Tập đọc
Bài: Ngưỡng cửa .(T109)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: “đi men, ngưỡng cửa, xa tắp”.
- Thấy được: Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “ăt”, các từ “ ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, lúc nào”, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Toàn bài đọc với giọng vui tươi nhí nhảnh.
- Nói câu chưa tiếng có vần ăt/ăc.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu với ngôi nhà và người thân trong gia đình.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt 1 tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Bài: Ngưỡng cửa .(T109)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: “đi men, ngưỡng cửa, xa tắp”.
- Thấy được: Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “ăt”, các từ “ ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, lúc nào”, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Toàn bài đọc với giọng vui tươi nhí nhảnh.
- Nói câu chưa tiếng có vần ăt/ăc.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu với ngôi nhà và người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Người bạn tốt.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’)
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
- Luyện đọc tiếng, từ: “ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, lúc nào”, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: “đi men, ngưỡng cửa, xa tắp”.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân, nhóm.
- đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- luyện đọc cá nhân, nhóm.
- thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “ăt” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
- cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “ăt/ăc” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
- Nêu câu chứa tiếng có vần cần ôn?
- Bổ sung, gợi ý để HS nói cho tròn câu, rõ nghĩa.
- quan sát tranh, nói theo mẫu.
- em khác nhận xét bạn.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Ngưỡng cửa.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn.
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’)
- GV gọi HS đọc khổ thơ 1.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Gọi HS đọc khổ thơ 3.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nói thêm: bài thơ nói về tình cảm cua rbạn nỏ với ngưỡng cửa nơi từ đó bé bắt đầu đến trường…
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS . Sau đó cho Hs đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- 2 em đọc.
- 4 em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- 2;3 em đọc.
- cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- theo dõi.
- theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
- luyện học thuộc lòng một khổ thơ.
3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’)
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- từ ngưỡng cửa nhà mình em đi những đâu?
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’).
- Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Kể cho bé nghe
Tập viết
Bài: Chữ Q, ăt, dìu dắt, ăc, sắc màu.(T30).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: Q
2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ: Q và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: ốc bươu, phút giây.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: Q, yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết và tô chữ trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: ăt, dìu dắt, ăc, sắc màu.
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập tô chữ: Q, tập viết vần: ăt, ăc, từ ngữ: dìu dắt, sắc màu.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học.
Chính tả
Bài: Ngưỡng cửa (T111)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS tập chép khổ thơ thứ 3 bài: Ngưỡng cửa, biết cách đọc để chép cho đúng, điền đúng vần: ăt/ăc.
2. Kĩ năng: Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn của bài, tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút.
3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức rend chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập.
- Học sinh: Vở chính tả.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: thày giáo, nhảy dây, cá rô.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép( 15’)
- GV viết bảng đoạn văn cần chép.
-2;3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn đó.
- GV chỉ các tiếng: “ nơi này, con đường, tắp”, HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm…
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(10’)
Điền vần “ăt” hoặc “ăc”.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
Điền chữ “g” hoặc “gh”.
- Tiến hành tương tự trên.
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc- học thuộc lòng
Bài: Kể cho bé nghe .(T112)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: “chó vện, vịt bầu, quạt hòm, trâu sắt, cáy”.
- Thấy được: Đặt điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “ươt, ươc”, các từ “ầm ĩ, ăn no, quay tròn, nấu cơm”, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Toàn bài đọc với giọng vui tươi hóm hỉnh.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nói về các con vật em biết.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu con vật.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Ngưỡng cửa.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’)
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
-Luyện đọc tiếng, từ:“ầm ĩ, ăn no, quay tròn, nấu cơm” GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ:“chó vện, vịt bầu, quạt hòm, trâu sắt, cáy”.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân, nhóm.
- đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- luyện đọc cá nhân, nhóm.
- thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài (8’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “ươc” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
- cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “ươc/ươt” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Kể cho bé nghe.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn.
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’)
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nói thêm: bài thơ nói về đặc điểm của các con vật, đồ vật…
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
-Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- 2em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- thực hiện hỏi đáp theo bài thơ.
- theo dõi.
- theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
- thi đua học thuộc lòng bài thơ theo nhóm , tổ.
3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- các con vật.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- hỏi đáp về các con vật em biết.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’).
- Hôm nay ta học bài gì? Bài thơ đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Hai chị em.
