I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 ?, Đường đi Sa Pa
2. Kĩ năng : Viết lại đúng chính tả 2 bài viết trên. Viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn. Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch ; êt/êch; r/d/gi.
3. Thái độ : Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết nội dung BT2a hay b.
Bảng phụ viết nội dung BT3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động : (1’) Hát.
2. Bài cu : (3’) Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Vài em làm lại BT2 a tiết trước.
Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới : (27’) Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 ?, Đường đi Sa Pa
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
b) Các hoạt động :
4 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 06/07/2023 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 phần Chính tả - Nghe-viết: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4. Nhớ-viết: Đường đi Sa Pa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính tả (tuần 29 + 30)
Nghe - viết : Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, ?
Nhớ - viết: Đường đi Sa Pa
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 ?, Đường đi Sa Pa
2. Kĩ năng : Viết lại đúng chính tả 2 bài viết trên. Viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn. Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch ; êt/êch; r/d/gi.
3. Thái độ : Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết nội dung BT2a hay b.
Bảng phụ viết nội dung BT3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động : (1’) Hát.
2. Bài cu : (3’) Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Vài em làm lại BT2 a tiết trước.
Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới : (27’) Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 ?, Đường đi Sa Pa
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
b) Các hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS về nhà viết bài (10’)
MT : Giúp HS viết lại đúng chính tả hai bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 ?, Đường đi Sa Pa
PP : Đàm thoại, trực quan, thực hành.
– Đọc đoạn văn Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 ?
– Gọi 1 HS đọc lại.
+ Đầu tiên người ta cho rằng ai đã nghĩ ra các chữ số?
+ Vậy ai đã nghĩ ra các chữ số?
+ Mẩu chuyện có nội dung gì?
– Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
– Đọc và viết các từ vừa tìm được.
– Đọc đoạn văn trong bài Đường đi Sa Pa
– Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ để viết.
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào?
+ Vì sao Sa Pa được gọi là “món quà tặng diệu kỳ” của thiên nhiên?
– Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện đọc
=> Chốt: thoắt cái, khoảnh khắc, mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý
– Yêu cầu HS viết từ khó vào bảng con
– Yêu cầu HS về nhà viết hai bài chính tả vào vở Học viết điều hay.
Hoạt động lớp, cá nhân
– Cả lớp theo dõi trong SGK.
– Đọc thầm lại bài. Tự viết vào nháp tên riêng nước ngoài.
+ Người Ả– rập đã nghĩ ra các chữ số.
+ Một nhà thiên văn học người Ấn Độ.
+ Mẩu chuyện giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4 không phải do người A–rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn người Ấn Độ khi sang Bát–đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4
– A–rập, Bát–đa, Ấn Độ, dâng tặng, truyền bá rộng rãi.
– HS viết bảng con.
– HS đọc thuộc lòng đoạn văn theo yêu cầu và mời bạn nhận xét.
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi theo thời gian trong 1 ngày. Ngày thay đổi mùa liên tục: mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
+ Vì Sa Pa có phong cảnh rất đẹp và sự thay đổi mùa trong 1 ngày ở đây thật lạ lùng và hiếm có.
– HS thảo luận nhóm đôi và nêu từ khó, các bạn khác bổ sung.
– HS viết bảng con.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. (7’)
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập.
PP : Động não, đàm thoại, thực hành.
– Bài 2a trang 104 SGK: Ghép tr, ch với những vần nào để tạo thành những tiếng có nghĩa? Đặt câu với 1 trong những tiếng vừa tìm được.
+ Nêu yêu cầu BT. Nhắc HS có thể thêm dấu thanh để tạo thêm nhiều tiếng có nghĩa.
+ Phát phiếu cho 3, 4 nhóm làm bài.
+ Dán ở bảng lớp bài làm tốt của vài cặp, chốt lại lời giải.
– Bài 3 trang 104 SGK: Tìm tiếng thích hợp điền vào ô trống để hoàn chỉnh mẫu chuyện:
+ Nêu yêu cầu BT.
+ Dán bảng 3, 4 tờ phiếu ; mời 3, 4 em lên bảng thi làm bài.
+ Truyện có tính khôi hài thế nào?
* Bài 2a trang 115 SGK:
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 – Kĩ thuật khăn phủ bàn. Các thành viên trong nhóm tìm từ viết vào bản nhóm khăn phủ bàn, rồi tập hợp ý kiến.
=> GV sửa bài, nhận xét kết quả của từng nhóm.
ra lệnh, ra vào, rà mìn, rà soát, cây rạ, đói rã
Rong chơi, ròng ròng, rong biển, bán hàng rong.
Nhà rông, rộng, rống lên
Rữa, rửa, rựa
* Bài 3 trang 116 SGK:
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bài.
- Sửa bài bằng hình thức thi đua tiếp sức.
3a: thế giới–rộng–biên giới– dài
3b: thư viện–lưu giữ–bằng vàng–đại dương–thế giới.
Hoạt động lớp, nhóm đôi
– Trao đổi cùng bạn để làm bài.
– Phát biểu ý kiến.
– Đọc thầm truyện vui Trí nhớ tốt, làm bài vào vở.
+ Nghếch mắt – châu Mĩ – kết thúc – nghệt mặt – trầm trồ – trí nhớ.
+ Chị Hương kể chuyện lịch sử nhưng Sơn ngây thơ tưởng rằng chị có trí nhớ tốt, nhớ được cả những truyện xảy ra từ 500 năm trước – cứ như là chị đã sống được hơn 500 năm.
– HS làm bài theo yêu cầu của GV, sửa bài cả lớp nhận xét.
– HS theo dõi, sửa bài theo hình thức thi đua giữa các dãy.
– HS làm bài theo nhóm đôi.
–Lớp theo dõi và nhận xét.
4. Củng cố : (3’)
Chấm bài, nhận xét.
Giáo dục HS có ý thức viết đúng, viết đẹp tiếng Việt.
5. Dặn dò : (1’)
Nhận xét tiết học.
– Yêu cầu HS về nhà viết hai bài chính tả vào vở Học viết điều hay.
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_4_phan_chinh_ta_nghe_viet_ai_da_nghi.docx