV) ở trên nhóm nào có thể nêu phương pháp giải? - Khẳng định phương pháp giải cho HS? Yêu cầu các nhóm học sinh giải (IV)? - Kiểm tra giám sát việc thực hiện hoạt động nhóm.Yêu cầu đại diện nhóm trình bày lời giải(IV). - Kiểm tra sửa chữa chú ý lời giải các nhóm. Kết luận về tri thức kĩ năng, phương pháp giải hệ phương trình (IV). - HS có thể nêu phương pháp giải đúng. - HS nắm phương pháp giải và thực hiện các bước giải (IV) theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày lời giải (IV). - Nắm vững phương pháp, kĩ năng giải (IV). 2.Nhận dạng và tổng quát hệ(IV). Hình thành khái niệm hệ đối xứng loại 2. - Em hãy nhận xét về đặc điểm của hệ (IV)? - Nêu đặc điểm tổng quát của hệ (IV)? - Nêu khái niệm hệ phương trình đối xứng loại 2. - HS nhận xét: Hệ gồm 2 pt bậc hai. Trong đó khi tráo đổi vai trò x, y cho nhau thì các phương trình trong hệ thay đổi vị trí cho nhau nhung hệ ban đầu vẫn không thay đổi. - HS nắm được đặc điểm của hệ phương trình đối xứng loại 2. 3. PP giải hệ phương trình dạng đối xứng loại 2. - Dùng tương tự hóa, khẳng định kĩ năng và pp giải hệ phương trình đối xứng loại 2. -Dùng tương tự hóa đặc điểm về nghiệm hệ đối xứng loại 1 cung cấp cho HS đặc điểm nghiệm của hệ đối xứng loại 2. -HS nắm vững phương pháp, kĩ năng giải , đặc điểm nghiệm. 4. Chú ý cách giải khác hệ (IV). - Với hệ phương trình (IV) ở trên có nhóm học sinh nào phát hiện lời giải khác?( Có thể gợi ý). - Khẳng định lời giải khác cho học sinh nhờ những đặc điểm đặc biệt của hệ. - Học sinh phát hiện lời giải khác. 5. Củng cố HĐ3. - Dựa vào phiếu học tập hãy chọn các ví dụ thuộc dạng hệ phương trình (IV)? Những ví dụ có thể giải được nhờ đưa về dạng hệ phương trình (IV).Thảo luận và trình bày trước lớp? - Giáo viên kết luận tri thức kỹ năng, phương pháp giải hệ dạng (III). - Các nhóm chọn ví dụ. ( Lời giải chi tiết(BTVN)) -HS nắm vững phương pháp, kĩ năng giải hệ dạng(III). 3.4. Củng cố bài học: - Kết luận các dạng hpt đã học trong bài và phương pháp giải. Mối quan hệ giữa cách giải của các dạng hpt này. 4. Hướng dẫn công việc ở nhà ( 2 phút ): - Xem lại nội dung bài học. - Làm các bài tập SGK, SBT Đại số 10 (Ban KHTN – 2008), các bài tập trong phiếu bài tập. ------------------------------------------------------------------------------------------ PHIẾU HỌC TẬP MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI HAI ẨN. 1.; 2. ; 3. 4. ; 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. PHIẾU HỌC TẬP MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI HAI ẨN. 1.; 2. ; 3. 4. ; 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12.

File đính kèm:

  • docGiao an thi giao vien gioimoi tham khao.doc