A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: GIÚP HS
1. Kiến thức: Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng cá nhân.
2. Kĩ năng: Hình thành năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trên cơ sở vận dụng từ ngữ và quy tắc chung.
3. Thái độ, tình cảm: Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.
B. PHƯƠNG PHÁP
Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1.GV: SGK + SGV + Bài soạn.
2. HS: SGK + VỞ GHI + ĐỌC TRƯỚC SGK + SOẠN BÀI.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 11 năm học 2007- 2008: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN NGÀY: 7/9 GIẢNG NGÀY: 9/9
TIẾT: 3 MÔN : Tiếng Việt
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
A. Mục tiêu bài học: giúp hs
1. Kiến thức: Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng cá nhân.
2. Kĩ năng: Hình thành năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trên cơ sở vận dụng từ ngữ và quy tắc chung.
3. Thái độ, tình cảm: Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.
B. Phương pháp
Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
C. Phương tiện dạy học.
1.gv: SGK + SGV + Bài soạn.
2. HS: SGK + Vở ghi + đọc trước SGK + soạn bài.
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Giới thiệu bài mới( 1’ ) Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ chung và sự hình thành lời nói cá nhân, từ đó rèn luyện việc sử dụng ngôn ngữ bản thân…
3. Nội dung:
T0
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Kiến thức cần đạt
10’
12’
11’
? Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội?
?Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện bằng những yếu tố nào?
* Các nguyên âm i, e, ê, u, ư, o, ô, ơ, ă, â
Sáu thanh:
1. Không (ngang) (không dấu)
2. Huyền (-)
3. Hỏi (?)
4. Ngã (~)
5. Sắc (/)
6. Nặng (.)
+ Các tiếng (âm tiết) tạo bởi các âm và thanh
Ví dụ: Nhà đ [/n/h/a/]2, ấm đ [/â//m/]5
+ Các từ đ các tiếng (âm tiết) có nghĩa. Ví dụ: Cây, xe, nhà, đi, xanh, vì, nên, và, với, nhưng, sẽ, à....
+ Các ngữ cố định đ Thành ngữ, quán ngữ.
Ví dụ: Thuận chồng thuận vợ, bụng ỏng đít vòn, của đáng tội, nói toạc móng heo, cô đi đúc lại, ếch ngồi đáy giếng,...
?Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng còn được biểu hiện qua những quy tắc nào?
đ Chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa khác (nghĩa phát sinh) hay còn gọi là phương thức ẩn dụ:
Vd: Câu đơn:
+ Đơn bình thường có hai thành phần đ C+V.
+ Đơn đặc biệt (cấu tạo bằng danh từ hoặc động từ, tính từ).
? Em hiểu thế nào là lời nói cá nhân?
? Cái riêng trong lời nói của mỗi người được biểu lộ ở những phương diện nào?
- ( trong, ồ, the thé, trầm...) vì thế mà ta nhận ra người quen khi không nhìn thấy mặt.
- (do thói quen dùng những từ ngữ nhất định) vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện như lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội (ví dụ SGK).
- Cá nhân dựa vào nghĩa của từ (trồng cây đ trồng người), (buộc gió lại đ mong gió không thổi). Đó là sự sáng tạo của cá nhân.
- Tạo ra các từ mới. Những từ này lúc đầu do cá nhân dùng. Sau đó được cộng đồng chấp nhận và tự nhiên lại trở thành tài sản chung.
Ví dụ: Nguyễn Tuân dùng: “Cá đẻ” chỉ công an (Hai âm đầu), dần dần được cả xã hội công nhận. Người ta còn tạo ra các từ để chỉ tên gọi của đơn vị thuộc lực lượng vũ trang như: mú, cớm, nút chai, cổ vàng (công an giao thông).
Ví dụ:
+ Nhà thơ Tố Hữu thể hiện phong cách trữ tình chính trị
+ Thơ Hồ Chí Minh (Nhật kí trong tù) là kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
+ Nguyễn Tuân với phong cách tài hoa, uyên bác
+ Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý.
+ Tú Xương thì ồn ào, cay độc.
(HS đọc SGK)
Độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
I. Tìm hiểu chung
1. Ngôn ngữ tài sản chung của xã hội.
- Ngôn ngữ là phương tiện chung để giao tiếp của một cộng đồng.
- N2 có những qui tắc chung, thống nhất.
=> là tài sản chung.
2. Tính chung trong ngôn ngữ.
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua các yếu tố.
+ Các âm và các thanh (Phụ âm, nguyên âm, thanh điệu)
+ Đó là phương thức chuyển nghĩa từ + Quy tắc cấu tạo các loại câu
3.Lời nói sản phẩm riêng của cá nhân
- Khi nói hoặc viết mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng yêu cầu giao tiếp.
Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ, vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.
- Giọng nói cá nhân
- Vốn từ ngữ cá nhân.
- Sự chuyển đổi khi sử dụng từ ngữ chung.
- Tạo ra các từ mới.
- Biểu hiện cụ thể nhất: là phong cách.
4. Củng cố, luyện tập: .
GV khái quát kt cơ bản.
Làm bài tập.
Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ thơ HXH qua bài thơ Mời trầu. “ Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của XH đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
- Sử dụng ngôn ngữ dân tộc, lời ăn tiếng nói dân dã hàng ngày một cach sáng tạo.
- Cách nói táo bạo, chua chát.
E. Hướng dẫn học bài :
- học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc sgk củng cố kiến thức đó học.
- Ôn lại kĩ năng làm văn nghị luận xã hội
Giờ sau học làm văn: Viết bài làm văn số 1 ( NLXH ) .
File đính kèm:
- tiet 3.doc