TUẦN 9
(ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ)
TIẾT 1
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu là kiểm tra đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 2 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45/50 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn lại bảng chữ cái.
3. Ôn tập về các từ chỉ sự vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc. Bút dạ, 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT3.
- Vở bài tập tiếng việt.
139 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng việt lớp 2 tuần 9 đến 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
(ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ)
TIẾT 1
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu là kiểm tra đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 2 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45/50 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn lại bảng chữ cái.
3. Ôn tập về các từ chỉ sự vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc. Bút dạ, 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT3.
- Vở bài tập tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
5'
10'
5'
5'
7'
3'
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc:
- Gọi HS bốc thăm đọc (Trong 8 tuần qua).
-Đặt câu hỏi, ghi điểm. Những em đọc chậm, yếu, về nhà đọc nhiều lần tiết sau lên đọc.
3. Đọc thuộc lòng bảng chữ cái (miệng):
- Gọi HS đọc, GV nhận xét, ghi bảng.
- Cho lớp đọc.( Đọc nối tiếp.)
4.Xếptừ đã cho vào ô thích hợp trong bảng
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HD cho học sinh làm bài.
- GV nhận xét.
5. Tìm thêm các từ có thể xếp vào các ô trong bảng (viết).
+ Chỉ người: bạn bè, Hùng,............ Cô giáo.
+ Chỉ đồ vật: bàn, xe đạp, ................, ghế, ..
+ Chỉ con vật: tho,í mèo, .............., hổ, báo...
+ Chỉ cây cối: Chuối, xoài, ..........., na, mít...
6. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bảng 29 chữ cái.
- Lắng nghe.
- Bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi. 7-8 em.
- HS được xem lại bài 2'.
- HS đọc từng đoạn, cả bài.
-HS đọc thuộc lòngbảng chữ cái.
-Cả lớp đồng thanh bảng chữ cái
-1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm vào vở bài tập .
- Gọi 4 HS lên bảng làm.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ.....ngày.....tháng.....năm 2007
TIẾT 2
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn cách đặt câu theo mẫu Ai là gì?
3. Ôn cách xếp tên riêng của người theo thứ tự trong bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi các bài tập đọc, bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
- Vở Bài tập TV.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
3'
10'
10'
10’
2’
1. Giới thiệu bài: Hôm nay lớp ta tiếp tục kiểm tra để lấy điểm tập đọc, các em lên bốc thăm bài nào đọc bài đó và yêu cầu trong thăm là gì, em phải thực hiện.
2. Kiểm tra tập đọc: HS lần lượt lên bảng bốc thăm, HS đọc xong, GV cho điểm.
3. Đặt 2 câu theo mẫu (miệng):
- GV mở bảng phụ ghi sẵn mẫu câu BT2:
Ai (cái gì, con gì) là gì?
M: Bạn Lan là học sinh giỏi.
Chú Nam là nông dân.
Bố em là bác sĩ.
Em trai em là học sinh mẫu giáo.
4. Ghi lại tên riêng các nhân vật:
- Trong những bài tập đọc đã học ở tuần 7 và 8 theo thứ tự bảng chữ cái.
- GV ghi bảng:
Minh, Nam, An
- Học sinh sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
- GV chốt lời giải đúng: An, Minh, Nam.
- Thu 1 số vở chấm, nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- HS lần lượt lên bốc thăm và xem yêu cầu của đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Mỗi HS tự làm bài.
- HS nối tiếp nhau nói câu em đặt ví dụ.
+ Bạn Lâm là học sinh giỏi.
+ Chú Nam là bộ đội ...
- Cả lớp mở mục lục sách tuần 7 và 8, ghi lại tên riêng các nhân vật trong các bài tập đọc đã học.
1 HS đọc tên bài tập đọc, 1 HS khác đọc tên nhân vật trong bài tập đọc đó.
- 3 HS lên bảng sắp xếp các tên riêng theothứ tựcủabảng chữ cái.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ.....ngày.....tháng.....năm 2007
TIẾT 3
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn tập về các từ chỉ hoạt động.
3. HS biết tìm từ để đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi các bài tập đọc, bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
- Vở Bài tập TV.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
5'
15'
10'
5'
2’
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc:
- Gọi HS bốc thăm bài nào đọc bài đó.
