Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 1

Môn: Tập đọc

Tiết 1 - Tuần 1

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đọc trôi chảy bức thư; đọc đúng các từ ngữ, câu ,đoạn, bài.

 -Biết đọc bức thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu

 - Hiểu nội dung chính của bức thư : Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

*Học thuộc lòng một đoạn thư.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn thư hs cần thuộc lòng.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc Tiết 1 - Tuần 1 Ngày dạy: Thư gửi các học sinh I- Mục đích, yêu cầu 1. Đọc trôi chảy bức thư; đọc đúng các từ ngữ, câu ,đoạn, bài. -Biết đọc bức thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu… - Hiểu nội dung chính của bức thư : Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới. *Học thuộc lòng một đoạn thư. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trong SGK. - Bảng phụ viết đoạn thư hs cần thuộc lòng. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 2’ 3’ 30’ 5’ Mở đầu: Sách Tiếng Việt 5, tập 1 gồm những chủ điểm có nội dung xoay quanh những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và toàn thể loài người: Yêu Tổ quốc ( Việt Nam – Tổ quốc em ) ; bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc (Cánh chim hoà bình); chung sống với thiên nhiên chinh phục thiên nhiên (Con người với thiên nhiên) ;bảo vệ môi trường ( Giữ lấy màu xanh ); chống bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu (Vì hạnh phúc con người) Dạy bài mới 1-Giới thiệu bài: - Chủ điểm mở đầu sgk: “Việt Nam Tổ quốc em”. -Xem các hình ảnh minh họa chủ điểm trong sgk. -“Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ –là bức thư của Bác Hồ gửi hs cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì ? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài học hôm nay: Thư gửi các học sinh. 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a)Luyện đọc - Gv đọc toàn bài bằng giọng thân ái, xúc động, đầy hy vọng, tin tưởng. - Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài. Có thể chia bài làm hai đoạn như sau: - Đoạn 1:Từ đầu->Vậy các em nghĩ sao? Đoạn này chú ý lên giọng khi đọc đến câu hỏi của Bác. - Đoạn 2: Đoạn còn lại. Đoạn này đọc hào hứng ở phần cuối. -Đọc thầm phần chú giải; giải nghĩa các từ được chú giải trong sgk. -Đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn , cả bài và trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc . * Đoạn 1: Câu 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? + (Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ cộng hoà,ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp.) -Câu 2:Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ đã nói trong thư là gì? + Đó là cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản việt Nam lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành độc lập cho Tổ quốc. ý 1: Nét đặc biệt của ngày khai giảng đầu tiên. * Đoạn 2: - Câu 3: Sau Cách mạng Tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì? + Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu) -Câu 4: Học sinh có trách nhiệm vẻ vang như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? + Hs sẽ là những người tạo nên tương lai, tiền đồ cho đất nước. Bác Hồ cho rằng: tương lai tiền đồ của đất nước phụ thuộc pnần lớn vào công học tập của các em. Hs phải học tập tốt để lớn lên thực hiện sứ mệnh: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu.). ý 2: Lời dặn dò ân cần của Bác. Đại ý: Bác Hồ rất tin tưởng, hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới. c)Đọc diễn cảm +Học thuộc lòng đoạn văn. -Tìm giọng đọc của bài? Là một bức thư nên đọc giọng thân ái xúc động, thể hiện tình cảm yêu quý của Bác, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào hs – những người sẽ kế tục xứng đáng cơ đồ tổ tiên). Đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu văn, đoạn văn.VD: Nhưng sung sướng hơn nữa, / từ giờ phút này giở đi, / các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam .//Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào của các em.// vậy các em nghĩ sao ?// Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,/ ngày nay/ chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta,/ làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.//Trong công cuộc kiến thiết đó,/ nước nhà trông mong/ chờ đợi/ ở các em rất nhiều.// Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,/ dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,/ chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.// 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học,biểu dương những hs học tốt. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thư đã nêu; đọc trước bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. *PP thuyết trình. - GV giới thiệu - Gv giới thiệu - Gv yêu cầu hs xem. - 1,2 hs khá giỏi nói về những hình ảnh đó. - Gv giới thiệu và ghi tên bài. “Thư gửi các học sinh” *PP luyện tập thực hành - Gv đọc mẫu, hs nhận xét về giọng đọc. - HS chia đoạn-> đọc trơn. +Một nhóm 2 HS -Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài. +Hs cả lớp đọc thầm theo. +Hs nhận xét cách đọc của từng bạn. +Gv hướng dẫn cách đọc của từng đoạn . +2 hs khác luyện đọc đoạn . +Hs nêu từ khó đọc ->GV ghi bảng. +2-3 hs đọc từ khó.Cả lớp đọc đồng thanh (nếu cần). - 1 hs đọc phần chú giải (Gv cho hs nêu những từ các con chưa hiểu và tổ chức giải nghĩa cho các con). - 1,2 hs khá giỏi đọc cả bài( hoặc Gv đọc) giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng tin tưởng. *PP trao đổi đàm thoại trò – trò. - Gv tổ chức cho hs hoạt động dưới sự điều khiển thay phiên của hai hs khá giỏi. Gv là cố vấn, trọng tài. +Hs thứ nhất điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 1 (từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?). -1 hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo. Một vài hs trả lời các câu hỏi1,2 . -Hs rút ra ý của đoạn 1-> gv chốt lại và ghi bảng. +Hs thứ hai điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 2 (đoạn còn lại) -1 hs đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo. Một vài hs trả lời các câu hỏi 3,4 . -Hs rút ra ý của đoạn 2-> gv chốt lại và ghi bảng. +Hs đặt câu hỏi phụ. +Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài. +Gv ghi đại ý lên bảng. +Hs ghi đại ý vào vở TV. +1 hs đọc lại đại ý. +1 hs đọc diễn cảm bài văn. +Gv yêu cầu hs nêu cách đọc diễn cảm. +Gv treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. +2 hs đọc mẫu câu, đoạn văn. +Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn . -Từng cặp 2 hs nối nhau đọc cả bài. Hs khác nhận xét -> Gv đánh giá, cho điểm. +GV hướng dẫn hs học thuộc lòng đoạn thư (từ Sau 80 năm giời nô lệ->ở công học tập của các em.) -HS thi đọc thuộc lòng đoạn thư. Hs khác nhận xét->Gv đánh giá, cho điểm. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Môn: Tập đọc Tiết 2 - Tuần 1 Ngày dạy: Quang cảnh làng mạc ngày Mùa I- Mục đích, yêu cầu 1.Đọc trôi trảy toàn bài; đọc đúng các từ ngữ khó. - Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng những từ ngữ tả cảnh khác nhau của cảnh, vật. 2.Hiểu các từ ngữ trong bài, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa dùng trong bài. - Hiểu nội dung chính của bài : Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trong SGK. - Tranh ảnh khác về sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 30’ 5’ A.Kiểm tra bài cũ: -Đọc thuộc lòng đoạn thư đã xác định trong “Thư gửi các học sinh ” của Bác Hồ;trả lời câu hỏi về nội dung thư. B.Dạy bài mới 1-Giới thiệu bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Một bức tranh quê được vẽ bằng lời tả đặc sắc của nhà văn Tô Hoài – nhà văn rất quen thuộc với các em. Làng mạc vào ngày mùa có những nét gì đặc sắc? Hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu. 