Trẻ được hít thở không khí trong lành. Thực hiện nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục sáng theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ thực hiện tự tin, khéo léo và biết giữ thăng bằng và phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện vận động cơ bản: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, Ném trúng đích bằng một tay, Chuyền bóng qua đầu, Bật nhảy từ trên cao xuống ( 40 – 45cm).
- Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi vận động và các trò chơi dân gian, nhớ và biết nhắc lại cách chơi.
- Phát triển khả năng vận động và khả năng phối hợp vận động với các giác quan trên cơ thể.
- Phát triển các tố chất thể lực: Nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ.
50 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2219 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Thực hiện chủ đề: Thế giới thực vật (thời gian thực hiện: 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch thực hiện chủ đề: thế giới thực vật
Thời gian thực hiện: 4 tuần
(Từ ngày 3/01/ – 28/ 01/2011 )
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Lĩnh vực phát triển thể chất
1. Phát triển vận động:
* Thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
* Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động
* Thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay
2. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
- Trẻ được hít thở không khí trong lành. Thực hiện nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục sáng theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ thực hiện tự tin, khéo léo và biết giữ thăng bằng và phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện vận động cơ bản: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, Ném trúng đích bằng một tay, Chuyền bóng qua đầu, Bật nhảy từ trên cao xuống ( 40 – 45cm).
- Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi vận động và các trò chơi dân gian, nhớ và biết nhắc lại cách chơi.
- Phát triển khả năng vận động và khả năng phối hợp vận động với các giác quan trên cơ thể.
- Phát triển các tố chất thể lực: Nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ.
- Thực hiện tốt các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay, phối hợp được các cử động tay trong một số hoạt động vẽ, nặn, xé dán, cắt, đan lát.
- Giúp trẻ biết ích lợi của một số thực phẩm nguồn gốc thực vật với sức khoẻ bản thân.
- Hình thành cho trẻ một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi tốt trong ăn uống (Ăn quả được rửa sạch, gọt vỏ, thức ăn chín đã được chế biến...)
- Biết lựa chọn, sử dụng, biết ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết, thực hiện tốt các kỷ năng đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng...
- Biết được giá trị, lợi ích của các loại rau, củ, quả, cây và cách bảo quản.
- Trẻ tập các động tác:
+ Hô hấp: Thổi bóng
+ Tay: 2 tay đưa lên cao sang ngang.
+ Chân: Đưa ra trước khịu gối
+ Bụng lườn: Nghiêng người sang hai bên
+ Bật: Bật chân trước chân sau.
- Vận động: Thực hiện các vận động cơ bản:
+ Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
+ Ném trúng đích bằng một tay
+ Chuyền bóng qua đầu
+ Bật nhảy từ trên cao xuống ( 40 – 45cm)
- TCVĐ: Chuyền bóng qua hông; cướp cờ; Chung sức cùng đồng đội; Lăn bóng và di chuyển theo bóng
- TCDG:
Rồng rắn lên mây, lên bờ xuống ruộng, ô ăn quan, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồng, giặt chiếu...
- Nặn các loại quả, vẽ vườn rau, vẽ hoa mùa xuân, vẽ vườn cây ăn quả.
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
- Làm quen một số thao tác trong chế biến món ăn, thức uống từ các thực vật như: rửa, thái rau, gọt vỏ, pha nước...
- Tiếp tục luyện tập các kỷ năng đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng...
- Lợi ích của các loại rau, củ, quả, cây và cách bảo quản: Đồ tươi, đóng hộp, để lạnh.
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Khám phá khoa học
Làm quen với toán
- Quan sát, hiểu và giải thích được quá trình phát triển của cây, biết phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa sự phát triển cây cối với môi trường sống của cây (Đất, nước, không khí, ánh sáng).
- Biết được lợi ích của cây cối, thiên nhiên và môi trường sống đối với đời sống con người.
- Biết so sánh một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của một số cây, hoa, quả.
- Biết phân loại một số cây loại rau như: Rau ăn lá, ăn quả, ăn củ theo 2 -3 dấu hiệu theo loài, nơi sống và theo lợi ích của cây và giải thích tại sao (Tìm ra giấu hiệu chung của nhóm).