( Bạn của Nai nhỏ, d/s HS tổ 1, gọi bạn.)
- Tìm những ... "Làm việc thật là vui"
- Đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối .
3. HS làm vào vở bài tập tiếng việt.
- Đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn, cho học sinh làm bài.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho học sinh chậm và yếu.
4. GV thu vở chấm.
- Chấm 5 - 7 bài và nhận xét.
5. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc Hs về tiếp tục ôn các bài học thuộc lòng đã học để giờ sau tiếp tục kiểm tra.
- Lắng nghe.
- 7-8 em lên bốc thăm đọc.
- HS trả lời.
- Học sinh trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.Cả lớp làm vào vở.( Mèo bắt chuột, bảo vệ đồ đạc, thóc lúa trong nhà.
Chiếc quạt trần quay suốt ngày.
Cây bưởi cho trái ngọt để bày cỗ trung thu. Bông hoa mười giờ xoè cánh ra, báo hiệu buổi trưa đã đến.)
- 1 số HS nộp vở.
- Lắng nghe và tự ôn ở nhà.
Thứ.....ngày.....tháng.....năm 2007
TIẾT 4
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn luyện chính tả.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi điểm bài tập đọc. Vở viết chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
3'
5'
17'
10’
2’
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc:
-Kiểm tra đọc các bài trong tuần 4.
- GV ghi tên bài.
3. Viết chính tả:
- GV đọc bài "Cân voi"
- Giúp HS giải nghĩa các từ: sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh
- Hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn viết:
? Nội dung của câu chuyện này là gì?
- Hướng dẫn HS viết từ khó.
- Nhận xét, sửa sai.
- GV đọc cho HS viết:
- GV đọc lại cho HS dò bài.
- GV chấm bài.
6. HDHS làm bài tập chính tả vào vở .
- Cho HS làm bài.
- Kiểm tra, sửa sai.
7. Về nhà xem lại bài viết.
- Nhận xét, biểu dương.
- Dặn HS vè nhà tiếp tục ôn tập.
- Lắng nghe.
- 7-10 em.
- HS bốc thăm bài nào đọc bài đó và trả lời câu hỏi GV nêu.
- 3 HS đọc lại.
- Nghe, hiểu.
- Ca ngợi trí thông minh của Lương Thế Vinh
- Viết vào bảng con. 1 HS lên bảng viết từ khó, lớp nhận xét.
- HS viết vào vở.
- HS sửa sai bằng bút chì.
- HS nộp vở.
- Mở vở BTTV/36, làm.
- Theo dõi, sửa bài.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ.....ngày.....tháng.....năm 2007
TIẾT 5:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn luyện trả lời câu hỏi theo tranh và tổ chức câu thành bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi các bài tập đọc.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
2'
5’
25’
3'
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc:
- GV ghi tên đề bài tập đọc tuần 5 vào thăm để HS lên bốc thăm.
- GV lần lượt gọi HS lên bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi.
3.QS tranh, trả lời câu hỏi (miệng):
- GV nêu đề bài, hỏi HS: để làm tốt bài tập này, em phải chú ý đến điều gì?
- HD cho học sinh làm bài theo nhóm.
- Theo dõi, nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu các em về nhà ôn lại các bài học thuộc lòng.
- HS bốc thăm bài nào đọc bài đó và trả lời câu hỏi GV nêu.
- PhảiQS kĩ tranh trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, suy nghĩ từng câu hỏi để trả lời.
- HS Kể trong nhóm, đại diện nhóm lên kể, lớp nhận xét.
- Hằng ngày, Mẹ đưa Tuấn tới trường./ Mẹ là người hằng ngày đưa Tuấn tới trường.
- Hôm nay Mẹ của Tuấn bị cảm nặng nên không đưa Tuấn đi học được./...
- Tuấn rót nước cho Mẹ uống./ Lúc nào Tuấn cũng ở bên giường Mẹ./ ...
- Tuấn tự mình đi bộ tới trường.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ.....ngày.....tháng.....năm 2007
TIẾT 6:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
2. Ôn luyện cách nói lời cảm ơn, xin lỗi.
