Giáo án Tiếng việt : hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU: Giúp HS

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thông qua việc phân

tích các nhân tố giao tiếp trong những hoạt động giao tiếp cụ thể.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh

3. Thái độ: Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

* Giáo viên: Thiết kế giáo án- các bài tập mẫu

* Học sinh: Vở bài tập- sách giáo khoa

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: .

 

2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Hãy nêu các nhân tố tham gia trong

hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề: Khi tìm hiểu về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ta thấy: để có hiểu quả trong một hoạt động giao tiếp có rất nhiều nhân tố tham gia: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp vậy để nắm thật cụ thể về nhiệm vụ của các nhân tố ấy ta tiềm hiểu tiết 2 bài hoạt động giao tiếp .

b. Triển khai bài dạy:

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16739 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt : hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 5 Ngày soạn: 26/8/09 Tiếng Việt TÊN BÀI: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thông qua việc phân tích các nhân tố giao tiếp trong những hoạt động giao tiếp cụ thể. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh 3. Thái độ: Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- các bài tập mẫu * Học sinh: Vở bài tập- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: …………………………………........................................................... ………………………………………………………………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Hãy nêu các nhân tố tham gia trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Khi tìm hiểu về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ta thấy: để có hiểu quả trong một hoạt động giao tiếp có rất nhiều nhân tố tham gia: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp… vậy để nắm thật cụ thể về nhiệm vụ của các nhân tố ấy ta tiềm hiểu tiết 2 bài hoạt động giao tiếp…. b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 2 GV: Định hướng, gợi ý Bài tập này thiên về hình thức giao tiếp mang màu sắc văn chương. Sáng tác và thưởng thức văn chương cũng là một hoạt động giao tiếp. vì vậy để thực hiện bài tập này các em cần phải thực hiện quá trình phân tích như một đoạn hội thoại, cụ thể: - Nhân vật giao tiếp? - Hoàn cảnh giao tiếp? - Nội dung giao tiếp? Mục đích giao tiếp? - Cách nói trong câu ca doa có phù hợp với nội dung giao tiếp không? HS: Dựa vào những gợi ý để hoàn thành bài tập GV: Bổ sung: cách nói đó của chàng trai mang màu sắc văn chương, thuộc về p/c văn chương, vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm, nên dễ đi vào lòng người, tác động tới tình cảm của con người. HS: Đọc văn bản sgk GV: Định hướng. gợi ý * NVGT đã thực hiện giao tiếp bằng hành động ngôn ngữ cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? * Các câu trả lời bằng hình thức câu hỏi. Mục đích có phải để hỏi không? Vậy mục đích thực sự là gì? * Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào? HS: Chuẩn bị cá nhân, hoàn thành bài tập GV: Gọi HS đọc bài thơ GV: Định hướng, gợi ý - ND- MĐ- P.tiện mà HXH giao tiếp với người đọc? - Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ? II. Luyện tập * Bài 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây: “ Trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?” a. NVGT: - Chàng trai: xưng anh - Cô gái: gọi nàng trẻ tuổi b. HCGT: là đêm trăng thanh ( trăng sáng và thanh vắng) c. NDGT và MĐGT: nhân vật “anh” nói về sự việc “tre non đủ lá” và đặt ra vấn đề “nên chăng” tinhd đến chuyện “đan sàng”. Tuy nhiên, đặt câu chuyện vào 1 “đêm trăng thanh” và các nhân vật giao tiếp là một đôi nam nữ trẻ tuổi thì ND và MĐ của câu chuyện không phải chuyện “đan sàng”. Lời của nhân vật “anh” có 1 hàm ý cũng giống như tre, họ đã đến tuổi trưởng thành, nên tính chuyện kết duyên. d. Cách nói của chàng trai rất phù hợp với mục đích giao tiếp. * Bài tập 2: Đọc đoạn hội thoại và trả lời các câu hỏi: a. Trong cuộc g/tiếp: NVGT (A Cổ và người ông) đã tiến hành các hoạt động cụ thể là: - Chào: Cháu chào ông ạ! - Chào đáp: A Cổ hả? - Khen: Lớn tướng rồi nhỉ? - Hỏi: Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? - Đáp lời: Thưa ông, có ạ! b. Trong lời của ông già, cả 3 câu trên đều có hình thức của câu hỏi nhưng không phải cả 3 câu đều nhằm mục đích hỏi. Chỉ có câu thứ 3 mới hỏi thực sự, cho nên A Cổ chỉ trả lời câu thứ 3 mà không trả lời câu 1,2 c. Các từ xưng hô, các tình thái từ đã bộc lộ thái độ kính mên của cháu đối với ông và thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu. * Bài 3. Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi: Bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương a. Thông qua hình ảnh “bánh trôi nước” t/g muốn bộc bạch với mọi người về vẽ đẹp, về thân phận chìm nổi của người phụ nữa nói chung và tác giả nói riêng, đồng thời khẳng định phẩm chất tốt đẹp, trong sáng của người phụ nữ và của bản thân mình. b. Người đọc căn cứ vào các p. Tiện ngôn ngữ như: - Các từ: trắng, tròn ( nói về vẽ đẹp) - Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm (nói về sự chìm nổi) - Tấm lòng son: phẩm chất cao đẹp bên trong, đồng thời liên hệ với cuộc đời của tác giả- một người PN tài hoa nhưng lận đận về đường tình duyên để hiểu bài thơ. * Bài 4. Hướng dẫn về nhà làm IV. Củng cố: 1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? 2. Các nhân tố tham gia vào H.Đ.G.T bằng ngôn ngữ? V. Dặn dò: * Bài cũ: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài “Mời trầu” của HXH? * Bài mới: chuẩn bị bài: Văn bản Tiết thứ: 6 Ngày soạn: 26/8/09 Tiếng Việt TÊN BÀI: VĂN BẢN A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản. 2. Kỹ năng: Nâng cao năng lực phân tích và thực hành tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của việc tiếp xúc trực tiếp với văn bản và tạo lập VB đúng. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phát vấn- diễn giảng C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- các bài tập mẫu * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: …………………………………........................................................... ………………………………………………………………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: Hồ Xuân Hương muốn nói ( giao tiếp) điều gì qua bài thơ “Bánh trôi nước” ? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Trong quá trình giao tiếp con người đã tạo lập rất nhiều văn bản (văn bản nói, văn bản viết). Vậy văn bản là gì? ND- HT, bố cục, mục đích của văn bản ntn... ... b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 H: Văn bản là gì? GV định hướng HS theo câu hỏi gợi ý sgk H : Mỗi văn bản được người nói tạo ra trong trong hoạt động nào ? Để đáp ứng nhu cầu gì ? Số câu của mỗi văn bản ntn ? HS : Có thể trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày. GV : Nhận xét, tổng hợp. H : Mỗi văn bản đề cập tới vấn đề gì ? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong từng văn bản không ? HS : Trao đổi theo nhóm và rút ra kết luận, cử đại diện trình bày. GV : Nhận xét, khái quát Mỗi VB tập trung một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. H : VB3 có bố cục ntn ? có hợp lí không? H : Mỗi vb tạo ra nhằm mục đích gì ? HS : Trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày. GV : Nhận xét, kết luận H : Qua việc phân tích các VB chúng ta rút ra được kết luận gì về đặc điểm của VB ? HS : Đọc ghi nhớ sgk GV : Giải thích cụ thể từng nội dung trong phần ghi nhớ. Hoạt động 2 H : So sánh các văn bản 1,2,3 về các phương diện sau : - V/đề được đề cập trong mỗi VB thuộc lĩnh vự nào ? - Từ ngữ sử dụng có đặc điểm gì ? thuộc lĩnh vực nào ? - Cách thức thể hiện ? HS : Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày GV : Nhận xét, tổng hợp GV : Hướng dẫn HS tiến hành so sánh theo yêu cầu ở mục II.2 sgk và rút ra kết luận HS : Trả lời theo gợi ý của GV - Phạm vi sử dụng - Mục đích giao tiếp - Đăc điểm sử dụng từ ngữ - Kết cấu H : Dựa theo lĩnh vực giao tiếp và mục đích giao tiếp người ta chia thành các loại VB nào ? HS : Dựa vào phần ghi nhớ để kết luận GV : Bổ sung, nhấn mạnh I. Khái niệm văn bản: * VD: 3 văn bản sgk * Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn. * VB1: Tạo ra trong hoạt động g/tiếp chung. Đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm c/s, văn bản s/dụng 1 câu * VB2: Tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa cô gái và mọi người, VB có 4 câu * VB3: tạo ra trong HĐGT giữa vị chủ tịch nước với toàn thể quốc dân đồng bào, văn bản gồm 15 câu. * VB 1,2,3 đều đặt ra vấn đề cụ thể và triển khai nhất quán trong từng văn bản - VB1: là q/hệ giữa người với người trong c/sống, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề rất rõ ràng. - VB2: Lời than thân của cô gái cũng nhất quán rõ ràng. - VB3: Lời kêu gọi toàn quốc k/chiến, văn bản thể hiện: + Lập trường chính nghĩa của ta và dã tâm của TDP + Nêu chân lí đời sống dân tộc: thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. + kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc bằng tất