- Trẻ biết dùng vật để so sánh cao thấp của 3 đối tượng
- Trẻ biết nhận ra số 8, đếm được số lượng 8 và biết các chia 8 đối tượng thành 2 - 3 phần.
- Trẻ biết so sánh mối quan hệ số lượng trong phạm vi 8.
- Trẻ biết đo được độ dài sản phẩm với các dụng cụ đo khác nhau.
- Phát triển khả năng chú ý có chủ định, khả năng phân tích so sánh và tổng hợp. Phát triển ngôn ngữ toán học.
Trẻ khám phá thông qua các nội dung;
- Cây xanh quanh bé.
- Những loài hoa bé yêu
- Bé biết gì về các loại rau.
- Ngày tết cổ truyền.
- Quá trình phát triển của cây.
- Chăm sóc cây.
- So sánh ciều cao của 3 đối tượng.
- Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có số lượng 8. Nhận biết chữ số 8.
- Mối quan hệ trong phạm vi 8.
- Thêm bớt, chia 8 đối tượng thành 2-3 phần.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Nghe
Nói
Làm quen với đọc viết
- Biết lắng nghe nội dung câu chuyện, bài thơ, câu đố, bài hát về thế giới tực vật: Nghe các từ chỉ đặc điểm, ích lợi cây cối, hoa, quả,...
- Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Hiểu và làm theo 2 -3 yêu cầu liên tiếp.
- Biết sử dụng vốn từ của mình để miêu tả những điều trẻ quan sát được về các cây cối trong thiên nhiên, trong vườn trường, vườn nhà.
- Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân tại sao, vì sao.
- Trẻ nhận biết chính xác và phát âm chuẩn các chữ cái: b, d, đ
- Trẻ nhận biết đúng và phát âm tốt các chữ cái có trong các từ về cây, hoa, quả.
- Biết sao chép lại một số từ về thế giới thực vật.
- Có kỹ năng về cầm, lật, giỡ, đọc sách các câu chuyện về thế giới thực vật.
- Nghe đọc thơ: “ Hoa phượng, Cây cải nhỏ”; Nghe kể chuyện “ Sự tích mùa xuân” …
- Nghe câu đố và một số câu ca dao về chủ điểm.
- Đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch. Thảo luận, kể lại một số loại cây mà trẻ đã biết, đã quan sát được ở vườn trường, vườn nhà.
- Gọi tên cây, các bộ phận, đặc điểm của các loại cây, rau, hoa, quả.
- Làm quen các chữ cái: b, d, đ
- Tập tô chữ cái b, d, đ
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
(Tạo hình)
- Trẻ biết thể hiện được cảm xúc, tình cảm, kỹ năng tạo hình của mình về thế giới thực vật qua các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, dán, xé dán...
- Biết tận dụng sự đa dạng phong phú của môi trường cây xanh, với nguồn nguyên liệu từ lá, cành, hạt khô, các phế liệu để làm ra sản phẩm tạo hình phong phú về chủng loại.
Vẽ vườn cây ăn quả.
Nặn theo ý thích
Vẽ vườn rau của bé.
Vẽ vườn hoa mùa xuân.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
(Âm nhạc)
- Trẻ biết yêu thích cái đẹp và sự phong phú đa dạng của môi trường cây xanh, mùa xuân.
- Thể hiện được cảm xúc, tình cảm về thế giới thực vật, mùa xuân qua các bài hát: “Em yêu cây xanh, Hoa kết trái, Lý cây xanh, Lý cây bông,...” Và vận động múa.
NDTT - Hát: “ Em yêu cây xanh”
NDTT - VĐ: “ Quả”
NDTT- VĐ: “Lá xanh ”
Biểu diễn: “ Biểu diễn đón xuân”
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
- Trẻ biết lợi ích của các loại thực vật rất có ích cho xã hội.
- Biết chăm sóc và giữ gìn các vườn cây, rau và hoa trong trường.
- Biết yêu quý cây xanh và không bẻ cây hoặc phá hoại cây cối.
1. Phát triển tình cảm:
- ích lợi của cây xanh đối với con người.
- Biết thể hiện tình yêu thiên nhiên bằng cách trồng cây.
2. Phát triển kĩ năng xã hội:
- Lắng nghe, tôn trọng và phối hợp cùng bạn.
- Tưới nước và nhặt rác cho cây và vườn hoa.
