Giáo án Thống kê - Đại số 10 nâng cao

+ PBL là một phương pháp dạy học hướng học sinh đến việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống, được gọi là một dự án ( project) mô phỏng môi trường mà các em đang sống và sinh hoạt.

+ Project này có thể chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học và có độ dài khoảng 1-2 tuần, hoặc có thể vượt ra ngoài phạm vi lớp học và kéo dài trong suốt khóa học/ năm học.

+ Trong cách học theo dự án, học sinh làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề có thật trong đời sống (authentic), theo sát chương trình học (curriculum-based) và có phạm vi kiến thức liên môn (interdisciplinary)

 

doc13 trang | Chia sẻ: liennguyen452 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thống kê - Đại số 10 nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Equation Chapter 1 Section 1MỞ ĐẦU Hội nghị Trung ương sáu khoá IX đó nhấn mạnh: “Một trong những nhiệm vụ cần tập trung giải quyết từ nay đến năm 2010 là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Muốn vậy, phải thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá” Việc đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai không chỉ dừng lại ở vấn đề chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng với công việc sau này mà các em cần phải có kỹ năng sống bởi công nghệ đang không ngừng đan xen vào cuộc sống hàng ngày. Nhận biết được sự cần thiết này, hiện nay nhiều giáo viên – những người đặt nền móng xây dựng các thế hệ cho tương lai đã và đang tích cực áp dụng các công nghệ tiên tiến, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy. Với những lí do trên, trong chuyên đề này tôi xin được trình bày giáo án Ôn tập chương V: THỐNG KÊ - đại số 10 nâng cao (Sử dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án) Nội dung chuyên đề gồm: Mở đầu Nội dung Phương pháp dạy học dựa trên dự án Giáo án ôn tập chương V: THỐNG KÊ - đại số 10 nâng cao Thử nghiệm sư phạm Kết luận Phụ lục Các phiếu giao việc cho học sinh, phiếu điều tra Giáo án bài giảng (Sử dụng phần mềm PowerPoint, Violet) NỘI DUNG Phương pháp dạy học dựa trên dự án – PBL (Project-based learning) 1) Khái quát về PBL PBL là một phương pháp dạy học hướng học sinh đến việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống, được gọi là một dự án ( project) mô phỏng môi trường mà các em đang sống và sinh hoạt. Project này có thể chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học và có độ dài khoảng 1-2 tuần, hoặc có thể vượt ra ngoài phạm vi lớp học và kéo dài trong suốt khóa học/ năm học. Trong cách học theo dự án, học sinh làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề có thật trong đời sống (authentic), theo sát chương trình học (curriculum-based) và có phạm vi kiến thức liên môn (interdisciplinary) 2) Vai trò của học sinh: Học sinh quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề. Chính học sinh là người thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau , rồi tổng hợp( synthesize), phân tích ( analyze) và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của các em. Bằng cách này mỗi bài học đều thật sự hấp dẫn đối với học sinh vì vấn đề mà họ đang giải quyết là vấn đề có thật trong đời sống, và việc giải quyết vấn đề đòi hỏi những kỹ năng của “người lớn” như sự cộng tác và diễn giải. Cuối cùng, chính HS trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được và tính khúc chiết và hợp lý trong cách thức trình bày của các em. 3) Vai trò của giáo viên: Trong suốt quá trình này, vai trò của GV là hướng dẫn (guide) và tham vấn (advise) chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho HS của mình Bài soạn tiết 73: ÔN TẬP CHƯƠNG V: THỐNG KÊ 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức trong chương bao gồm: + Lấy các số liệu thống kê, kích thước mẫu, tần số, tần suất. + Bảng phân bố tần số, tần suất; bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp. + Biểu đồ tần số, tần suất hình cột, đường gấp khúc tần số, tần suất biểu đồ tần suất hình quạt. + Các số đặc trưng của một dãy số liệu thống kê: số trung bình cộng, số trung vị, mốt, phương sai và độ lệch chuẩn. 