3. Ôn luyện cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: - Phiếu ghi 4 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng.
2. Học sinh: - Đọc thuộc 1 khổ thơ: Ngày hôm qua đâu rồi?
- Đọc thuộc cả bài: Gọi bạn, Cái trống trường em, Cô giáo lớp em.
- Bảng phụ chép bài tập 3 Nằm mơ.
- Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
3'
15'
10'
5’
2'
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng:( Ghi điểm.)
- HS lên bốc thăm bài học thuộc lòng: (Gọi bạn, Cái trống trường em, cô giáo lớp em.)
- Ghi vào thăm. Nếu Hs chưa thuộc, cho về nhà học tiết sau kiểm tra.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Nói lời cảm ơn, xin lỗi (miệng):
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn cho học sinh làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- GV NX ghi câu hay lên bảng.
4. Dùng dấu chấm, dấu phẩy:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HD cho học sinh làm bài.
- Thu 1 số vở chấm.
5. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn bài học thuộc lòng.
- Lắng nghe và thực hiện.
- 10-12 em được kiểm tra.
- HS lên bốc thăm, giở bài mình đọc, cho đọc thầm 2' rồi đọc không nhìn sách.
- Mở SGK đọc yêu cầu bài tập.
a) Cảm ơn bạn đã giúp mình.
b) Xin lỗi bạn nhé!
c) Tớ xin lỗi vì không đúng hẹn.
d) Cảm ơn bác, cháu sẽ cố gắng hơn nữa.( Lớp nhận xét.)
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm vào vở bài tập.
+ Mẹ ơi ... rồi. Thế ... không, ... Nhưng lúc mơ, con ... cơ mà.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ.....ngày.....tháng......năm 2007
TIẾT 7:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
2. Ôn luyện cách tra mục lục sách.
3. Ôn luyện cách nói lời mời, nhờ, đề nghị.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi các bài học thuộc lòng.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
3'
10’
10’
10’
2'
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng:
- Kiểm tra 10-12 em, nhận xét ghi điểm.
3.Tìm các bài đã học ở tuần 8 theo mục lục sách. ( Nêu tên bài đã học.)
- Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy ( trang 67.)
4. Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HD cho học sinh làm bài.
- GV nhận xét, kết luạn và bổ sung.
- Cho HS làm vở.
5. Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.
- Lắng nghe.
- HS đọc 10-12 em.
- Nêu tên bài trong tuần 8.
- Tìm và nêu.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp đọc thầm, rồi ghi vào bảng con. 1 HS lên bảng ghi, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi 2-3 HS đọc lời nói hay.
a) Mẹ ơi, mẹ mua giúp cho con một tấm thiệp chúc mừng cô giáo nhân ngày Nhà giáo VN 20-11.
b) Để bắt đầu buổi liên hoan văn nghệ, xin mời các bạn cùng hát bài "Bốn phương trời" nhé!
c) Thưa cô, xin cô nhắc lại giùm em câu hỏi của cô!...
- Nghe, thực hiện.
Thứ....ngày.....tháng.....năm 2007
TIẾT 8:
KIỂM TRA ĐỌC - HIỂU - LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
5'
15'
10'
5’
2’
1. GV kiểm tra đọc từ tuần 1-8:
- GV ghi tên bài từ tuần 1-8. Trong thăm có ghi câu hỏi + ghi điểm.
- Đọc bài "Đôi bạn" trong SGK/75.
2. Dựa theo nội bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
- Hướng dẫn HS đọc thật kĩ các câu hỏi.
Câu 1: Búp bê làm những việc gì?
a. Quét nhà và ca hát.
b. Quét nhà, rửa bát và nấu cơm.
c. Rửa bát và học bài.
Câu 2: Dế mèn hát để làm gì?
a. Hát để luyện giọng.
b. Thấy bạn vất vả, hát để tặng bạn.
c. Muốn cho bạn biết mình hát rất hay.
Câu 3: Khi nghe Dế mèn nói, Búp bê đã làm gì?
a. Cảm ơn Dế mèn .
b. Xin lỗi Dế mèn.
c. Cảm ơn và khen ngợi tiếng hát của Dế mèn.
