BÀI : THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I (Bài 1-bài5)
LỚP NĂM
I.Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức về các chuẩn mực hành vi :tự hào là học sinh lớp 5, có trách nhiệm về việc làm của mình , vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống , trách nhiệm của mỗi người đối với dòng họ, tổ tiên.
- Củng cố kĩ năng thực hiện các chuẩn mực hành vi trên.
- Có trách nhiệm về việc làm của mình , biết quý trọng tình bạn , cảm phục những tấm gương có ý chí vươn lên , phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, nhớ ơn tổ tiên.
II.Chuẩn bị :
- GV vàHS sưu tầm tranh ảnh “Những hoạt động dưới mái trường Tiểu Học”
- GV : Những mẫu giấy băng rôn , chuẩn bị một số câu thành ngữ , tục ngữ.
- HS : Bài hát, bài thơ, câu chuyện có chủ đề gia đình .
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5418 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thực hành kỹ năng lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI : THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I (Bài 1-bài5)
LỚP NĂM
I.Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức về các chuẩn mực hành vi :tự hào là học sinh lớp 5, có trách nhiệm về việc làm của mình , vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống , trách nhiệm của mỗi người đối với dòng họ, tổ tiên.
- Củng cố kĩ năng thực hiện các chuẩn mực hành vi trên.
- Có trách nhiệm về việc làm của mình , biết quý trọng tình bạn , cảm phục những tấm gương có ý chí vươn lên , phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, nhớ ơn tổ tiên.
II.Chuẩn bị :
- GV vàHS sưu tầm tranh ảnh “Những hoạt động dưới mái trường Tiểu Học”
- GV : Những mẫu giấy băng rôn , chuẩn bị một số câu thành ngữ , tục ngữ.
- HS : Bài hát, bài thơ, câu chuyện có chủ đề gia đình .
III.Hoạt động dạy-học chủ yếu :
*Hoạt động 1: Giới thiệu tranh ảnh
Mục tiêu : Củng cố những hiểu biết về sự quan trọng của học sinh lớp 5và trách nhiệm của HS đối với trường lớp , bạn bè
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm ,giới thiệu tranh ảnh có nội dung”Những hoạt động dưới mái trường Tiểu học “ mà bản thân đã sưu tầm được, cùng nêu nội dung ,ý nghĩa , và trả lời các câu hỏi :
1) Bạn đã làm gì trong các hoạt động đó?( hình ảnh của lớp mình)
2) Bạn có thể làm gì nếu bạn có mặt trong những hoạt động đó?(tranh ảnh sưu tầm )
3) Theo bạn , học sinh lớp 5 có vị thế như thế nào trong trường Tiểu học ?
4) Bạn làm gì để thể hiện bạn là người có trách nhiệm đối với trường lớp của mình ,thể hiện sự thân ái của mình đối với bạn bè?(tuân thủ mọi nội qui nhà trường đề ra , thamgia tích cực các hoạt động , tạo thành tích cho tập thể, giúp bạn cùng tiến bộ,…)
- Kết luận : Tự hào mình là HS lớp 5, là lớp lớn nhất của trường.Từ đó, các em phải biết đoàn kết, thân ái với nhau , cùng góp công sức trong mọi hoạt động của nhà trường .
*Hoạt động 2 : Động não
Mục tiêu : Học sinh yêu quí trường lớp , có trách nhiệm về mọi việc làm của mình , có ý chí vươn lên trong cuộc sống .
- Giáo viên phân nhóm ngẫu nhiên rồi yêu cầu học sinh hãy suy nghĩ thảo luận ghi ra giấy những khẩu hiệu hành động có ý nghĩa về việc có trách nhiệm đối với những việc làm của bản thân , về ý chí vượt khó vươn lên (, yêu trường , quí thầy , mến bạn , chăm học thích hoạt động , trường học là ngôi nhà thứ hai , có ý chí thì dễ thành công , có chí thì nên, sẵn sàng giúp bạn vượt khó….)
- Học sinh gắn lên bảng , đọc và giải nghĩa nội dung ý nghĩa các khẩu hiệu hành động .
- Nhận xét - Trao đổi ý kiến - Tuyên dương
-Kết luận : Con người muốn thành công trong cuộc sống cần phải có ý chí vươn lên , có trách nhiệm đối với từng việc làm của mình .