1.2. Về kĩ năng: Hình thành các kỹ năng: + Tiếp cận và giải quyết một vấn đề . + Hoạt động nhóm. + Trình bày một vấn đề trước tập thể. + Thu thập và xử lí các số liệu thống kê như: Tính toán số đặc trưng của dãy số liệu thống kê (có dùng máy tính) Kỹ năng phân lớp số liệu (bao gồm cả điều tra số liệu). Đọc và vẽ các loại biểu đồ. So sánh được các độ phân tán. 1.3. Về tư duy + Rèn luyện tư duy logic, tư duy thống kê cho học sinh + Cho học sinh làm quen với quy luật thống kê là quy luật xuất hiện giữa đám đông, các biến cố ngẫu nhiên cùng loại. 1.4. Về thái độ +Cẩn thận, chính xác, quan niệm đúng đắn khi sử dụng máy tính bỏ túi. +Thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học. 2. Chuẩn bị của thầy và trò 2.1. Chuẩn bị của thầy + Giáo án bài giảng (Sử dụng phần mềm PowerPoint, Violet: Phụ lục 1) + Máy tính (casio -500MS, 570MS,) + Chia lớp thành 04 nhóm, mỗi tổ là một nhóm. +4 phiếu giao việc học tập (phát cho học sinh trước một tuần: Phụ lục 2) + Graph nội dung ôn tập chương thống kê. + Thực hiện cuộc điều tra nhỏ về ý thức học tập của hai lớp 10A1, 10A2 (Nội dung phiếu điều tra: Phụ luc 3) + Bảng phụ: trình bày một mẫu số liệu thống kê (Phụ lục 4) 2.2. Chuẩn bị của trò + Máy tính, ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học trong chuong và làm bài tập trong sách bài tập, sách giáo khoa. + Hoàn thành công việc phiếu học tập yêu cầu. + Chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. 3. Phương pháp dạy học + Sử dụng phương pháp dạy học dựa trên dự án kết hợp hoạt động theo nhóm của học sinh và một số phương pháp khác. + Lấy học sinh làm trung tâm của toàn bộ tiết học, 4. Tiến hành bài học 4.1. Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số. 4.2. Kiểm tra bài cũ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Em hóy viết các công thức để tính phương sai và độ lệch chuẩn? * CT: Phương sai: 1) = 2) = - 3) = - * Độ lệch chuẩn: S =Ġ 2) ý nghĩa của phương sai, độ lệch chuẩn? * ý nghĩa: Phương sai và độ lệch chuẩn được dùng để đánh giá mức độ phân tán của các số liệu trong mẫu quanh số TB. Phương sai và độ lệh chuẩn càng lớn thì độ phân tán càng lớn. 4. 3- Ôn tập * Đặt vấn đề: Qua những tiết trước các em đã được học toàn bộ nội dung của chương thống kê - một chương có ý nghĩa rất nhiều trong thực tiễn. Để nắm chắc và vận dụng thành thục những kiến thức của chương này hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại. Các em ghi bài “Ôn tập chương V: Thống kê” . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Để chuẩn bị nội dung cho bài ôn tập, hôm nay cô đã giao cho các tổ chuẩn bị các phiếu học tập. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau quan sát xem các tổ đã chuẩn bị như thế nào? * Mời đại diện tổ 2? Đại diện tổ 2 lên trình bày. - Nêu nhiệm vụ của tổ 2 (phiếu giao việc số 2). Điểm TB học kỳ I của HS lớp 10A1. - Trình bày phần chuẩn bị của tổ 2. + Nêu cách vẽ biểu đồ tần số, tần suất hình cột? Trình bày - Các bước vẽ biểu đồ tần số, tần suất hình cột. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung + Biểu đồ hình cột tần số, tần suất có thể dùng để thể hiện những loại bảng phân bố nào? - Thường được sử dụng với: Bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp. * Mời đại diện tổ 3 Đại diện tổ 3 lên trình bày. - Nêu nhiệm vụ của tổ 3 (phiếu giao việc số 3): Điểm TB học kỳ I của học sinh lớp 10A2. - Trình bày phần chuẩn bị của tổ 3. + Em hãy nêu các bước vẽ biểu đồ đường gấp khúc tần số, tần suất? Trình bày - Các bước vẽ biểu đồ đường gấp khúc tần số, tần suất. + Chúng ta có thể dùng biểu đồ đường gấp khúc tần số, tần suất để thể hiện những loại bảng phân bố nào? - Tất cả các loại bảng phân bố. - Ý nghĩa: + Từ các loại bảng phân bố, các loại biểu đồ và các số đặc trưng mà hai tổ số 2 và 3 đã trình bày. Em có nhận xét gì về học lực của học sinh giữa hai lớp? - So sánh - So sánh Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung + GV: Nhận xét phần trình bày của hai tổ, rút ra ý nghĩa trên cơ sở so sánh học lực của học sinh giữa hai lớp. - Đó là học lực giữa hai lớp 10A1 và 10A2 trong kỳ I. Vậy ở kỳ II này sự so sánh học lực giữa hai lớp như thế nào, chúng ta có thể tạm thời so sánh kết qủa học tập của hai lớp qua 4 tuần thi đua 26/2 - 26/3. Vậy xin mời đại diện của tổ 1 lên trình bày kết quả phần chuẩn bị của tổ mình? - Đại diện tổ 1 lên trình bày. -Nhiệm vụ tổ 1: Điều tra điểm số đạt được của tập thể lớp 10A1 trong 4 tuần thi đua. + Nêu cách vẽ biểu đồ hình quạt? - Trình bày. - Trình bày phần chuẩn bị của tổ 1. - Các bước vẽ biểu đồ tần suất hình quạt. + CT tính góc ở tâm. Đọc công thức. αo = f.3,6o + Biểu đồ hình quạt dùng để thể hiện những bảng phân bố nào? - Dùng với bảng phân bố tần suất, tần suất ghép lớp. (Có thể sử dụng bảng phụ: trình bày một mẫu số liệu). * Và cuối cùng là phần trình bày của tổ 4. - Đại diện tổ 4 trình bày. - Nhiệm vụ tổ 4: điều tra điểm số của tập thể lớp 10A2 trong 4 tuần thi đua. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên Nội dung - Em nhắc lại các công thức để tính ? Vậy từ kết quả của tổ 4 và tổ 1 em hãy so sánh học lực giữa hai lớp 10A1 và 10A2 qua bốn tuần thi đua? (có thể dùng graph để trình bày) -Nhận xét... - Trình bày phần chuẩn bị của tổ 4. - Nhận xét: so sánh qua các tiêu chí: tổng số lượng điểm, số điểm khá giỏi, điểm đạt được nhiều nhất, mức độ đồng đều của điểm số... GV: Nhận xét sự trình bày và tổng kết, so sánh học lực chung giữa hai lớp. - Như vậy thông qua kết quả điều tra mà các tổ đã thực hiện chúng ta nhận thấy rằng việc điều tra đã cho ta những thông tin quan trọng về đối tượng cần nghiên cứu và từ những thông tin đó sẽ giúp cho ta có những nhận định, đề ra những biện pháp hướng đi đúng đắn Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Chẳng hạn từ việc nhận xét tình hình học tập giữa hai lớp 10A1 và 10A2 chúng ta sẽ đi đến câu hỏi tại sao cùng điểm xét tuyển như nhau, cùng thầy cô dạy như nhau, cùng học tập dưới 1 ngôi trường mà tập thể lớp 10A lại đạt được kết quả cao hơn tập thể lớp 10A, để trả lời những băn khoăn đó, cô cũng đã tiến hành 1 cuộc điều tra nhỏ theo mẫu sau: + Giới thiệu mẫu điều tra + Kết quả thu được: - Mẫu điều tra (Phụ lục 3) - Giới thiệu bảng tóm tắt kết quả điều tra - Nhận xét về sự chăm chỉ, ý thức học tập, không khí học tập, môi trường học tập trong lớp cũng như phương pháp học tập của mỗi cá nhân →Kết quả học tập của các em. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Vậy qua những nhận xét trên em có thể cho biết bản thân em rút ra được những kinh nghiệm gì để có thể có kết quả học tập ngày 1 cao hơn ? Trả lời:... 