Câu 4: Vì sao Búp bê cảm Dế mèn
a. Vì Dế mèn đã hát tặng Búp bê.
b. Vì tiếng hát của Dế mèn giúp Búp bê hết mệt.
c. Vì cả 2 lí do trên.
Câu 5: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai là gì?
a. Tôi là Dế mèn.
b. Ai hát đấy.
c. Tôi hát đây.
3. Hướng dẫn làm vở BTTV.
4. GV chấm: 10-12 bài.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài viết.
- Hs đọc từ tuần 1-8.
- Lên bốc thăm bài nào đọc bài đó và trả lời câu hỏi.
- Đọc thầm các câu hỏi.
- Suy nghĩ và lựa chọn ý đúng.
( Câu đúng các em đánh dấu x)
- HS làm vào vở BT.
- HS trả lời miệng.
- HS làm bài.
- Cả lớp nộp vở.
- Nghe, thực hiện.
Thứ.....ngày.....tháng.....năm 2007
TIẾT 9:
KIỂM TRA VIẾT (Chính tả + Tập làm văn)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra viết chính tả: viết bài "Dậy sớm".
- Viết đúng các từ khó: dậy sớm, rửa mặt, giăng, sương, viền, quanh, lười.
- Tập làm văn: Cho HS viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu nói về em và trường em.
II. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
10'
25'
2’
I. Kiểm tra viết chính tả.
1. - GV đọc toàn bài "Dậy sớm".
- GV đọc từng câu cho HS viết
2. Xong đọc lại cho HS dò.
3. Chấm - chữa bài.
4. Làm bài tập chính tả trang 43.
- chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống
a. (giăng, răng) - (giờ , rơ)ì
b. (mặt, mặc) - (trước, trượt)
- Nhận xét sửa bài.
II. Tập làm văn:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài: "Viết 1 đoạn văn ngắn từ 3 - 5 câu nói về em và trường em. "
1. Các em làm vào vở .
2. GV chấm 7-10 bài.
III.Dặn dò- nhận xét giờ học:
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn học sinh chưa xong về nhà làm cho xong bài viết.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe
- HS nghe và viết vào vở
- HS dò bài.
- HS nộp vở.
- HS đọc yêu cầu bài và làm theo GVHD.
a) Giăng hàng, cái răng, rờ rẫm, bây giờ.
b) Rửa mặt, mặc áo, trượt ngã, đằng trước.
Từ những con đường làng chạy dài quanh co uốn khúc,cả trên những quãng đường nhựa ....là đến trường tiểu học Hương Hồ1. Đó chính là ngôi trường em đang theo học. Ngôi trường này đem lại cho em rất nhiều kỉ niệm khó quên.
- HS lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện.
TUẦN 10
(Chủ điểm: ÔNG BÀ)
TẬP ĐỌC:
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ (Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (Hà, ông, bà)
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
5'
30'
I. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
- Nêu mục tiêu, yêu cầu giò học.
- Ghi đề bài.
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu.
2.2. HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
- GV viết tiếng khó: sáng kiến, ngạc nhiên, suy nghĩ, hiếu thảo. - GV đọc.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- HD ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng ở một số câu.
- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ mới
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm
Nhận xét, khen nhóm, cá nhân đọc hay.
e) Cả lớp đồng thanh đoạn 1 và 2.
Nhận xét và sửa sai cho học sinh.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS mở sách.
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS đọc tiếng khó.
- Đọc nối nhau từng đoạn .
- Theo dõi, luyện đọc
- HS đọc từ chú giải trong SGK: (cây sang kiến, lập đông, chúc thọ.)
- Nhóm lần lượt đọc từng đoạn.
- Đại diện 4 nhóm đọc 4 em.
- Cả lớp đọc đoạn 2 và 2.
Thứ.....ngày.....tháng.....năm 2007
TIẾT 2
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
20'
10'
5'
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1.
1) Bé Hà có sáng kiến gì?
2) Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ của ông bà?
- Gọi HS đọc thầm đoạn 2.
3) Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao?
GV: Hiện nay trên thế giới, người ta đã lấy ngày 1 tháng 10 làm Ngày Quốc tế Người cao tuổi.
- Gọi HS đọc đoạn 3.
4) Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì?