cả vũ khí trong tay + kêu gọi binh sĩ, tự vệ dân quân (LL chủ chốt) + Khẳng định nước VN độc lập, thắng lợi nhất định sẽ về ta. * Bố cục VB3: có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ - Mở bài: Hỡi đồng bào toàn quốc - Thân bài: Chúng ta muốn hòa bình…nhất định về dân tộc ta - Kết bài: Khẳng định nước VN độc lập và k/c thắng lợi. * MỗiVB trên đều được tạo ra với 1 mục đích nhất định. - VB1: Truyền đạt kinh nghiệm sống - VB2: Lời than thân để gợi sự hiểu biết và cảm thông - VB3: Kêu gọi, khích lệ, thể hiện sự quyết tâm của mọi người trong k/c chống TDP * Kết luận: - Mỗi VB đều tập trung nhất quán vào 1 chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. - Các câu trong Vb có sự liên kết chặt chẽ. Cả Vb theo một kết cấu mạch lạc. - Mỗi VB thể hiện 1 mục đích nhất định - Có hình thức, bố cục riêng - VB1,2 thuộc PCNN nghệ thuật - VB3 thuộc PCNN chính luận II. Các loại văn bản: * Gợi ý câu hỏi 1: - VB1: V/đề kinh nghiệm đời sống - VB2: V/đề thân phận người phụ nữ trong XH cũ - VB3: V/đề chính trị - Từ ngữ s/dụng VB1,2 là ngôn ngữ sinh hoạt đời thường. - VB3: từ ngữ chính trị - Cách thức thể hiện VB1,2 bằng hình ảnh, VB3 trực tiếp bằng lí lẽ, lập luận. * Gợi ý câu hỏi 2: - Phạm vi sử dụng: + VB2 dùng trong lĩnh vực g/ tiếp nghệ thuật + VB3 dùng trong lĩnh vực g/tiếp chính trị + VB dùng trong các sgk dùng trong lĩnh vực g/tiếp khoa học. + Các đơn từ, giấy khai sinh dùng trong lĩnh vực g/tiếp hành chính. - Mục đích giao tiếp: + VB2: bộc lộ cảm xúc, tình cảm + VB3: kêu gọi toàn dân k/chiến + VB khoa học truyền thụ kiến thức + Đơn từ… trình bày ý kiến nguyện vọng, ghi nhận sự kiện, hiện tượng trong đời sống hay quan hệ giữa cá nhân, tôt chức hành chính. - Đặc điểm lớp từ ngữ: + VB2: từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh + VB3: sử dụng từ ngữ chính trị + VB sgk sử dụng từ ngữ KH + Đơn từ, giấy khai sinh sử dụng từ ngữ hành chính - Kết cấu: VB2 kết cấu của 1 bài ca dao, thể thơ lục bát, VB3 kết cấu theo bố cục rõ ràng, VBKH kết cấu theo chương mục, VB HC kết cấu theo mẫu. * Kết luận: Trong đời sống XH chúng ta có các loại VB sau: 1. VB thuộc PCNN sinh hoạt (ca dao, nhật kí) 2. VB thuộc PCNN gọt giũa: a. VBPCNN nghệ thuật (truyện, thơ, kịch) b. VB PCNN khoa học c. VB PCNN chính luận d.VB PCNN hành chính e. VB PCNN báo chí. IV. Củng cố: Văn bản là gì? Đặc điểm của văn bản? Phân loại văn bản? V. Dặn dò: Học bài cũ và chuẩn bị viết bài làm văn số 1 VI. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết thứ: 7 Ngày soạn: 29/8/09 Tập làm văn TÊN BÀI: BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 1 (CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG HOẶC VỀ 1 TPVH) A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là văn biểu cảm và nghị luận 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài văn phát biểu cảm xúc hoàn chỉnh 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, tư duy, sáng tạo và độc lập trong giờ làm văn B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Viết tự luận C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- đề bài- gợi ý cách làm bài- biểu điểm * Học sinh: Vở viết tập làm văn D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Nội dung bài mới: A. Đề bài: (HS chọn một trong những đề sau) * Đề 1: Em hãy trình bày cảm nghĩ của mình về 1 tác phẩm VH đã học ở chương trình THCS mà em ấn tượng nhất? * Đề 2: Cảm nghĩ, cảm xúc của em lần đầu tiên bước vào mái trường cấp III? * Đề 3: Hãy trình bày cảm xúc, cảm nghĩ của em về một đề tài mà em yêu thích? (Tự chọn) B. Hướng dẫn làm bài: 1. Tìm hiểu đề bài để xác định rõ: - Bài làm phải bộc lộ được những cảm xúc, những suy nghĩ về sự vật, sự việc, con người hoặc tác phẩm văn học. - Những cảm xúc và suy nghĩ cần: phù hợp với đề bài, chân thành, không khuôn sáo, không giả tạo, được bộc lộ một cách rõ ràng, tinh tế, nhạy cảm nhất. 2. Xây dựng được bố cục soa cho những cảm xúc và suy nghĩ đó làm nổi bật được trung tâm bài làm. 3. Chú ý tránh lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, bài viết phải sinh động, hấp dẫn. C. Biểu điểm: - Điểm 7- 10: Bài làm đạt tất cả các yêu cầu trên, viết rõ ràng, mạch lạc, giàu cảm xúc, chân thành, sáng tạo. - Điểm 5- 6: Bài làm đạt 2/3 yêu cầu, còn mắc lỗi chính tả, câu văn, cảm xúc, cảm nghĩ không sâu sắc. - Điểm 3-4: Bài làm đạt 1/2 yêu cầu, kết cấu không mạch lạc, mắc nhiều lỗi chính tả, cảm xúc hời hợt. - Điểm 0-2: Những trường hợp còn lại IV. Củng cố: Nhận xét giờ làm- thu bài V. Dặn dò: Học bài – soạn bài: Chiến thắng Mtao Mxây

File đính kèm:

  • docNgu van 10 CB.doc
Giáo án liên quan