- Yêu quý cây xanh, hoa…
Xây dựng Kế hoạch hoạt động học
Chủ đề: thế giới thực vật
Thời gian thực hiện: 4 tuần (3/01 - 28/01/2011)
Thứ ngày
Lĩnh vực
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Cây xanh
( Từ ngày 3 - 7/ 01/ 2011)
Một số loại hoa, quả
( Từ ngày 10 - 14/ 01/ 2011 )
Một số loại rau
( Từ ngày 17 - 21/ 01/ 2011)
Tết cổ truyền
( Từ ngày 24 - 28/ 01/ 2011)
2
Phát triển thể chất
( Thể dục )
Phát triển ngôn ngữ
( Văn học )
- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
Thơ: “ Hoa phượng”
- Ném trúng đích bằng một tay
Truyện: “ Sự tíclh cây khoai lang”
- Chuyền bóng qua đầu
Thơ : “Cây cải nhỏ”
- Bật nhảy từ trên cao xuống ( 40 – 45cm)
Truyện : “Sự tích mùa xuân ”
3
Phát triển nhận thức
(KPKH )
Cây xanh quanh bé.
Những loài hoa bé yêu.
Bé biết gì về các loại rau.
Ngày tết cổ truyền.
4
Phát triển ngôn ngữ
( LQVCC )
Làm quen với chữ cái: b, d, đ
Tập tô chữ cái b, d, đ
Phát triển thẩm mỹ
(Tạo hình)
- Vẻ vườn cây ăn quả.
- Nặn theo ý thích
- Vẻ vườn rau của bé.
- Nặn các đồ ăn trong ngày tết.
5
Phát triển nhận thức
(LQVT)
So sánh cao thấp 3 đối tượng.
Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có số lượng 8. Nhận biết số 8.
Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8.
Thêm bớt, chia 8 đối tượng làm 2 - 3 phần.
6
Phát triển TM
( Âm nhạc )
NDTT - Hát: “ Em yêu cây xanh”
NDTT-VĐ: “ Màu hoa“
NDTT – VĐ: “ Lá xanh”
NDTT: Biểu diễn “Đón xuân“
Triển khai Kế hoạch tuần
Kế hoạch tuần I: cây xanh
( Thời gian thực hiện từ ngày 3- 7/ 01/ 2011)
Ngày
Hoạt động
Thứ 2
( 3/ 01)
Thứ 3
(4/01)
Thứ 4
(5/01)
Thứ 5
(6/01)
Thứ 6
(7/01)
Đón trẻ, thể dục sáng
Trò chuyện với trẻ về những ngày ở nhà cuối tuần, trò chuyện về những hiểu biết của trẻ về cây xanh xung quanh. Hướng trẻ đến sự thay đổi của lớp.
- Thể dục sáng: Tập theo nhịp hô.
+ Các động tác:
Hô hấp: Thổi bóng.
Tay: 2 tay đưa về trước lên cao
Chân: Ngồi xổm
Bụng, lườn: Nghiêng người sang hai bên
Bật: Bật tiền về trước
HĐ học có chủ đích
* Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- TCVĐ: Ném bóng vào gôn.
* Thơ:“Hoa phượng”
Cây xanh quanh bé
* Làm quen với chữ cái b, d, đ
* Vẽ vườn cây ăn quả.
So sánh cao, thấp 3 đối tượng.
- NDTT hát: “ Em yêu cây xanh”.
- NN-NH: “Cây trúc xinh”
HĐ ngoài trời
- Dạo chơi và nhặt rác trong vườn trường.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Chơi theo tự do: Xếp hột hạt, nhặt cánh hoa, lá rơi, chơi với những đồ chơi có sẵn trong sân trường.
- Quan sát cây xanh trong vườn trường.
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
- Chơi theo tự do: chơi với chong chóng, thả diều, xếp hột hạt, vẽ cây trên sân trường…
- Quan sát thời tiết trong ngày.
-TCVĐ: Rồng rắn lên mây.
- Chơi theo tự do: chơi với những đồ chơi có sẵn trong sân trường, phấn, chong chóng.
- Quan sát sự thay đổi của lá cây.
- TCVĐ: Tiếp sức cùng đồng đội.
- Chơi theo tự do:
Chơi theo ý thích của trẻ.