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a)Luyện đọc Có thể chia thành các đoạn như sau để luyện đọc: - Đoạn 1: Từ đầu đến “Nắng nhạt ngả màu vàng hoe”. - Đoạn 2: Tiếp theo đến đuôi áo, vạt áo”. - Đoạn 3: Tiếp theo đến .. quả ớt đỏ chói”. - Đoạn 4: Còn lại. +Đọc cả bài. + Đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rất khác nhau của cảnh , vật. b)Tìm hiểu bài: *Đoạn 1: từ đầu -> đầm ấm lạ lùng. - Câu 1: HS đọc thầm, đọc lướt bài văn, nêu tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng. (- lúa – vàng xuộm - nắng – vàng hoe - xoan – vàng lịm - lá mít – vàng ối - tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi - bụi mía – vàng xọng - rơm, thóc – vàng giòn - gà, chó – vàng mượt - mái nhà rơm – vàng mới - tất cả- một màu vàng trù phú, đầm ấm) - Câu 2: Phân tích cách dùng 1 từ chỉ màu vàng để thấy tác giả quan sát tinh và dùng từ gợi cảm. (Sau đây là một số gợi ý nghĩa của các từ chỉ màu vàng được dùng trong bài văn: - lúa – vàng xuộm -> màu vàng đậm, lúa vàng xuộm là lúa đã chín. - nắng vàng hoe -> màu vàng nhạt, tươi ánh lên. Nắng vàng hoe (nắng giữa mùa đông) là nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức. - xoan – vàng lịm -> màu vàng của quả chín, ngọt lịm. - lá mít, lá chuối – vàng ối -> vàng rất đậm, đều khắp trên mặt lá. - tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi -> màu vàng sáng. - quả chuối – chín vàng -> màu vàng đẹp, tự nhiên của quả chín. - bụi mía – vàng xọng -> màu vàng chứa nước đầy ắp. Tả bụi mía như thế đủ thấy bụi mía rất tươi tốt. - rơm, thóc – vàng giòn -> màu vàng của vật được phơi rất già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thể gẫy ra. - gà, chó – vàng mượt -> màu vàng của những con vật béo tốt có bộ lông ống ả, mượt mà. - mái nhà rơm – vàng mới -> vàng của mới. tất cả - vàng trù phú, đầm ấm -> màu vàng của giàu có, ấm no.) ý 1: Sắc màu của khung cảnh lanngf quê ngày mùa. *Đoạn 2: còn lại - Câu 3: Những chi tiết về thời tiết, về con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động như thế nào?( có thể chia cắt thành 3 câu hỏi nhỏ như sau: + Những chi tiết nào trong bài viết nói về thời tiết của làng quê ngày mùa?(* Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.* Hơi thở của đất trời, mặt nước, thơm thơm nhè nhẹ.* Ngày không nắng, không mưa.) + Những chi tiết nào nói về con người trong bức tranh? (Mọi người mải miết làm việc trên đồng không kể ngày đêm. Ai cùng như ai, cứ buông bát đũa là đi ngay, ngủ dậy là ra đồng ngay) + Những chi tiết về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động như thế nào?(Thời tiết của ngày mùa được miêu tả trong bài rất đẹp, thuận lợi cho vụ gặt hái. Con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Những chi tiết về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm vẻ đẹp hoàn hảo. Những chi tiết về hoạt động của con người nagỳ mùa, làm cho bức tranh quê không phải là bức tranh tĩnh vật mà là một bức tranh lao động rất sống động) ý 2: vẻ sinh động của làng quê ngày mùa. - Câu 4: Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương? VD: - Phải rất yêu quê hương mới viết được một bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế. - Cảnh ngày mùa được tả rất đẹp thể hiện tình yêu của người viết với cảnh tượng đó , với quê hương) - Phải rất yêu con người, yêu quê hương, yêu đến say đắm quê hương mới có thể viết được một bài văn hay như thế về vẻ đẹp của quê hương ngày mùa. *Đại ý: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương. Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ rất gợi cảm, chính xác và đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp thật đặc sắc và sống động. Qua bài văn, ta thấy tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương. c) Đọc diễn cảm Ví dụ: Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại.// Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. // Trong vườn,/ lắc lư những quả xoan vàng lim không trông thấy cuống,/ như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.// Từng chiếc lá mít vàng ối. // Tàu đu đủ, / chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. // Buồng chuối đốm quả chín vàng.// Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo,/ vạt áo. // Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng,/ đuôi áo nắng,// vẫy vẫy.// Bụi mía vàng xọng,/ đốt ngầu phấn trắng.// Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó,/ con gà,/ con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.// 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung bài học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; chuẩn bị cho tiết Tập đọc tuần tới Nghìn năm văn hiến. *PP kiểm tra ,đánh giá. -2,3 hs đọc thuộc đoạn văn và lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung thư. -Hs khác nhận xét . -GV nhận xét, đánh giá, cho điểm. *PP thuyết trình, trực quan. - Gv treo tranh và giới thiệu. - Gv ghi tên bài bằng phấn màu. *PP luyện tập thực hành - 1 HS đọc bài văn - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn (1 HS đầu bàn hoặc đầu dãy đọc đoạn đầu, các em sau tự động tiếp nối nhau đọc các đoạn sau)- sao cho bài văn được đọc đi, đọc lại 2, 3 lượt. - HS khác nhận xét. - Hs nêu từ khó đọc - Gv ghi bảng; 2,3 hs đọc từ khó. - 2, 3 HS đọc cả bài. Hs khác nhận xét. - GV đọc diễn cảm toàn bài. *PP trao đổi đàm thoại trò – trò. - Gv tổ chức cho hs hoạt động dưới sự điều khiển thay phiên của hai hs khá giỏi. Gv là cố vấn, trọng tài. +Hs thứ nhất điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 1 -1 hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo. Một vài hs trả lời các câu hỏi1, 2 . - Mỗi HS chọn phân tích cách dùng 1 từ chỉ màu vàng để thấy tác giả quan sát tinh và dùng từ gợi cảm. GV giúp các em có cách cảm nhận đúng đắn và diễn đạt được điều mình muốn nói. - Hs rút ra ý của đoạn 1-> gv chốt lại và ghi bảng. Hs ghi và vở TV. +Hs thứ hai điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 2 (đoạn còn lại) -1 hs đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo. Một vài hs trả lời các câu hỏi 3,4 . - Hs rút ra ý của đoạn 2-> gv chốt lại và ghi bảng. - Tìm hiểu sâu: gv đặt câu hỏi 4, hs bàn nhóm trả lời. - Hs đặt câu hỏi phụ. Chỉnh sửa ( nếu cần) - HS phát biểu tự do. - Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài. +Gv ghi đại ý lên bảng. +Hs ghi đại ý vào vở soạn. +1 hs đọc lại đại ý. - GV kết luận phần tìm hiểu bài. *PP vấn đáp và pp thực hành , luyện tập GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài văn (giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh, vật) HS đánh dấu chỗ nhấn giọng, ngắt giọng trong một vài câu hoặc cả đoạn văn . - GV đọc diễn cảm một đoạn văn. - Nhiều HS đọc diễn cảm đoạn văn bên GV hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm một đoạn văn, hoặc cả bài văn. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Môn: Luyện từ và câu Tiết 1 - Tuần 1 Ngày dạy: Từ đồng nghĩa I- Mục đích, yêu cầu 1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. 2. Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa. II- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn, đoạn thơ của bài1 (SGK) để GV cùng HS phân tích mẫu. - Bút dạ và 2,3 tờ phiếu phô - tô - cô - pi phóng to các nội dung bài tập III- 1.2.3 để 2,3 HS làm bài tập, trành bày (làm mẫu) trước lớp. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 3’ 10’ 5’ 20’ 2’ I-Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. Từ đó biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa. II- Phần nhận xét: Bài 1: So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau. (a) khai trường- tựu trường (b) xanh – xanh mát – xanh ngắt) (Lời giải: - Khai trường (bắt đầu năm học mới ở trường) - Tựu trường (tập trung về trường lần đầu tiên trong năm học mới) * nghĩa của các từ này giống nhau. b) xanh: có màu như màu của lá cây, nước biển xanh mát: màu xanh gợi cảm giác mát mẻ. xanh ngắt: màu xanh thuần một màu trên diện rộng. * Nghĩa của các từ này cũng giống nhau (đều chỉ màu xanh). Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa Bài 2:Thử thay các từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Trong trường hợp nào các từ ấy thay thế được cho nhau? Trong trường hợp nào chúng không thay thế được cho nhau? (Lời giải: a) Từ khai trường và tựu trường có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của từ ấy giống nhau hoàn toàn. b) Các từ xanh, xanh mát, xanh ngắt không thể đổi vị trí cho nhau được vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Màu xanh chỉ màu xanh nói chung, chưa có sắc thái riêng. Nghĩa của từ xanh mát (Sông máng lượn quanh, Một dòng xanh mát) được tổng hợp từ nghĩa của xanh và của mát. Bằng cách ghép từ này, tác giả muốn gợi tả màu xanh mát mẻ của dòng nước. Còn từ xanh ngắt dùng để tả bầu trời thu vì trời thu thuần một màu xanh trải dải trên diện rộng.) Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn và có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. III .Phần Ghi nhớ SGK tr 8 IV- .Phần Luyện tập Bài tập 1:Tìm những từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn văn sau. (Lời giải: a) Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu.Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm.Bạn Nam gọi mẹ là bủ. Còn bạn Phước người Huế gọi mẹ là mạ. b) Có 2 cặp từ đồng nghĩa trong câu b: * xây dựng – kiến thiết trông mong – chờ đợi Bài tập 2: Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập, trông mong. (Lời giải: * Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xin đẹp, xinh tươi, mĩ lệ… * To lớn: to đùng, to tướng, to con, to kềnh, to xù, to xụ, vĩ đại, khổng lồ… * Học tập: học, học hành, học hỏi, học đòi, học lỏm, học mót, học vẹt, học việc… * Hoàn cầu: năm châu, trái đất, địa cầu, thế giới… * Trông mong: chờ đợi, chờ đón, đón chờ, mong đợi, trông đợi, đợi chờ, mong ngóng, mong mỏi, trông chờ, mong chờ, hy vọng…) Bài tập 3: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa (VD: * Quang cảnh nơi đây thật mĩ lệ, tươi đẹp: dòng sông chảy hiền hoà, thơ mộng giữa hai bên bờ cây cối xanh tươi. * Em bắt được chú cua càng to kềnh và một con cóc to xù. * Chúng em ra sức học hành, chịu học hỏi những điều hay từ bạn bè. * Trẻ em năm châu đều sóng dưới một ngôi nhà chung: trái đất * Chúng em chờ đợi mẹ về, trông ngóng mãi vẫn không thấy mẹ đâu) 5. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong bài; viết lại vào vở các từ đồng nghĩa đã tìm được- bài tập 2 (phần Luyện tập). *PP thuyết trình, trực quan. - GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học - GV ghi tên bài bằng phấn màu. *PP thực hành, luyện tập - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại. - 1 HS đọc các từ in đậm trong đoạn văn (a) , trong đoạn thơ (b) - GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn (a), sau đó trong đoạn thơ (b). Gợi ý có thể dùng từ điển. - GV chốt lại sau bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm việc cá nhân: các em thử thay những từ in đậm để rút ra nhận xét. - GV gọi HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét - GV chốt lại. - 2,3 hs đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ trong sgk. - Cả lớp đọc thầm lại. - Gv yêu cầu hs học thuộc nội dung ghi nhớ sgk. *PP thực hành, luyện tập - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại - GV yêu cầu các em đọc thật kỹ để phát hiện ra các từ đồng nghĩa trong 2 đoạn văn, nhất là đoạn b. - HS làm việc cá nhân, các gạch bằng bút chì mờ dưới các từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn văn (khi chưa có Vở bài tập). - GV phát phiếu, bút dạ cho 2, 3 HS làm trên phiếu. 