*Hoạt động 3 : Hát , đọc thơ hoặc kể chuyện
Mục tiêu : Học sinh tự hào về gia đình , dòng họ của mình và từ đó phát huy truyền thống tốt đẹp cùa tổ tiên .
- Học sinh lần lượt xung phong hát, đọc thơ hoặc kể về người thân .(Bài hát:Cho con , Lòng mẹ Cả nhà thương nhau,Làm anh,….)
Các bạn hỏi thêm : Bạn đã làm gì cho người thân vui lòng và tự hào về mình ?
- Kết luận : Các em không ngừng tu dưỡng rèn luyện bản thân trở thành người có ích cho xã hội chính là đã thể hiện lòng biết ơn tổ tiên ,ông bà mình .
Dù ai đi ngược,về xuôi
Trong lòng vẫn nhớ cội nguồn tổ tiên
* Hoạt động tiếp nối : Học phải hành, hãy thực hiện như bài đã học .
BÀI : THỰC HÀNH KY NĂNG CUỐI HỌC KÌ I (Bài 6-bài 8)
LỚP NĂM
I.Mục tiêu :
- Củng cố lại vốn hiểu biết một số chuẩn mực hành vi ứng xử trong xã hội :Kính già ,yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, hợp tác với những người xung quanh.
- Biết thực hiện một số hành vi chuẩn mực đã học.
- Yêu quí em nhỏ , kính trọng người già , phụ nữ, có thái độ hợp tác với những người xung quanh .
II.Chuẩn bị :
- Một số bảng nhóm- 1bảng phụ có kẽ sẵn mẫu kế hoạch.
- Một số bài hát theo chủ đề em nhỏ, cụ già, phụ nữ.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu :
* Hoạt động 1 : Trình diễn văn nghệ
Mục tiêu : Củng cố khắc sâu kiến thức , tình cảm đốivới em nhỏ, cụ già, phụ nữ
- HS trao đổi ,tự phân công rồi giới thiệu các bạn lần lượt lên trình diễn bài hát , thơ hoặc một câu chuyện có nội dung về em bé ,cụ già , phụ nữ(Bé bòng bong, Những em bé ngoan, Mồng tám tháng ba…) -Nêu cảm nghĩ và trả lời khi các bạn phỏng vấn những nội dung có liên quan đến nội dung tiết mục của nhóm hoặc của cá nhân .
- Giáo viên nhận xét , tuyên dương .
-Kết luận : Trong cuộc sống, kính già ,yêu trẻ ,tôn trọng phụ nư là nét đẹp văn hoá cần phát huy .
*Hoạt động 2 : Lập kế hoạch hợp tác
Mục tiêu : Củng cố ý thức hợp tác với những người xung quanh , có thái độ yêu quý em nhỏ, kính trọng người già, tôn trọng phụ nữ.
- Học sinh nhớ lại và nêu lên những ngày lễ: ngày người cao tuổi (1/10), ngày quốc tế thiếu nhi(1/6) , ngày Phụ nữ Việt Nam(20/10) , ngày Tết trung thu(rằm tháng tám )…
- Giáo viên phân nhóm ngẫu nhiên
- GV chỉ định hoặc cho HS bốc thăm rồi lập kế hoạch một trong các ngày lễ trên theo mẫu:
+ Mục tiêu :
+ Chuẩn bị :
+ Công việc :
Thời gian
Công việc
Những người thực hiện
- Học sinh tiến hành lập kế hoạch, ghi bảng nhóm, gắn lên bảng , thuyết trình , cả lớp nhận xét
- Giáo viên tuyên dương .
GV hỏi thêm :Để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, chúng ta phải hợp tác như thế nào?
- Kết luận : Tổ chức các ngày kỷ niệm trên có ý nghĩa cũng là thể hiện : Kính già , yêu trẻ , tôn trọng phụ nữ . Trong công việc tập thể , các em cần hợp tác chặt chẽ, phát huy tính tập thể cao. Không chỉ công việc được thực hiện một cách nhanh chóng , hiệu quả mà sự hợp tác còn đem lại sự đoàn kết , niềm vui cho mọi người .
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Kết luận chung :
Nếu cả xã hội đều biết hợp tác với nhau chăm lo cho những người già , em nhỏ , phụ nữ thì cuộc sống sẽ rất tốt đẹp, hạnh phúc .
* Hoạt động nối tiếp : Quan tâm giúp đỡ những người xung quanh.
