Giáo án Thủ công lớp 3 tuần 19 đến tuần 28

I. Mục tiêu

- Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh

- Kẻ, cắt dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng, Các nét chữ cắt thẳng, đều cân đối trình bày đẹp.

II. Đồ dùng

- Mẫu chữ cái 5 bài đã học ở chương II

- Giấy thủ công, bút chì, thước, kéo, hồ.

III. Các hoạt động dạy và học

A. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hoạt động 1: Cắt, dán chữ I, T, H, U, V, E (25)

- GV cho HS cắt dán 6 chữ cái đã học

- HS thực hành cắt dán

- GV theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng

- Giúp Hs hoàn thành sản phẩm

- HS trưng bày sản phẩm

3. Hoạt động 2. Đánh giá sản phẩm (8)

- Đánh giá theo 2 mức:

+ Hoàn thành: A, A+

+ Chưa hoàn thành B

- HS để sản phẩm bàn

 

 

 

 

- HS thực hành cắt, dán

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thủ công lớp 3 tuần 19 đến tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ 4. NS: 2. 1. 2010 ND: 6. 1.2010 Tiết 19 ÔN TẬP CHƯƠNG II. CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (Tiết 1) I. Mục tiêu - Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh - Kẻ, cắt dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng, Các nét chữ cắt thẳng, đều cân đối trình bày đẹp. II. Đồ dùng - Mẫu chữ cái 5 bài đã học ở chương II - Giấy thủ công, bút chì, thước, kéo, hồ. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Cắt, dán chữ I, T, H, U, V, E (25’) - GV cho HS cắt dán 6 chữ cái đã học - HS thực hành cắt dán - GV theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Giúp Hs hoàn thành sản phẩm - HS trưng bày sản phẩm 3. Hoạt động 2. Đánh giá sản phẩm (8’) - Đánh giá theo 2 mức: + Hoàn thành: A, A+ + Chưa hoàn thành B - HS để sản phẩm bàn - HS thực hành cắt, dán IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHs thích sản phẩm mình làm ra - Chuẩn bị bài: Ôn tập chương II. Cắt, dán, chữ cái dơn giản (tiết 2) - NX tiết học THỨ 4. NS: 10. 1. 2010 ND: 13. 1.2010 Tiết 20 ÔN TẬP CHƯƠNG II. CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (Tiết 2) I. Mục tiêu - Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh - Kẻ, cắt dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng, Các nét chữ cắt thẳng, đều cân đối trình bày đẹp. Có thể sử dụng các chữ cái đã học ghép thành chữ đơn giản. II. Đồ dùng - Mẫu chữ cái 5 bài đã học ở chương II - Giấy thủ công, bút chì, thước, kéo, hồ. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Cắt, dán chữ VUI VẺ (25’) - GV cho HS cắt dán chữ VUI VẺ - HS thực hành cắt dán - GV theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Giúp Hs hoàn thành sản phẩm - HS trưng bày sản phẩm 3. Hoạt động 2. Đánh giá sản phẩm (8’) - Đánh giá theo 2 mức: + Hoàn thành: A, A+ + Chưa hoàn thành B - HS để sản phẩm bàn - HS thực hành cắt, dán IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHs thích sản phẩm mình làm ra - Chuẩn bị bài: Đan nong mốt - NX tiết học THỨ 4. NS: 17. 1. 2010 ND: 20. 1.2010 Tiết 21 Đan nong mốt (Tiết1) I. Mục tiêu - Biết cách đan nong mốt. - Kẻ, cắt được các nan tương đối đèu nhau. - Đan được nong mốt. Dồn được nan ngang , nan dọc khích * Với HS khéo tay: + Kẻ, cắt được các nan đều nhau. + Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. + Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản II. Chuẩn bị - Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa cókích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. - Tranh quy trình đan nong mốt - Kéo, thủ công, bút chì, bìa màu, bút chì, kéo thủ công. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét(12’) + Giáo viên giới thiệu tấm đan nong mốt (h.1) và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. + Liên hệ thực tế: đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan đệm hoặc đan rổ rá … + Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu nào? + Trong thực tế, người ta sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa … + Học sinh làm quen với việc đan nong mốt bằng giấy bìa với cách đan đơn giản nhất (h.1). 3. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (20’) Bước 1. Kẻ, cắt các nan. + Đối với loại giấy bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô (đã học ở lớp 1). + Cắt nan dọc, cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô, cắt các nan theo đường kẻ trên giấy đến hết ô thứ 8 được 9 nan dọc. + Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan. Bước 2. Đan nong mốt bằng giấy bìa. + Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2; 4; 6; 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. + Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 1; 3; 5;7; 9 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất. + Đan nan ngang thứ ba giống đan nan ngang thứ nhất. + Đan nan ngang thứ tư giống đan nan ngang thứ hai. + Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ bảy. Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan. + Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại làm nẹp (h.1). - Cho hs làm thử + Tiết sau thực hành đan - HS để dụng cụ lên bàn + Học sinh quan sát hình. - Các nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa … - HS theo dõi Gv hướng dẫn Hình 1 - HS đan thử IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHs thích sản phẩm mình làm ra - Chuẩn bị bài: Đan nong mốt (tt) - NX tiết học THỨ 4. NS: 24. 1. 2010 ND: 27. 1.2010 Tiết 22 Đan nong mốt (Tiết2) I. Mục tiêu - Biết cách đan nong mốt. - Kẻ, cắt được các nan tương đối đèu nhau. - Đan được nong mốt. Dồn được nan ngang , nan dọc khích * Với HS khéo tay: + Kẻ, cắt được các nan đều nhau. + Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. + Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản II. Chuẩn bị - Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa cókích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. - Tranh quy trình đan nong mốt - Kéo, thủ công, bút chì, bìa màu, bút chì, kéo thủ công. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1. Thực hành đan nong mốt (30’) - GV gọi 2 Hs lần lượt nhắc lại qui trình - GV nhận xét nhắc lại các bước Bước 1. Kẻ, cắt các nan. Bước 2. Đan nong mốt bằng giấy bìa. Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan. - GV cho HS thực hành đan - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng 3. Hoạt động 3. Đánh giá (5’) - GV – Hs đánh giá sản phẩm HS theo 2 mức: + Hoàn thành: A, A+ + Chưa hoàn thành: B - HS để dụng cụ lên bàn - 2 HS nhắc lại - HS thực hành đan - HS trưng bày sản phẩm Hình 1 IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHs thích sản phẩm mình làm ra - Chuẩn bị bài: Đan nong đôi (t1) - NX tiết học THỨ 4. NS: 30. 1. 2010 ND: 3. 2.2010 Tiết 23 Đan nong đôi (Tiết1) I. Mục tiêu - Học sinh biết cách đan nong đôi.Dồn được nan nhưng chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. - Học sinh đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật. * Với HS khéo tay: + Kẻ, cắt được các nan đều nhau. + Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. + Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản - Học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan. II Chuẩn bị - Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa …) có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. - Tranh quy trình đan nong đôi, các đan nan mẫu ba màu khác nhau. - Tấm đan nong mốt bài trước để so sánh. - Kéo, thủ công, bút chì. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng của học sinh. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : Đan nong đôi 2. Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ( 10’ ) Mục tiêu : Giúp học sinh biết cách đan nong đôi. - Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu tấm đan nong đôi và giới thiệu: đây là mẫu đan nong đôi, những nan có màu đỏ là nan dọc, những nan có màu trắng là nan ngang. - Giáo viên gắn tiếp mẫu đan nong mốt bên cạnh mẫu đan nong đôi, cho học sinh quan sát và hỏi: + Nhận xét 2 tấm đan này có gì giống và khác nhau? - Giống: kích thước 2 tấm giống nhau, xung quanh tấm nan có nẹp, các nan bằng nhau, 2 hàng nan ngang liền nhau thì lệch nhau một nan - Khác: ở cách đan: đan nong đôi nhấc 2 nan, đè 2 nan; đan nong mốt nhấc 1 nan, đè 1 nan - Gọi học sinh nhắc lại - Giáo viên liên hệ thực tế: khi cần những tấm nan to, chắc chắn và khít thì người ta sẽ áp dụng đan nong đôi. Đan nong đôi được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan những tấm đan nong, nia. Trong bài học ngày hôm nay, để làm quen với việc đan nan, chúng ta sẽ học cách đan nong đôi bằng giấy bìa với cách đan đơn giản nhất. 3. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (20’ ) Mục tiêu : Giúp học sinh đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật - Giáo viên treo tranh quy trình đan nong đôi lên bảng, hướng dẫn Hs đan. Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan . Giáo viên hướng dẫn: đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô - Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 ta được các nan dọc. - Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh. Bước 2 : Đan nong đôi. - Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc ( cùng chiều ) giữa hai hàng nan ngang liền kề - Giáo viên gắn sơ đồ đan nong đôi và nói: đây là sơ đồ hướng dẫn các đan các nan, phần để trắng chỉ vị trí các nan, phần đánh dấu hoa thị là phần đè nan. - Đan nong đôi bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau: + Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. + Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 3, 4, 7, 8 lên và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất. + Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan ngang thứ nhất nghĩa là nhấc nan dọc 1, 4, 5, 8, 9 lên và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai. + Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan ngang thứ hai nghĩa là nhấc nan dọc 1, 2, 5, 6, 9 lên và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba + Đan nan ngang thứ năm: giống như đan nan ngang thứ nhất + Đan nan ngang thứ sáu: giống như đan nan ngang thứ hai + Đan nan ngang thứ bảy: giống như đan nan ngang thứ ba - Giáo viên lưu ý học sinh: đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan. - Giáo viên hướng dẫn: bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp. - Giáo viên yêu cầu 1 – 2 học sinh nhắc lại cách đan nong đôi và nhận xét - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành trên giấy nháp + Tiết sau thực hành đan - HS để dụng cụ lên bàn - Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn. 9 ô 1 ô Nan ngang 9 ô 1 ô Nan dán nẹp xung quanh Nan dọc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 7 Õ Õ Õ Õ 6 Õ Õ Õ Õ Õ 5 Õ Õ Õ Õ Õ 4 Õ Õ Õ Õ 3 Õ Õ Õ Õ 2 Õ Õ Õ Õ Õ 1 Õ Õ Õ Õ Õ Nan dọc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 7 6 5 4 3 2 1 IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHs thích sản phẩm mình làm ra - Chuẩn bị bài: Đan nong đôi (t2) - NX tiết học THỨ 4. NS: 7. 2. 2010 ND: 10. 2.2010 Tiết 24 Đan nong đôi (Tiết2) I. Mục tiêu - Học sinh biết cách đan nong đôi. Dồn được nan nhưng chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. - Học sinh đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật. * Với HS khéo tay: + Kẻ, cắt được các nan đều nhau. + Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. + Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản - Học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan. II Chuẩn bị - Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa …) có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. - Tranh quy trình đan nong đôi, các đan nan mẫu ba màu khác nhau. - Tấm đan nong mốt bài trước để so sánh. - Kéo, thủ công, bút chì. III. Các hoạt động dạy và học A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1. Thực hành đan nong đôi (30’) - GV gọi 2 Hs lần lượt nhắc lại qui trình - GV nhận xét nhắc lại các bước Bước 1. Kẻ, cắt các nan. Bước 2. Đan nong đôi bằng giấy bìa. Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan. - GV cho HS thực hành đan - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng 3. Hoạt động 3. Đánh giá (5’) - GV – Hs đánh giá sản phẩm HS theo 2 mức: + Hoàn thành: A, A+ + Chưa hoàn thành: B - HS để dụng cụ lên bàn - 2 HS nhắc lại - HS thực hành đan - HS trưng bày sản phẩm IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHs thích sản phẩm mình làm ra - Chuẩn bị bài: Làm lọ hoa gắn tường - NX tiết học THỨ 4. NS: 21. 2. 2010 ND: 24. 2.2010 Tiết 25 LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 1) I. Mục tiêu - Biết cách làm lọ hoa cắm tường. - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. II. Đồ dùng dạy học - GV: Mẫu lọ hoa gắn tường, một lọ hoa gắn tường đã gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa. Tranh quy trình, giấy màu, tờ bìa khổ A4, hồ… - HS: Giấy màu, thước, kéo, hồ III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài, ghi tựa 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét (15’) - Giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường, yêu cầu HS nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu. - Gợi ý học sinh mở dần lọ hoa để thấy: + Tờ giấy gấp lọ hoa hình chữ nhật. + Các nếp gấp giống như gấp quạt ở lớp 1 + Một phần tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều. 3. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (15’) * Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều. * Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa * Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường - Cho HS thực hành 4. Hoạt động 3: HS thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí - Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường - Nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa và hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường - Cho HS thực hành cá nhân. ( HS khéo tay Các nếp gấp đều, thẳng , phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp.) - Theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Gợi ý HS cắt, dán các bông hoa có cành, lá để trang trí. - Cho học sinh trưng bày sản phẩm - Đánh giá sản phẩm của HS - Quan sát và nhận xét - Học sinh quan sát - HS thực hành trên giấy nháp - 2 HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường - HS thực hành trên giấy nháp - HS cắt, dán bông hoa để trang trí - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, nhận xét sản phẩm của bạn IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHs thích sản phẩm mình làm ra - Chuẩn bị bài: Làm lọ hoa gắn tường (tt) - NX tiết học THỨ 4. NS: 1. 3. 2010 ND: 4.3.2010 Tiết 26 LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 2) I. Mục tiêu - Biết cách làm lọ hoa cắm tường. - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. II. Đồ dùng dạy học - GV: Mẫu lọ hoa gắn tường, một lọ hoa gắn tường đã gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa. Tranh quy trình, giấy màu, tờ bìa khổ A4, hồ… - HS: Giấy màu, thước, kéo, hồ III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1. Thực hành Làm lọ hoa gắn tường (30’) - GV gọi 2 Hs lần lượt nhắc lại qui trình - GV nhận xét nhắc lại các bước Bước 1. Gấp phần giấy làm đế lọ hoa gắn tường và gấp các nếp gấp cách đều Bước 2. Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi nếp gấp làm thân lọ hoa Bước 3. Làm thành lọ hoa gắn tường - GV cho HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng 3. Hoạt động 3. Đánh giá (5’) - GV – Hs đánh giá sản phẩm HS theo 2 mức: + Hoàn thành: A, A+ + Chưa hoàn thành: B - Tiết sau trang trí tiếp - HS để dụng cụ lên bàn - 2 HS nhắc lại - HS thực hành - HS trưng bày sản phẩm IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHs thích sản phẩm mình làm ra - Chuẩn bị bài: Làm lọ hoa gắn tường (tt) - NX tiết học THỨ 4. NS: 8. 3. 2010 ND: 10.3.2010 Tiết 27 LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 3) I. Mục tiêu - Biết cách làm lọ hoa cắm tường. - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. II. Đồ dùng dạy học - GV: Mẫu lọ hoa gắn tường, một lọ hoa gắn tường đã gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa. Tranh quy trình, giấy màu, tờ bìa khổ A4, hồ… - HS: Giấy màu, thước, kéo, hồ III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1. Thực hành Làm lọ hoa gắn tường (32’) - GV gọi 2 Hs lần lượt nhắc lại qui trình - GV nhận xét nhắc lại các bước Bước 1. Gấp phần giấy làm đế lọ hoa gắn tường và gấp các nếp gấp cách đều Bước 2. Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi nếp gấp làm thân lọ hoa Bước 3. Làm thành lọ hoa gắn tường - GV cho HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng - HS trang trí lọ hoa 3. Hoạt động 3. Đánh giá (5’) - GV – Hs đánh giá sản phẩm HS theo 2 mức: + Hoàn thành: A, A+ + Chưa hoàn thành: B - HS để dụng cụ lên bàn - 2 HS nhắc lại - HS thực hành - HS trưng bày sản phẩm IV. Củng cố – Dặn dò - HS nhắc lại tựa bài - GDHs thích sản phẩm mình làm ra - Chuẩn bị bài: Làm đồng hồ để bàn (tiết 1) - NX tiết học Tiết 28 LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 1) I. Mục tiêu - Biết cách làm đồng hồ để bàn - Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối - Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ trang trí đẹp II. Đồ dùng - Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy, 1 mẫu thật. Tranh quy trình. Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước… III. Các hoạt động dạy và học A. Bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Hôm nay chúng ta tập làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. 2. Hoạt động 1: HD quan sát và nhận xét (10’) - Giới thiệu đồng hồ mẫu + Hình dạng, màu sắc đồng hồ thế nào? + Tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ + Có giống đồng hồ thật hay không? * Liên hệ thực tế: + Đồng hồ có những bộ phận nào? + Tác dụng của đồng hồ? - Nhận xét, chốt. 3. Hoạt động 2: GV Hướng dẫn mẫu (23’) - Treo quy trình + Ycầu HS nhận xét các bước. - Thao tác mẫu và hướng dẫn từng bước * Bước 1: Cắt giấy - Cắt 2 tờ giấy dài 24 ô, rộng 16 ô làm khung. - Cắt 1 tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô làm chân đỡ. - Cắt 1 tờ giấy trắng dài 14 ô, rộng 8 ô làm mặt đồng hồ. * Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ). - Làm khung đồng hồ: + Gấp đôi chiều dài tờ giấy dài 24 ô, rộng 16 ô, miết thành đường gấp. + Mở giấy ra, bôi hồ 4 mép và giữa tờ giấy. Gấp lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho 2 nửa tờ giấy dính vào nhau. +Tiếp tục gấp lên 2 ô theo dấu gấp (phía có 2 mép giấy). - Làm mặt đồng hồ: + Gấp tờ giấy làm mặt đồng hồ thành 4 phần bằng nhau, lấy điểm giữa và 4 điểm đánh số trên mặt. + Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa và 4 điểm đánh dấu. Viết số 3, 6, 9, 12 vào. + Cắt, dán hoặc vẽ kim giờ, phút, giây từ điểm giữa hình. - Làm đế đồng hồ: + Đặt dọc tờ giấy (24 ô, 6 ô), mặt kẻ ô ở trên, gấp lên 6 ô theo dấu gấp. + Gấp tiếp 2 lần nữa, bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại. + Gấp 2 cạnh dài theo đường dấu gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi, miết thẳng. Mở ra, vuốt lại để tạo chân đế. - Làm chân đỡ đồng hồ: + Gấp tờ giấy vuông lên 2 ô rưỡi. Gấp tiếp 2 lần như vậy nữa. Bôi hồ nếp gấp cuối, dán lại. + Gấp lên 2 ô theo chiều rộng, miết kĩ. * Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh - Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ: + Đặt ướm tờ giấy làm mặt vào khung cho đều các mép, đánh dấu. + Bôi hồ, dán đúng vị trí. - Dán khung vào đế: + Bôi hồ mặt trước phần gấp lên 2 ô của khung, dán vào đế sao cho mép ngoài cùng bằng với mép của chân đế. - Dán chân đỡ vào mặt sau khung: + Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của chân đỡ, dán vào mặt giữa đế, bôi hồ tiếp đầu còn lại của chân đỡ và dán vào mặt sau khung. - HS nghe - HS quan sát và nhận xét. - HS trả lời - HS quan sát GV cắt giấy mẫu đồng hồ - HS quan sát GV làm mẫu khung đồng hồ - HS quan sát GV làm mẫu mặt đồng hồ. - HS quan sát GV làm đế đồng hồ. - HS quan sát GV làm chân đỡ đồng hồ - HS quan sát GV hoàn chỉnh đồng hồ IV. Củng cố – Dặn dò - Dặn dò HS tập làm đồng hồ bẳng giấy màu - Chuẩn bị hồ dán, kéo, thủ công, bìa cứng để làm đồng hồ để bàn (tt) - NX tiết học

File đính kèm:

  • docTUAN 19- 28.doc