5) Ai đã gỡ bí giúp bé?
? Món quà của Hà có dược ông bà thích không?
6) Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?
4. Luyện đọc lại:
- Phân vai (người dẫn chuyện, Bé Hà, bà, ông), thi đọc toàn bộ câu chuyện.
- Cho HS đọc ,GV nhận xét, ghi điểm cho cá nhân, nhóm đọc tốt.
5. Củng cố - Dặn dò:
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Tổ chức ngày lễ cho ông bà.
- Vì Hà có ngày Tết thiếu nhi 1/6. Bố là công nhân có ngày lễ 1/5. Mẹ có ngày 8/3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả..
- HS đọc thầm đoạn 2.
- Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày lễ của ông bà. Vì ngày đó là ngày trời bắt đầu trở rét, mọi người.cần chú ý chăm lo sức khoẻ cho các cụ già.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc thầm đoạn 3.
- Bé Hà băn khoăn chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.
- Bố thì thầm vào tai bé. Bé hứa sẽ làm theo lời khuyên của bố.
- Chùm điểm 10 của Hà là món quà ông bà thích nhất.
- Bé Hà là một cô bé ngoan, nhiều sáng kiến, rất kính trọng ông bà.
- Các nhóm tự phân vai.
- Mỗi nhóm chọn 1 bạn để thi đọc.
- Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà, đem những điểm 10 làm quà tặng để bày tỏ lòng kính yêu đối với ông bà.
Thứ.....ngày.....tháng.....năm 2007
KỂ CHUYỆN:
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện theo các vai.
2. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung nghe bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
5'
30'
2’
I. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi đề bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1Kể từng đoạnchuyện dựa vào các ý chính.
- GV mở bảng phụ viết những ý chính của từng đoạn. (a. Chọn ngày lễ. b. Bí mật của 2 bố con. c. Niềm vui của ông bà).
- Hướng dẫn HS kể mẫu đoạn 1 theo ý 1.
+ Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào?
+ Bé Hà có sáng kiến gì?
+ Bé giải thích vì sao phải ....của ông bà?
+ 2 bố con chọn ngày...của ông bà? Vì sao?
- Kể chuyện trong nhóm
- Kể chuyện trước lớp:
+ GV chỉ định các nhóm thi kể chuyện
+ GV cùng HS nhận xét.
2.2. Kể lại toàn bộ câu chuyện:
+ GV cùng HS nhận xét.
2.3. Dựng lại chuyện theo vai:.
II. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà dựng lại hoạt cảnh trên.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Theo dõi, tập kể.
- 1 HS kể mẫu,
- HS tiếp nối nhau kể từng đoạn chuyện trong nhóm
- Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp.
- Lắng nghe. Nhận xét.
- 3 HS xung phong kể.
- Đại diện 3 nhóm thi kể
- Các nhóm thi dựng lại chuyện trước lớp. Nhận xét bạn kể.
- Lắng nghe và thực hiện
Thứ.....ngày.....tháng.....năm 2007
CHÍNH TẢ: TẬP CHÉP:
NGÀY LỄ
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng bài chính tả "Ngày lễ".
2. Làm đúng các bài tập phân biệt c / k, thanh hỏi/thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn
- Vở bài tập TV.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
2'
20'
12’
2’
A. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi đề bài.
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài trên bảng phụ.
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?
.- HDHS viết chữ khó vào bảng con.
- Kiểm tra, nhận xét.
2.2. HS nhìn bảng chép vào vở.
2.3. Chữa bài: chấm 7-10 em.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: Điền vào chỗ trống c hay k?
- HD cho học sinh làm bài.
- KL: Con cá,con Kiến, cây cầu, dòng kênh.
Bài 3b: Đọc yêu cầu bài.
- Điền vào chỗ trống nghỉ hay nghĩ?
- Cho HS làm bài.
-Chốt lời giải đúng: Lo nghĩ, nghỉ học, nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Biểu dương những em viết bài tốt. Về nhà xem lại bài viết
- 2 HS nhìn bảng đọc.
- Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày Quốc tế lao động, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Ngày Quốc tế Người cao tuổi
- 1 HS lên bảng.
- Lớp viết vào bảng con.
- Chép vào vở.