- TC: Ai nhanh chân nhất.
- TCVĐ: Lên bờ xuống ruộng.
- Chơi theo tự do: Chơi với cát, nước, chăm sóc cây cối trong vườn trường, chơi chong chóng.
HĐ góc
Góc xây dựng: xây dựng vườn cây của bé
Góc phân vai:
+ Gia đình: mẹ con, nấu ăn, đi chợ, mua sắm, đi khám bác sỉ.
+ Cửa hàng bán đồ ăn uống.
+Bác sỉ, y tá: khám, chữa bệnh, kê đơn, lấy thuốc.
- Góc tạo hình:
+ Vẽ, tô màu cây cối.
Góc học tập- sách:
+ Xem sách tranh truyện liên quan đến chủ đề. Làm album về các loại cây.
- Góc thiên nhiên: Lau lá và tưới cây, chăm sóc cây cối, chơi với cát nước, gieo hạt trồng cây.
HĐ chiều
Vận động nhẹ, ăn quà chiều.
Làm bài tập trong vở tạo hình.
Ôn lại bài thơ đã được học.
Kiếm lá cây tạo hình trong vở.
Biểu diễn văn nghệ và nêu gương cuối tuần.
Kế hoạch ngày- Tuần i
( thời gian thực hiện từ ngày 3 - 7/01/2011 )
Thời gian hoạt động
Mục đích yêu cầu.
cách tiến hành
Thứ 2
(3/01/2010)
gdpttc
Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
Gdptnn
(vh)
Thơ: “ Hoa phượng”
Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên vận động.- Trẻ biết chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô.
Kỹ năng:
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên trì, phản xạ nhanh với hiệu lệnh.
- Rèn luyện kĩ năng phối hợp vận động giữa các giác quan với cơ thể người.
Thái độ:
- Trẻ biết được ích lợi của việc thường xuyên tập thể dục đối với cơ thể.
1. Kiến thức:
- trẻ nhớ tên bài thơ “ Hoa phượng”, tên tác giả.
- trẻ hiểu nội dung bài thơ: Nói đến quá trình cuarhoa phượng nở và sự liên tưởng ngộ nghĩnh của bạn nhỏ khi những bông hoa phượng nở trên cành.
2. Kỹ năng:
- rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc.
- biết đọc diễn cảm theo âm điệu và nhịp điệu của bài thơ.
3. Thái độ:
- trẻ biết yêu thiên nhiên, cây cối.
I. Chuẩn bị:
- xắc xô; sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát an toàn; băng keo xanh làm vạch đứng. 3 rổ đựng đầy bóng, 3 giỏ đựng bóng. 3 gôn bóng.
- băng đĩa có nhạc bài hát “ Em tập thể dục”. Còi
II. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: ổn định, gây hứng thú.
- Cô cùng đàm thoại với trẻ về chủ điểm và hướng trẻ vào hoạt động.
* Hoạt động 2: Khởi động:
Trẻ đi các kiểu , chạy các tốc độ theo hiệu lệnh của cô. Đi trên nền nhạc.
* Hoạt động 3: Trọng động.
* Bài tập phát triển chung:
ĐH: 3 hàng ngang X X X X X
X X X X X X
X X X X X
Tập theo nhạc.
+ đt Tay: 2 tay đưa ra trước lên cao. (2l x 8n)
+ đt Chân: Bước ra trước và khuỵu gối. (2l x 8n)
+ đt lườn: Xoay người sang hai bên. (2l x 8n)
+ đt Bật: Bật tách khép chân. ( 4l x 8n)
* Vận động cơ bản:
- cô giới thiệu tên vận động: “Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”.
- Cô cho trẻ nhắc lại tên vận động.
- Cô làm mẫu vận động cho trẻ xem:
+ lần 1: làm mẫu toàn phần.
+ lần 2: kết hợp giải thích kỷ thuật vận động: TTCB: Chân trước chân sau, đứng dưới vạch xuất phát, tay nắm hờ, chân nọ tay kia.
Khi chạy đánh tay theo chân nọ tay kia, lúc đầu chạy chậm, sau đó có hiệu lệnh chạy nhanh, chạy chậm và ngừng lại.
+ Lần 3: Cô làm mẫu toàn phần.