5. Củng cố - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của chương trên Graph Số liệu thống kê Tần số Tần suất Tần số Số trung vị Số TB cộng Bảng phân bố Bảng thường Bảng ghi lớp Phương sai Độ lệch chuẩn Biểu đồ Đường gấp khúc Hình cột Hình quạt - Yêu cầu học sinh về nhà tự làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. * Bài tập củng cố: Sử dụng phần mềm Violet (Phụ lục 5) Câu 1: Cho một dãy các số liệu thống kê sắp xếp theo thứ tự tăng đần có kích thước mẫu là N. Hãy điền đúng, sai cho các câu trả lời sau: Số trung vị là: a) Số trung bình cộng của số trong dãy  b) Là số liệu thứ tự + 1  c) Là số trung bình cộng của hai số liệu đứng thứ và + 1  d) Là số liệu thứ nếu N là số lẻ và là trung bình cộng của 2 số liệu đứng thứ và + 1 nếu N là số chẵn  Câu 2: Cho dãy số liệu thống kê: 3; 5; 8; 4; 9; 7; 6; 6; 8; 10; 9; 6 Nối mỗi ý ở cột bên trái (A) với một ý ở cột bên phải (B) để được mệnh đề đúng. A B a. Số TB cộng của các số liệu thống kê trên là I’. 6 b. Số trung vị của các số liệu thống kê trên là II. 4,19 c. Độ lệch chuẩn của dãy số liẹu thống kê trên là III. 6,5 d. Một của các số liệu thống kê trên là IV. 6,75 V. 2,05 VI. 7 Đáp án: a. IV; b. III; c. V; d. I. Thử nghiệm sư phạm 1) Triển khai thử nghiệm B¶n th©n t¸c gi¶ đã thực hiện gi¸o ¸n trên tại líp 10A1 (lớp TN) và lấy lớp 10A3 làm lớp đối chứng (ĐC), thực hiện cuộc điều tra tại ba lớp 10A1, 10A2 và 10A3 §Ó ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ thö nghiÖm, ngoµi viÖc quan s¸t líp häc, trao ®æi ‏‎ý kiÕn víi c¸c GV dù giê thö nghiÖm, tôi ®· tiÕn hµnh cho HS hai líp lµm bµi kiÓm tra 45 phót trong tiÕt 74 (Nội dung đề kiểm tra: Phụ lục 6). 2) KÕt qu¶ thö nghiÖm KÕt qu¶ häc tËp cña HS trong qu¸ tr×nh thö nghiÖm ®­îc thÓ hiÖn trong b¶ng sau (thang ®iÓm 10) Loại điểm Kết quả Tần số xuất hiện lớp TN (n=49) Tần số xuất hiện lớp ĐC (n=50) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 9 1 13 1 5 7 11 19 8 21 2 Khá giỏi 48 (98%) 11 (26%) TB trở lên 49 (100%) 26 (62%) Yếu kém 0 (0%) 16 (38%) 9,18 6,92 Lớp TN: Đa số HS nắm vững nội dung bài học, có khả năng vận dụng tri thức tương đối tốt, thể hiện được tính độc lập trong quá trình làm bài. Tuy nhiên, một vài HS do trình độ xuất phát chưa đạt yêu cầu, kỹ năng tính toán còn yếu nên kết quả kiểm tra chưa cao. Lớp ĐC: HS chỉ dừng ở mức độ ghi nhớ và tái hiện được tài liệu học tập, kết quả chưa chính xác, tính độc lập trong quá trình làm bài còn yếu và chưa nắm vững các khái niệm Hứng thú học tập của HS : Phần lớn HS lớp TN khi được hỏi đều tỏ ý thích học theo phương pháp mới. Vì các em cho rằng: học theo phương pháp mới bài giảng hấp dẫn, lôi cuốn hơn; dạng bài tập phong phú, hay hơn; không khí lớp học sôi nổi, khẩn trương hơn; đặc biệt là các em được trực tiếp tham gia xây dựng bài học, không còn bị động ngồi nghe GV giảng bài như trước. Tất cả những điều đó đã cuốn hút các em vào những hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực và hào hứng. Ý kiến của các GV bộ môn: Các GV đều thừa nhận tính thiết thực và tác dụng rõ rệt của giáo án thử nghiệm trong việc phát huy tính tích cực, tự giác học tập của HS. Nhưng họ cũng cho rằng để soạn được những giáo án như vậy cần phải có nhiều thời gian và đòi hỏi GV phải mất nhiều công sức để chuẩn bị cho bài sọan. KẾT LUẬN Từ kết quả thử nghiệm cho thấy các biện pháp được xác lập có khả năng nâng cao mức độ nắm vững tri thức, kỹ năng vận dụng kiến thức,hứng thú học tập. Đồng thời tăng cường mức độ hoạt động tích cực, khả năng hoạt động nhóm và khả năng tập trung chú ý của HS với bài học khiến các em tự giác, chủ động trong quá trình học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Trên đây là nội dung giáo án ôn tập chương thống kê - Đại số lớp 10 nâng cao có sử dụng một phần phương pháp dạy học dựa trên dự án kết hợp với một số phương pháp dạy học khác. Rất mong nhận được những góp ý của các đồng chí. Tôi xin trân trọng cảm ơn.

File đính kèm:

  • doc2007(1-13).doc