BÀI : THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II( Bài 9- 11)
LỚP NĂM
I.Mục tiêu :
- Củng cố hiểu biết một số chuẩn mực hành vi về tình yêu quê hương ,đất nước ,UBND xã.
- Củng cố kĩ năng thực hiện các chuẩn mực hành vi trên..
- Tự hào về quê hương đất nước Việt Nam và chấp hành tốt những quy định của chính quyền địa phương .
II.Chuẩn bị:
HS: - Giấy thủ công trắng
- Tranh vẽ chủ đề quê hương, đất nước .
- Chuẩn bị một số bài hát , bài thơ về quê hương , đất nước.
III.Hoạt động dạy, học chủ yếu:
Khởi động : Hát múa “Quê hương tươi đẹp”
* Hoạt động 1 : Máy bay hiểu biết
Mục tiêu : Củng cố sự hiểu biết và thái độ khi tham gia hoặc liên hệ làm việc với UBND xã.
- HS phân nhóm ngẫu nhiên.
- GV yêu cầu nhóm gấp “Máy bay hiểu biết “, cánh và thân máy bay sẽ ghi những việc cần đến UBND xã giải quyế hoặc những việc cần tham gia.
- Nhóm thực hiện- Đại diện lên trình bày.-Tuyên dương
- Nhận xét - Chất vấn thêm nếu chưa rõ.
GV hỏi thêm : Khi tham gia hoặc làm việc với UBND xã, các em cần có thái độ như thế nào?
-Kết luận :
Tất cả mọi người cần thể hiện lịch sự , tôn trọng và giúp đỡ UBND xã làm việc.
*Hoạt động 2 : Triễn lãm tranh
Mục tiêu : Củng cố tình yêu quê hương đất nước .
- Học sinh trình bày sản phẩm chủ đề “ Quê hương-Đất nước “ theo nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày , cả lớp nhận xét ,phỏng vấn .
-Kết luận :
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người
*Hoạt động 3 : Biểu diễn văn nghệ
Mục tiêu : Tự hào về quê hương, đất nước .
- Giáo viên nêu yêu cầu trình diễn các bài hát , bài thơ có chủ đề “ Quê hương-Đất nước “ .Học sinh chuẩn bị để trình diễn
- Học sinh trình diễn những bài hát thuộc chủ đề (Ví dụ:Trẻ em hôm nay , thế giới ngày mai ; quê hương tươi đẹp , …)
- Hỏi thêm ý nghĩa của bài hát –Tuyên dương.
Kết luận chung :
Chúng ta yêu quê hương , tự hào về quê hương thì phải cố gắng học tập để mai sau góp phần xây dựng đất nước đẹp, giàu.
*Hoạt động tiếp nối : Hãy làm những việc phù hợp tại địa phương nhằm thể hiện tình yêu quê hương , đất nước
BÀI : GIÚP ĐỠ CÁC CHÚ CÔNG AN LÀM NHIỆM VỤ
LỚP NĂM
I.Mục tiêu :
- HS biết giúp đỡ các chú công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong xã hội là trách nhiệm chung của mỗi công dân trong đó có các em ở lứa tuổi thiếu niên .
- Biết cách xử lý khi phát hiện kẻ gian .
- Có tinh thần cảnh giác phòng gian cao.Có ý thức trong việc giúp đỡ các chú công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh , trật tự xã hội .
II .Chuẩn bị :
- SGK đạo đức 5 cũ
III.Các hoạt động dạy –học chủ yếu :
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin
Mục tiêu : Biết một số biểu hiện của hành vi phạm pháp và hiểu vì sao phải báo các chú công an .
- Giáo viên kể lại chuyện “Khách không mời mà đến”
Màn đêm đã buông xuống sân ga. Vì có việc riêng , em Nguyễn đang lững thững đi trên đường cái.
Một nhóm người mặc đồ đen , vẻ khả nghi xuất hiện rồi vụt rẽ vào nhà ông Đang.Khách vừa vào thì cánh cửa đóng sập lại . Sự việc đó làm cho Nguyễn phải lưu ý.
Em đang mải suy nghĩ thì có tiếng xì xào sau một toa tàu , rồi một ánh đèn pin loé lên.