- Tổ chức cho trẻ thực hiện:
+ Lần1 : Cô cho 2 trẻ lên thực hiện, và sửa sai cho trẻ sau đó cho trẻ thực hiện mỗi lần 2 trẻ lên. Trong quá trình trẻ thực hiện cô động viên, khuyến khích và sửa sai cho trẻ.
+ Lần 2: Khi trẻ đã thực hiện tốt cô cho hai đội thi đua với nhau.
Trong quá trình trẻ thực hiện cô mở nhạc các bài hát trong chủ điểm, cô chú ý sữa sai, động viên trẻ.
*tcvđ: “ Ném bóng vào gôn ”.
- cô nêu tên trò chơi. cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi
+ CC: Cô chia trẻ thành 3 đội, mỗi đội cô phát cho 1 rổ bóng và 1 cái gôn ở trước mặt. Nhiệm vụ của trẻ là phải dùng bóng ném vào gôn sau đó về đứng cuối hàng. Sau khi cô nói kết quả thì bạn tiếp theo của mỗi đội sẽ lên lấy bóng ném tiếp, cứ như thế cho đến hết.
+ LC: Nếu quả bóng nào ném chệch ra khỏi gôn thì sẽ không được tính. Khi chưa có hiệu lệnh mà đội nào đã ném thì quả bóng đó không tính.
- cô tổ chức cho trẻ chơi. trong quá trình trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ.
- kết thúc trò chơi cô nhận xét giờ hoạt động của trẻ.
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh
Cô và trẻ cùng đi lại nhẹ nhàng và làm những chiếc lá bay.
I. chuẩn bị:
- đồ dùng của cô: Tập tranh có hình minh họa cho bài thơ; băng đĩa nhạc không lời.
II. Cách tiến hành:
* HĐ1: ổn định tổ chức:
- cô cùng trẻ nghe hát bài “ Em yêu cây xanh”
- Cô cùng đàm thoại với trẻ:
+ Các con vừa được nghe bài hát gì nào?
+ Bạn nào biết cây xanh có lợi ích gì không nào?
+ Cây cho chúng ta những gì?
+ Con có yêu cây xanh không?
+ Vậy để thể hiện tình yêu đó con phải như thế nào?
Cô khái quát lại: Cây xanh xung quanh chúng ta rất có ích, nó không những cho chúng ta một bầu không khí trong lành để thở mà nó còn tạo bóng râm cho chúng ta tránh nắng, ra hoa, kết quả cho chúng ta thưởng thức và tạo phong cảnh rất đẹp mắt phố phường nơi chúng ta sống. Vì vậy các con phải bảo vệ cây cối xung quanh chúng ta, bằng cách khong chặt phá cây, khong ngắt và bẻ hoa hay cành lá.
Cô cũng có một bài thơ nói đến một loại cây cho chúng ta một loài hoa rực cháy như lửa, để biết bài thơ đó là gì các con hãy lắng nghe cô đọc nha.
* HĐ2: cô đọc mẫu:
- lần thứ nhất cô đọc diễn cảm. Cô giới thiệu tên và nội dung bài thơ cho trẻ biết.
- lần thứ 2 cô đọc có sử dụng hình ảnh minh họa và nhạc nền.
* giúp trẻ hiểu tác phẩm:
Cô đàm thoại với trẻ:
- cô vừa đọc xong bài thơ gì? do ai sáng tác?
- bài thơ nói về điều gì?
- Ngày hôm qua thì những cành phượng như thế nào?
- Và sáng nay bạn nhỏ đã nhìn thấy gì các con?
+ Cô giải thích từ “ Bừng lửa thẩm”: Có nghĩa là cánh hoa phượng có một màu đỏ đậm giống như ngọn lửa màu đỏ thẩm, cô đưa ra bức tranh có ngọn lữa thẫm để cho trẻ hình dung.
- Bạn nhỏ đã suy nghỉ gì khi thấy hoa phượng nở?
- Vì sao bạn nhỏ lại nghỉ là mặt trời ủ lửa cho cây các con nhỉ? Mặt trời có màu gì?
Cô khái quát lại và giáo dục trẻ: Bây giờ các con đã biết hoa phượng nở như thế nào và có màu sắc ra sao rồi đúng không nào. Vậy các con có yêu thích cây hoa phượng không nào? Và con phải làm gì để thể hiện tình yêu đó đây?