- Nhìn bảng sửa sai bằng bút chì.
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm trên phiếu học tập.Lớp nhận xét
-HS đọclại bàitheo lời giải đúng.
- 1 HS đọc lớp đọc thầm.
- 1 bảng lớp, lớp làm vở..
- Lớp nhận xét
- Nghe, sửa sai.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ .....ngày.....tháng....năm 2007
TẬP ĐỌC: BƯU THIẾP
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc hai bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng; đọc phong bì thư với gọing rõ ràng, rành mạch.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu được nghĩa các từ: Bưu thiếp, nhân dịp
- Hiểu được nội dung của 2 bưu thiếp, tác dụng của bưu thiếp, cách viết một bưu thiếp, cách ghi một phong bì thư.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi HS đem theo 1 bưu thiếp, 1 phong bì thư.
- Bảng phụ viết những câu văn trpng bưu thiếp và trên phong bì thư.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
2'
18'
15'
2'
A. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi đề bài.
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu từng bưu thiếp,
2.2. HDHS luyện đọc, két hợp giải nghĩa từ:
a) Đọc từng câu.
- HDHS đọc từ khó: Bưu thiếp, nhân dịp.
b) Đọc trước lớp từng bưu thiếp
- Hướng dẫn HS đọc đúng 1 số câu:
- GV giới thiệu một số bưu thiếp
c) Đọc trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai?
- Gửi để làm gì?
- Bưu thiếp thứ 2 là của ai gửi cho ai?
- Gửi để làm gì?
- Bưu thiếp dùng để làn gì?
-Viết bưu thiếp chúc thọ,mừng sinh nhật ...
( Lưu ý HS: Cần viết bưu thiếp ngắn gọn....)
B. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị bài mới.
- Lắng nghe , theo dõi.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu
- HS đọc cá nhân.
- HS tiếp nối nhau đọc .
- Theo dõi, luyện đọc.
- Quan sát.đọc từ chú giải .
- Đọc theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc
- Của cháu gửi cho ông bà.
- Gửi để chúc mừng ông bà.....
- Của ông bà gửi cho cháu.
- Để báo tin ông bà đã .......
-Để chúc mừng, thăm hỏi.....
-tậpviết bưuthiếpvàphong bì thư.
- HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ.....ngày.....tháng.....năm 2007
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ.
TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. 2. 2. Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu châm hỏi.
3. Trật tự trong giờ học.
II. Đồ dùng học tập: - Bảng phụ.
- Giấy khổ to. Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
2'
32'
3'
A. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi đề bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1 (miệng):
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- GV viết nhanh lên bảng những từ đúng:
( bố, ông, bà, con, mẹ, cụ già, cô, chú, con cháu, cháu.)
Bài tập 2: Đọc yêu cầu bài.
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài tập 3: Đọc yêu cầu bài.
- GV kẻ bảng thành 3 phần, mỗi phần bảng chia 2 cột (họ nội, họ ngoại); mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức – Mõi HS trong nhóm viết nhanh lên bảng một từ chỉ người thuộc họ nội hay họ ngoại rồi chuyển bút cho bạn.
Bài tập 4: Đọc yêu cầu bài.
- phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm.
- HD cho HS làm nhóm.
- Cho HS NX, GVKTKL.
B. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xt tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Lăng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS mở truyện Sáng kiến của bé Hà, đọc thầm, tìm và viết nhanh ra nháp những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
- 1 HS đọc,làm bảng lớp, cả lớp làm vở bài tập.
- 2 HS đọc lại kết quả đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm cử đại diện lên thi tiếp sức.
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu và truyện vui.
- Nhóm làm bài trên giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng, trình bày.
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ.....ngày.....tháng.....năm 2007
TẬP VIẾT: CHỮ HOA H
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết chữ:
- Biết viết hoa chữ theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết câu ứng dụng " ai s¬ng mét n¾ng" theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
- Trình bày vở sạch, nắn nót chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái viết hoa đặt trong khung chữ như SGK.
- Bảng phụ viết cụm từ ai: (dòng1), " ai s¬ng mét n¾ng" (dòng 2).
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học s
File đính kèm:
- TV Lop 2 Tuan 9-18.doc