2,3 HS (làm trên phiếu) trình bày kết quả làm bài. Cả lớp và Gv nhật xét, chốt lại. - Cả lớp sửa bài trong SGK theo đúng lời giải vào vở TV. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc cả mẫu). Cả lớp đọc thầm lại. - HS trao đổi theo cặp. Các em viết ra nháp những từ tìm được. 2,3 HS có phiếu tiếp tục làm bài trên phiếu. - Nhiều HS đọc kết quả làm bài. Các HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp. ý kiến của các em bổ sung cho nhau, làm phong phú các từ đồng nghĩa đã tìm được. - GV nêu yêu cầu của bài tập (Đặt câu với từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2); nhắc HS chú ý: mõi em phải đặt một câu có chứa đồng thời một cặp từ đồng nghĩa (hoặc 2 câu có chứa một cặp từ đồng nghĩa). Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Giáo án môn: Luyện từ và câu Tiết 2 - Tuần 1 Ngày dạy: Luyện tập về Từ đồng nghĩa I- Mục đích, yêu cầu 1. Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho. 2. Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn,từ đó biết cân nhắc,lựa chọn từ thích hợp với câu, đoạn văn cụ thể. II- Đồ dùng dạy học Bút dạ và 2,3 tờ phiếu phô - tô - cô - pi phóng to các nội dung bài tập 1,3 để hs làm việc nhóm. Từ điển hs hoặc vài trang từ điển phô tô, nội dung liên quan đến các bài tập 1,3 (Phát cho hs các nhóm làm việc). Bảng phụ viết sẵn các từ đồng nghĩa trong bài1 (SGK)(GV chỉ treo bảng sau khi hs đã làm bài tập.) III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 30’ 5' A. Kiểm tra bài cũ: Bài:Từ đồng nghĩa - Thế nào là từ đồng nghĩa?Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? - Làm bài tập 2 phần luyện tập tiết trước. B- Dạy bài mới 1-Giới thiệu bài: Trong tiết học trước các con đã biết thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. Tiết học hôm nay các con sẽ tiếp tục vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa. 2 - Hướng dẫn hs làm bài tập: Bài 1,2: Tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh, trắng, đỏ, đen và đặt câu với một từ em vừa tìm được. Lời giải: Bài 1: Các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh: xanh biếc , xanh lè, xanh lét, xanh mét , xanh tươi, xanh sẫm, xanh đậm, xanh thẫm , xanh um, xanh thắm, xanh thẳm, xanh da trời, xanh nước biển, xanh lơ, xanh xanh, xanh nhạt, xanh non, xanh lục, xanh ngọc, xanh ngát, xanh ngắt, xanh rì, xanh ngút ngàn, xanh mướt, xanh rớt, xanh xao, xanh mượt , xanh bóng, xanh đen, … Các từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ: đỏ au, đỏ bừng, đỏ cạch, đỏ cờ, đỏ choé, đỏ chói, đỏ chót, đỏ da thắm thịt, đỏ đọc, đỏ đòng đọc, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hoen hoét, đỏ hoét, đỏ hon hỏn, đỏ hỏn, đỏ kè, đỏ khè, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ lửa, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ nhừ , đỏ nọc, đỏ ối, đỏ quạch, đỏ rực , đỏ ửng , đỏ hồng, đỏ thắm, đỏ thẫm, đỏ sẫm, đỏ hừng hực, đỏ tía, đỏ tím, đỏ nhạt,đo đỏ ,… Các từ đồng nghĩa chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng phau, trắng nõn, trắng nuột , trắng bóc, trắng ngà, trắng ngần, trắng nhởn, trắng ởn, trắng bong, trắng bốp, trắng loá, trắng xoá, trắng lốp , trắng lôm lốp, trắng phốp, trắng bạch, trắng , trắng bệch, trắng hếu, trắng mờ, trắng trẻo, trắng dã, trăng trắng ,… Các từ đồng nghĩa chỉ màu đen: đen sì, đen kịt, đen sịt, đen thui, đen thủi đen thui, đen t

File đính kèm:

  • doctieng viet tuµn 1.doc
Giáo án liên quan