* HĐ3: Luyện tập:
- cô đọc cùng cả lớp 1-2 lần.
- cô cho từng tổ đứng lên đọc.
- cô mời cá nhân trẻ lên đọc.
Trong quá trình trẻ đọc cô quan sát chú ý và sữa sai cho trẻ.
- cô cho cả lớp đọc lại một lần nữa.
* HĐ4: Kết thúc: cô cho trẻ về chỗ và vẻ hoa phượng theo tưởng tượng của trẻ.
Thứ 3
4/01/2010
Gdptnt
Cây xanh quanh bé
1.Kiến thức.
- Trẻ biết kể tên một số loại cây gần gũi, biết môi trường sống và một số đặc điểm nổi bật của cây.
- Biết lợi ích và bảo vệ cây xanh.
2. Kỹ năng.
- Trẻ biết phân biệt một số cây quen thuộc.
- Phân biệt sự giống và khác nhau của hai loại cây.
- Rèn khả năng nhanh nhẹn qua trò chơi để phân biệt được các loại cây khác nhau.
3. Thỏi độ.
- Trẻ biết biết lợi ích của xanh.
- Qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh và môi trường xung quanh.
I. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về cây xanh.
- Cho trẻ đi tham quan ở vườn trường.
- Lá của các loại cây (Bàng, dừa, phượng)
II. Tiến hành:
* Hoạt động1: Trũ chuyện:
- ở sân trường trồng những loại cây nào?
- Cây cho quả hay cho bóng mát?
- Cây sống được là nhờ những gì? (Cô gợi ý: Đất, nước, không khí, ánh sáng)
- Trồng cây để làm gì?
* Hoạt động 2: Quan sát – đàm thoại
- Cho trẻ quan sát một số loại cây như: Cây bàng
- Hỏi trẻ về đặc điểm, hình dáng, thân, cành, rễ, lá như thế nào?
- So sánh cây phượng và cây bàng giống và khác nhau như thế nào:
+ Giống nhau: Đều là cây xanh cho ta bóng mát.
+ Khác nhau: Cây phượng nhiều cành, lá nhỏ có hoa màu đỏ.
Cây bàng to, thân có nhiều tán lá.
- Thế những cây đó cho ta bóng mát hay là cho ta quả các con?
- Bạn nào có thể cho cô biết trong cuộc sống của chúng ta có những loại cây ăn quả gì? (Cho trẻ kể một số loại cây ăn quả mà trẻ biết)
- Muốn có cây xanh tốt thì chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 3: Giáo dục
- Các con không nên ngắt hoa, bẻ cành mà phải biết chăm sóc: Tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ để cây càng xanh tốt.
- Cho trẻ xem một số tranh ảnh về các loại cây xanh tốt.
- Cho trẻ xem một số tranh ảnh về các loại cây xanh và cây ăn quả: Cây táo, cây cam, cây dừa
* HĐ4: Luyện tập:
- Cho trẻ chơi: “Gieo hạt”; “Đoán cây qua lá”
- Phát cho mỗi trẻ mỗi lá cây (Có nhiều loại khác nhau).
- Cô gọi tên cây, trẻ nào có lá cây đó lên gắn thêm một cây.
III. Kết thúc:
Cô cho trẻ đi vệ sinh chân tay và đi vệ sinh.
Thứ 4
5/01/2010
Gdptnn (lqcc)
Làm quen với chữ cái b, d, đ
GDPTTM
Vẽ vườn cây ăn quả
( ĐT)
1. Kiến thức:
- trẻ nhận biết được các chữ cái: b, d, đ
2. Kỹ năng:
- Trẻ phát âm đúng, rõ ràng các âm: b, d, đ
- Trẻ biết phân biệt các chữ cái: b, d, đ
- Trẻ biết chơi các trò chơi với các chữ cái: b, d, đ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định. Các thao tác tư duy: Phân tích tổng hợp, so sánh.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý các loại cây xanh trong cuộc sống.
1.Kiến thức.
- Trẻ biết nêu ý định của mình như vẽ cây gì mà mình thích và vẽ như thế nào?
- Biết vẽ vườn cây ăn quả với nhiều loại cây, biết sử dụng và kết hợp các kỹ năng đã học để vẽ.
2.Kỹ năng.