Nguyễn nép người vào bên một góc tường , theo dõi. Anh đèn vòng qua toa xe rồi tắt ngấm và sau đó là những tiếng đập vào thành xe rất gấp…Nguyễn hồi hộp…”Hẳn là quân gian âm mưu ăn cắp hàng của nhà nước ; phải đi báo cho các chú công an biết !”. Nhưng em chợt nghĩ :”Đường còn xa , mình quay lại thì chúng đã tẩu thoát rồi!”. Em đành nán lại.
Kẻ gian cạy xong cửa toa, vần xuống ba kiện hàng rồi vác đi như chạy. Qua hình dáng , Nguyễn nhận ra một tên lưu manh trong phố. Nguyễn lao theo. Trong đêm tối mờ ảo, những bóng đen lúc ẩn , lúc hiện rồi mất hút trong nhà ông Đang…
Thế là bọn gian phi bị vạch măt. Tinh thần cảnh giác cao và ý thức bảo vệ tài sản nhà nước của chú bé Nguyễn được đồn công an biểu dương nhiệt liệt.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi và phát biểu :
1) Nguyễn đã gặp chuyện gì khi đi trên đường vào đêm tối ?(gặp một nhóm người khả nghi).
2) Vì sao Nguyễn không đi báo ngay cho các chú công an khi phát hiện kẻ gian ? Đến khi nào Nguyễn mới chịu đi báo ?(Nguyễn theo dõi chúng làm gì và trốn vào đâu mới chịu đi báo công an ).
3) Việc làm của Nguyễn có ý nghĩa gì ?(Nêu cao tinh thần cảnh giác và có ý thức bảo vệ tài sản nhân dân )
Giáo viên yêu cầu cả lớp :
- Em biết những việc làm nào là phạm pháp cần phải báo cho cơ quan công an?(đá gà , đánh bài ăn tiền , trấn lột …)
- Vì sao phải khai báo cơ quan công an ?( Vì công an có chức năng ,quyền hạn ngăn chặn , xử lý các hành vi phạm pháp).
- Nếu em thấy những việc làm phạm pháp mà không báo kịp thời cho cơ quan công an thì điều gì sẽ xảy ra ?( hành vi phạm pháp trót lọt sẽ làm thiệt hại đến tài sản nhân dân và làm mất thời gian của các chú công an trong quá trình thi hành nhiệm vụ ).
Kết luận : Các em là những chủ nhân tương lai của đất nước , các em phải nêu cao tinh thần cảnh giác và có ý thức bảo vệ tài sản của nhân dân , gia đình …. Tuy nhiên , các em phải khéo léo xử lý để tránh va chạm kẻ xấu, gây nguy hại bản thân .
*Hoạt động 2 : Xử lý tình huống .
Mục tiêu : Biết cách xử lý khi gặp kẻ xấu hoặc phát hiện những hành vi phạm pháp .
- Chia lớp thành 3 nhóm ngẫu nhiên , giao tình huống , học sinh thảo luận , phát biểu .
Các tình huống như sau :
1/ Phát hiện một nhóm thanh niên đang tụ tập đá gà sát phạt nhau ,em sẽ làm gì ?( Trực tiếp vào trụ sở công an gần nhất hoặc điện thoại đến trụ sở ,nếu có người lớn em sẽ nhờ họ báo giùm).
2/ Có một người ngày nào cũng cầm cái túi nhỏ đi hết nhà này đến nhà khác , em biết chắc chắn người đó chuyên đi ghi số đề . Em sẽ làm gì ?(cho người lớn biết để báo cơ quan công an,…)
3/ Trên đường đi học , em thường gặp các em học sinh nhỏ bị một nhóm thanh niên trấn lột tiền bạc . Em sẽ làm gì ?(Báo công an hoặc nhờ người lớn , thầy cô báo công an ).
GV hỏi thêm : gặp những trường hợp phạm pháp , khi báo cơ quan công an em sẽ báo những nội dung gì ?( Địa điểm , thời gian , hành vi phạm pháp, số người tham gia… ).
Ghi nhớ :
Nhiệm vụ bảo vệ an ninh , trật tự xã hội là của cơ quan công an , nhưng nếu có sự giúp đỡ của nhân dân thì sẽ ngăn chặn kịp thời hơn những hành vi phạm pháp .
*Hoạt động 3 : Liên hệ , tự liên hệ .
Mục tiêu : Học sinh tự đánh giá bản thân và người khác qua những việc đã làm được , chưa làm được với việc góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội .
- GV nêu yêu cầu .