Tập viết
Bài: Chữ R, et, oet, sấm sét, xoèn xoẹt (T32).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: R
2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ: R và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: dòng nước, xanh mướt.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: R, yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết và tô chữ trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: et, oet, sấm sét, xoèn xoẹt.
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập tô chữ: R, tập viết từ ngữ: et, oet, sấm sét, xoèn xoẹt.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học.
Kể chuyện
Bài: Dê con nghe lời.(T117)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không bị mắc mưu sói.
- Biết nghe GV kể chuyện, dựa vào tranh để kể lạidược từng đoạn của chuyện.
2. Kĩ năng:
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện, biết đổi giọng cho phù hợp với nhân vật.
3.Thái độ:
- HS có ý thức vâng lời cha mẹ.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Câu chuyện hôm trước em học là chuyện gì?
- Sói và sóc.
-Gọi HS kể lại từng đoạn của chuyện.
- nhận xét bổ sung cho bạn.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: GV kể chuyện( 5’)
- GV kể chuyện lần 1.
- theo dõi.
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ.
- theo dõi.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (10’)
- Tranh 1 vẽ cảnh gì?
- dê mẹ đang dặn dò đàn dê con…
- Câu hỏi dưới tranh là gì?
- trước khi đi dê mẹ dặn dê con điều gì? Chuyện gì xảy ra sau đó?
- Gọi HS kể đoạn 1.
- em khác theo dõi nhận xét bạn.
- Các đoạn còn lại hướng dẫn tương tự trên.
- Gọi 2 em kể toàn bộ câu chuyện
- cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung cho bạn.
5. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS phân vai kể chuyện(10’)
- GV phân vai các nhân vật trong chuyện, gọi HS nên kể theo vai.
- GV cần có câu hỏi hướng dẫn HS yếu kể chuyện.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn.
6. Hoạt động 6: Hiểu nội dung truyện (3’).
- Câu chuyện khuyên các em điều gì?
- phải biết vâng lời cha mẹ.
- Em yêu thích nhân vật nào trong chuyện, vì sao?.
- dê con vì biết nghe lời mẹ nên đã không bị mắc mưu sói.
7.Hoạt động7: Dặn dò (2’).
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau: Con Rồng, cháu tiên.
Chính tả
Bài: Kể cho bé nghe. (T112)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS tập chép 8 câu thơ đầu của bài: Kể cho bé nghe, biết cách đọc để chép cho đúng, điền đúng vần: ươc/ươt, chữ ng/ngh.
2. Kĩ năng: Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn của bài:, tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút.
3. Thái độ:Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập.
- Học sinh: Vở chính tả.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: đàn gà, cái ghế.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép( 15’)
- GV viết bảng đoạn văn cần chép.
-2;3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn đó.
- GV chỉ các tiếng: “nói, ầm ĩ, quay tròn, xay lúa”, HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm…
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(10’)
Điền vần “ươc” hoặc “ươt”
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
Điền chữ “ng” hoặc “ngh”
- Tiến hành tương tự trên.
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc
Bài: Hai chị em.(T115)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: “một lát, dây cót, buồn chán, hét”.
- Thấy được: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình chị giận bỏ đi cậu lại thấy chán.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “et, oet”, các từ “hét lên, một lát, nói, dây cót”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Biết đọc đúng các câu hội thoại.
- Nói về cách chơi của bản thân.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tính đoàn kết, ghét thói ích kỉ.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Kể cho bé nghe.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’)
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
- Bài văn gồm có mấy câu? GV đánh số các câu.
- có 6 câu.
-Luyện đọc tiếng, từ: “hét lên, một lát, nói, dây cót”, GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: “một lát, dây cót, buồn chán, hét”.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân, nhóm.
- đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- luyện đọc cá nhân, nhóm.
- thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “et” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
- cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “et, oet” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- Cho HS điền vần vào bài tập 3.
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
- quan sát tranh để điền vần cho đúng, sau đó chữa bài.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Hai chị em.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn.
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’)
- GV gọi HS đọc câu 2, câu 4.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nói thêm: bài văn khuyên chúng ta không nên ích kỉ…
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- 2 em đọc.
- 2em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- theo dõi.
- theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’)
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- em thường chơi những trò gì?
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’).
- Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Hồ Gươm.
File đính kèm:
- Tieng viet lop 1 Tuan 30.doc