- Trẻ luyện kỹ năng đã học để vẽ vườn cây ăn quả và những chùm quả chín trên cây.
- Luyện cách tô màu và bố cục bức tranh.
3.Thái độ.
- Giáo dục trẻ tính kiên trì, ý thức hoàn thành sản phẩm.
- Thông qua hoạt động tạo hình trẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, cây cối.
I.Chuẩn bị:
Bảng gài, que chỉ, bộ chữ cái to dành cho cô, các thẻ chữ cái đựng trong rổ đủ cho số trẻ. 1 bức tranh có chữ: y tá cầm kim tiêm.
II. Cách tiến hành:
*HĐ1: ổn định tổ chức:
Cô trò chuyện cùng trẻ:
Các con có biết hàng ngày chúng ta đi trên đường chúng ta được ai che nắng không?
Vậy các con có thấy lợi ích của cây xanh không nào?
Con làm gì để bảo vệ cây cối quanh con?
Cô khái quát nội dung và lồng ghép nội dung giáo dục trẻ.
* HĐ2: Làm quen với chữ cái b, d, đ::
* Làm quenvới chữ b:
Cô xuất hiện bức tranh có hình “ Cây bàng”.
Cô đọc mẫu từ 1-2 lần.
Cô cho trẻ đọc 2-3 lần.
Cô cho trẻ lên tìm chữ cái trong từ đã được học và cho trẻ đọc.
Cô giới thiệu chữ cái cô cho trẻ làm quen “ b”:
Cô giới thiệu chữ b.
Cô phát âm.
Cô đưa thẻ chữ b to hơn ra và phát âm.
Cô cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân.
Cô giới thiệu chữ b viết thường, in hoa và in thường.
* Làm quen chữ d:
Cô đố trẻ: Qủa gì thịt đỏ, hạt đen, mùa hè khát quá bổ liền ăn ngay?
Cô xuất hiện bức tranh có “Quả dưa hấu”.
Cô đọc mẫu từ 1-2 lần.
Cô cho trẻ đọc 2-3 lần.
Cô cho trẻ lên tìm chữ cái trong từ đã được học và cho trẻ đọc.
Cô giới thiệu chữ cái cô cho trẻ làm quen “ d”:
Cô giới thiệu chữ d.
Cô phát âm.
Cô đưa thẻ chữ d to hơn ra và phát âm.
Cô cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân.
Cô giới thiệu chữ d viết thường, in hoa và in thường.
* Làm quen chữ đ:
Cô tạo tình huống xuất hiện bức tranh có “ Cây đa”
Cô đọc mẫu từ 1-2 lần.
Cô cho trẻ đọc 2-3 lần.
Cô cho trẻ lên tìm chữ cái trong từ đã được học và cho trẻ đọc.
Cô giới thiệu chữ cái cô cho trẻ làm quen “ đ”:
Cô giới thiệu chữ đ.
Cô phát âm.
Cô đưa thẻ chữ đ to hơn ra và phát âm.
Cô cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân.
Cô giới thiệu chữ đviết thường, in hoa và in thường.
Cô gắn cả 3 chữ cái lên bảng và lần lượt cho trẻ phát âm.
* HĐ3: So sánh chữ cái b, d, đ:
Cô gắn 3 chữ cái lên bảng và cho trẻ nhận xét điểm giống nhau và khác nhau giữa 3 chữ cái.
Cô khái quát lại:
- Giống: Đều có 1 nét sổ thẳng và một nét cong tròn.
- Khác:
+ Chữ b có nét cong tròn nằm bên phải
+ Chữ d có nét cong tròn nằm bên trái
+ Chữ đ có thêm một nét ghạch ngang bên trên.
Cô cho trẻ phát âm lại 3 chữ cái và chuyển hoạt động.
* HĐ4: Trò chơi luyện tập:
* Trò chơi: Khéo tay hay làm.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cách chơi: Phát cho mỗi trẻ mỗi rổ có đất sét. Khi cô yêu cầu trẻ nặn chữ cái gì trẻ sẽ nặn thật nhanh và giơ lên và đọc đúng chữ cái đó.
- Luật chơi: Nếu trẻ nào nặn sai thì phải nặn lại.
Cô tổ chức cho trẻ chơi và bao quát xử lý tình huống.