- Học sinh trao đổi nhóm đôi .
- Học sinh phát biểu –Các bạn khác phỏng vấn, chất vấn .
-Kết luận : Mỗi người là một thành viên xã hội , tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn xã hội “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
Hoạt động tiếp nối : Hãy thực hiện như bài đã học và tuyên truyền vận động cùng mọi người xung quanh .
BÀI : ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
LỚP NĂM
I.Mục tiêu :
1. Học sinh hiểu :
- Công lao to lớn của thương binh , liệt sĩ , Mẹ Việt Nam anh hùng , gia đình có công với Cách mạng .
- Trách nhiệm của mỗi người là biết ơn, quan tâm , giúp đỡ các thương binh , liệt sĩ , Mẹ Việt Nam anh hùng , những người có công với đất nước .
2. Biết thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động cụ thể .
3. Biết ơn thương binh liệt sĩ , đồng tình với những việc làm đền ơn đáp nghĩa .
II.Chuẩn bị :
- GV :
+ Tìm hiểu một số việc làm cụ thể thể hiện những chính sách của Đảng đối với TBLS, Mẹ VN anh hùng, gia đình có công với CM.
+ Một số bảng phụ có sẵn nhuỵ hoa tròn có đường kính từ 15cm-20cm đã ghi sẵn nội dung(HĐ2)
- HS :
+ Tìm hiểu thông tin theo chủ đề” Đền ơn đáp nghĩa “(HĐ1)-Bài hát , bài thơ, câu chuyện (HĐ3)
+ Mỗi HS chuẩn bị một hình tròn bằng giấy trắng có đường kính 15-20cm
III.Các hoạt động dạy , học chủ yếu :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin .
Mục tiêu : Học sinh hiểu những công lao to lớn của thương binh , liệt sĩ , Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với Cách mạng và biết trách nhiệm của mình đối với họ .
- Học sinh trình bày một số thông tin có nội dung trên theo nhóm –Chất vấn lẫn nhau :
+ Vì sao nhà nước có nhiều chính sách quan tâm vấn đề đền ơn đáp nghĩa?
+ Nếu không có những người hi sinh bảo vệ quê hương đất nước thì đất nước sẽ ra sao khi có giặc xâm chiếm?(bị mất nước, dân làm nô lệ…)
+ Trách nhiệm của mỗi người , mỗi học sinh phải làm gì đối vớithương binh ,liệt sĩ, Mẹ VN anh hùng, gia đình có công Cách mạng ?( mỗi người đều có nghĩa vụ đền ơn đáp nghĩa , kính trọng , biết ơn …)
Kết luận : Để có được nền độc lập thống nhất của Tổ quốc và cuộc sống tự do , hạnh phúc của nhân dân đó là nhờ sự hi sinh xương máu của TBLS, công lao to lớn của Mẹ VN anh hùng, gia đình có công với Cách mạng . Bổn phận của chúng ta là phải biết ơn và có những hành động thiết thực đền ơn đáp nghĩa đối với TBLS, Mẹ VN anh hùng, gia đình có công với Cách mạng.
*Hoạt động 2 : Trò chơi “Cánh hoa tình nghĩa”
Mục tiêu : Học sinh biết được một số việc làm để bày tỏ lòng kính yêu biết ơn thương binh ,liệt sĩ , Mẹ VN anh hùng, gia đình có công với Cách mạng.
- GV chia nhóm.
- GV giao cho mỗi nhóm 1 bảng phụ có gắn sẵn 1 nhuỵ hoa có nội dung :TBLS,MẹVNAH, GĐ có công CM.
- Yêu cầu các nhóm gắn những cánh hoa tình nghĩa có ghi việc làm ĐƠĐN (mỗi cánh 1 việc làm cụ thể , các cánh hoa có nội dung không trùng nhau).
- HS làm việc theo nhóm .
- Gắn bảng nhóm lên bảng .
- GV hướng dẫn nhận xét –Tuyên dương nhóm nêu được nhiều việc làm ý nghĩa nhất
TBINH,BÀ MẸ VNAH
LIẾTĨ
LIỆT SĨ
1/ Em hãy cho biết ngày kỉ niệm thương binh liệt sĩ ?(27-07)
2/ Địa phương em đã tổ chức ngày đó như thế nào ?(Tổ chức long trọng , mời tất cả các thương binh , bà mẹ Việt Nam anh hùng , gia đình chính sách dự lễ , có tổ chức tặng hoa , tặng quà cùng những lời biết ơn chân thành và những lời động viên an ủi phù hợp) .