* Trò chơi: Ai nhanh tay hơn
Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi.
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội, ở phía trên cô bỏ 3 chậu cây và yêu cầu trẻ mỗi đội lấy những chiếc lá có gắn các chữ cái khác nhau lên gắn vào cây của đội mình.
- LC: Nếu hết giờ mà lá cây đó đem lên chậm thì chiếc lá đó không được tính.
* HĐ4: Kết thúc:
Cô nhận xét và cùng trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động.
I.Chuẩn bị:
Tranh vẽ gợi ý của cô
- Giấy, bút màu
- Giá treo sản phẩm.
II. Cách tiến hành:
* HĐ 1: Trò chuyện:
- Cô cùng trẻ hát “Vườn cây của ba”
- Các con vừa hát nói về gì? (Cây táo, cây dừa..)
- Trò chuyện về vườn cây ăn quả của nhà bạn Minh Thư.
* HĐ2: Quan sát tranh, phân tích tranh
- Cho trẻ xem tranh: (Cho trẻ xem tranh trên máy vi tính) Trẻ kể các loại cây ăn quả có trong máy tính.
- Cô gợi hỏi đặc điểm của từng loại cây (Tán lá, cành cao hay thấp, khi quả chín thì như thế nào?)
- Nhà cô cũng có một vườn cây ăn quả. Cô đưa tranh cho trẻ xem: Đố các con biết có những loại cây ăn quả nào? (Cô chỉ vào cây và gọi tên).
- Cô gợi hỏi ý định của trẻ: Con định vẽ vườn cây ăn quả vào bức tranh của mình như thế nào? Con dùng những kỹ năng nào để vẽ?...Cô gợi ý thêm cho trẻ.
* HĐ3: Trẻ thực hiện:
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Quan sát, gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo, bố cục bức tranh.
* HĐ4: Nhận xét sản phẩm
- Treo tranh, tuyên dương trẻ.
- Trẻ giới thiệu tranh, nhấn mạnh kỹ năng vẽ cho cả lớp nghe.
- Cô cho trẻ tự nhận xét tranh sản phẩm của bạn.
+ Con thích bức tranh nào nhất?
+ Vì sao con lại thích?
- Cô nhận xét và chọn tranh vẽ sáng tạo.
- Góp ý những bài vẽ chưa hoàn chỉnh
* Kết thúc:
Cô cho trẻ đi vệ sinh chân tay.
Thứ 5
6/01/2010
gdptnt
So sánh cao thấp 3 đối tượng.
1.Kiến thức.
- Hướng trẻ nhận biết sự giống nhau và khác nhau của 2, 3 loại cây.
2.Kỹ năng.
- Thông qua thực hành đo độ cao, trẻ có kỹ năng so sánh cao thấp của ba đối tượng.
- Trẻ biết phân loại nhóm theo hình khối trụ (trụ, vuông, hình chữ nhật) đếm số lượng đối tượng có trong mỗi nhóm
- Giúp trẻ luyện tập cắt, xếp và dán cây từ thấp đến cao
3.Thỏi độ.
- Trẻ yêu quý và bảo vệ cây xanh.
I. Chuẩn bị:
- Bức tranh vẽ cây bàng, cây cam, cây hoa hồng.
- Đĩa nhạc có bài hát” Lý cây xanh - dân ca Nam Bộ”
- Mỗi trẻ 3 cây đồ chơi với chiều cao khác nhau , một que tính để trẻ dùng làm dụng cụ đo đạc.
- 3 tờ giấy trắng, hồ dán.
- 3 tranh mỗi tranh vẽ 3 cây có kích thước khác nhau.
- Một số khối vuông, trụ, hình chữ nhật
II. Tiến hành hoạt động:
* HĐ1: Trũ chuyện.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về cây bàng, cây cam, cây hoa hồng
- Cho cả lớp hát bài “Lá xanh”
- Cây xanh có những lợi ích gì? (cây cho bóng mát, cây cho hoa, cây cho quả)
* HĐ 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau của 2, 3 loại cây
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ cây bàng, cây cam, cây hoa hồng.
- Cô cho trẻ nhận xét sự giống nhau, khác nhau của 3 loại cây trên.
+ Giống nhau: đều có rễ, thân, cà
File đính kèm:
- GIAO AN(19).doc