-Kết luận chung : “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” ,học sinh chúng ta có bổn phận biết ơn những người đã hy sinh cho đất nước sinh tồn, thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm thiết thực , và phải cố gắng học để lớn lên xây dựng đất nước giàu đẹp .
GV hoặc HS hát 1 bài có nội dung phù hợp.
* Hoạt động tiếp nối : Thường xuyên có những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với TBLS, Mẹ VNAH, gia đình có công vớ CM ở địa phương.
BÀI : TÔN TRỌNG GIAO THÔNG Ở ĐỊA PHƯƠNG EM
LỚP NĂM
I.Mục tiêu :
- Hiểu vì sao cần tôn trọng giao thông đường bộ ở địa phương
- Biết một số biểu hiện tôn trọng giao thông khi tham gia giao thông đường bộ ở địa phương.
- Có ý thức thực hiện và có thái độ đồng tình với những người biết tôn trọng giao thông .
II.Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi sẵn bài thơ ( HĐ2) - Bảng giấy ghi khẩu hiệu ( HĐ 3).
- Một số thông tin về tai nạn giao thông tại địa phương .
III.Hoạt động dạy ,học chủ yếu :
Khởi động : Hát và biểu diễn bài hát “Em tập lái ôtô”
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin .
Mục tiêu : Hiểu vì sao phải tôn trọng giao thông đường bộ ở địa phương.
- Học sinh kể hoặc nêu một số trường hợp tai nạn giao thông ngay tại địa phương mình và cho thấy hậu quả của nó.
- GV đặt câu hỏi-HS thảo luận:
- Câu hỏi1 : Theo em , nguyên nhân nào khi tham gia giao thông ở địa phương em lại xảy ra tai nạn như vậy ?(đường hẹp, gồ ghề, nhiều cầu cống , hai bên là sông và vuông tôm ….)
- Câu hỏi 2 : Vậy để hạn chế tai nạn khi tham gia giao thông , em phải làm sao?(ý thức của các em :không đùa giớn, không phóng nhanh vượt ẩu , ….)
- Kết luận : Điều kiện đường bộ ở địa phương ta còn nhiều khó khăn .Mọi người cần cẩn thận khi tham gia giao thông .
*Hoạt động 2 : Chọn lựa “Nên- Không nên “
Mục tiêu : Học sinh biết một số biểu hiện tôn trọng luật giao thông và những hoạt động nên tránh khi tham gia giao thông .
- Giáo viên gắn bảng phụ có sẵn bài thơ, gạch chân (viết xanh ) những từ có ý nghĩa “nên” và “không nên” khi tham gia giao thông .
Đi xe đạp phải cần đảm bảo,
Đủ chuông, phanh, đèn tốt trước sau ,
Không được đùa giỡn đuổi nhau ,
Cũng đừng hối hả đi mau lấn đường ,
Gặp xe máy phải nhường ,phải tránh ,
Quãng đường đông chớ lách ,chớ chèn,
Cấm chở một lúc hai em ,
Muốn lai em nhỏ phải thêm ghế ngồi ,
Không phóng xe từ sân ra ngõ
Muốn quẹo cua phải nhớ xin đường ,
Không đi xe hàng ngang nói chuyện
Chớ buông tay sĩ diện khoe tài,
Trên đường không bá vai bá cổ,
Chớ bám vào xe có động cơ
Trẻ em dưới mười hai tuổi chẵn ,
Cấm đi xe người lớn lênh khênh ,
An toàn !xin nhắc cùng ai
“Tài” mà bất cẩn thì”tai” có ngày.
(Trích trong cuốn TLGD LLGT) - Học sinh thảo luận nhóm đôi – ghi ra nháp thành hai cột .
NÊN
KHÔNG NÊN
Đủ chuông,phanh,đèn;nhường,tránh ,xin đường
Đùa giỡn,đuổi nhau,hối hảđi mau,lách ,chen, chở một lúc 2em,phóng xe,đi xe,
hàng ngang,nói chuyện ,buông tay,bá cổ,bám vào xe,đi xe người lớn.
- Học sinh nêu - Giáo viên dùng viết đỏ gạch chân một lần nữa những từ chỉ hành động “nên”.
- Cho học sinh đọc lại mỗi nội dung “nên”, “không nên”.
-Kết luận : Không chỉ tham gia giao thông đường bộ ở địa phương , mà cả ở mọi nơi, chúng ta cũng cần chú ý những nguyên tắc như thế .
*Hoạt động 3 : Động não
Mục tiêu : Học sinhn củng cố ý thức an toàn khi tham gia giao thông .
- Giáo viên phân nhóm ngẫu nhiên rồi yêu cầu học sinh hãy suy nghĩ ghi ra những khẩu hiệu tuyên truyền , khẩu hiệu hành động với nội dung an toàn giao thông vào các giấy băng rôn.
- Học sinh gắn lên bảng , đọc và giải thích ý nghĩa câu đó .Cả lớp nhận xét .-Giáo viên tuyên dương .
Kết luận chung :
An toàn là bạn
Tai nạn là thù
Hãy luôn ghi nhớ
Chấp hành giao thông .
Hoạt động tiếp nối : Thực hiện đúng luật lệ giao thông ở mọi lúc ,mọi nơi.
BÀI : THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II( Bài 12-16)
LỚP NĂM
I.Mục tiêu :
- Củng cố sự hiểu biết về các chuẩnmực hành vi đạo đức về hoà bình, về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức nà, về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Thực hiện được một số chuẩn mực hành vi trên .
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , yêu hoà bình , tích cực tìm hiểu về tổ chức LHQ
II.Chuẩn bị:
- GV :
+ Tìm hiểu thêm về tổ chức LHQ qua báo đài, SGVĐĐ trang 70 (HĐ1)
+ Một số phiếu chuẩn bị cho trò chơi “Nếu - thì” (HĐ2)
- Một số mẩu giấy và bút lông dùng ghi khẩu hiệu (HĐ3)
III.Hoạt động dạy – học chủ yếu :
*Hoạt động 1: Thuyết trình
Mục tiêu : Khắc sâu sự hiểu biết về tổ chức Liên Hợp Quốc.
GV tổ chức cho cả lớp làm BT số 4 trong VBTĐĐ5 trang 29(Nếu đã dạy rồi thì tìm hoạt động khác cho phù hợp).
- GV hỏi :
+ Sự ra đời của tổ chức Liên hợp Quốc (SGV trang 70,71,72,)
+ VN gia nhập LHQ khi nào?
+ Quan hệ VN đối với LHQ có gì mới?(Tổng thư ký mới Ban- ki- mun;VN là thành viên không thường trực của HĐ bảo an LHQ nhiệm kì 2007-2008)
-Kết luận : Chúng ta cần tôn trọng và hợp tác với các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam thực hiện các hoạt động vì hoà bình , công bằng và tiến bộ xã hội .
*Hoạt động 2: Trò chơi “Nếu-thì”
Mục tiêu : Củng cố tình yêu hoà bình , ghét chiến tranh..
- Giáo viên chia hai đội-GV nêu từng ý nội dung “Nếu” , Các đội xen kẽ trả lời .Nếu đội nào “bí “ sẽ thua .(vế “thì “ không được trùng lắp) .
+ Nếu đất nước có chiến tranh thì …
+ Nếu thế giới không còn chiến tranh thì …
+ Nếu mọi người đều ghét chiến tranh thì …
+ Nếu đất nước được hoà bình thì …
- Nhận xét – Tuyên dương.
- Kết luận : Có hoà bình ,độc lập ,tự do -Nhân dân ấm no ,hạnh phúc.
*Hoạt động 3 : Động não .
Mục tiêu : Khắc sâu ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
- Giáo viên phân nhóm ngẫu nhiên rồi yêu cầu học sinh hãy suy nghĩ và ghi ra những khẩu hiệu tuyên truyền, hành động nhằm kêu gọi tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vào giấy băng rôn (Tấc đất –tấc vàng ;rừng vàng , biển bạc ; không xài nước bừa bãi, Xanh-Sạch-Đẹp…)
- Nhóm thực hiện –Gắn lên bảng – Đọc và giải thích ý nghĩa .
- Giáo viên tuyên dương .
Kết luận :
Vì tương lai của tất cả mọi người , chúng ta hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên .
*Hoạt động tiếp nối : Tuyên truyền cho mọi người cùng hưởng ứng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , hưởng ứng các hoạt động bảo vệ hoà bình.
File đính kèm:
- LOP 5.doc