Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU:

- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.

 - Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK

 - HS biết quan tâm và thương cảm với những người gặp khó khăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :

 

doc11 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2016 TẬP ĐỌC THƯ THĂM MẸ I .MỤC TIÊU : - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Giáo dục HS biết yêu thương chia sẻ buồn vui với mọi người. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm - HS: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ: “ Truyện cổ nước mình” và nêu nội dung của bài. - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: - Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK * Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc toàn bài - Yêu cầu HS chia đoạn - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - GV cho HS đọc theo nhóm bàn - Nhận xét, tuyên dương. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi: + Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? + Lương viết thư cho Hồng để làm gì ? + Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? + Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết an ủi bạn Hồng ? + Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ? - Nêu nội dung chính của bài ? * Nội dung chính : Lá thư cho thấy sự thông cảm, tình cảm chân thành, chia sẻ của Lương đối với Hồng bị trận lũ cướp mất ba. 3. Thực hành: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài. + GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn đoạn 2,3 của bài + Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn + GV nhận xét, tuyên dương. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Thư thăm bạn, biết yêu thương chia sẻ buồn vui với mọi người. - 2 HS đọc thuộc lòng bài và nêu nội dung của bài. - Lắng nghe. - HS luyện đọc theo nhóm, trả lời câu hỏi - 1 HS đọc cả bài. + 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu... với bạn + Đoạn 2: Tiếp theo ... bạn mới như mình + Đoạn 3: Phần còn lại - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ - HS luyện đọc theo nhóm - Lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm, trả lời các câu hỏi. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm - Bạn Lương không biết,mà chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền Phong. - Lương viết thư để chia buồn với Hồng - “Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền Phong ba Hồng đã ra đi mãi mãi” - Lương khơi dậy trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm “Chắc là Hồng nước lên” - Dòng mở đầu nêu địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. Những dòng cuối ghi lời chúc, lời nhắn nhủ, lời cảm ơn, lời hứa hẹn, ký tên ghi rõ họ tên người gửi. - HS trả lời. - Lắng nghe - HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm - Lắng nghe - HS lắng nghe, ghi nhận *************************** Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2016 CHÍNH TẢ ( Nghe-viết) CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ I. MỤC TIÊU : - Nghe – viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn. - Làm được các bài tập trong SGK II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Gọi 2 HS lên bảng viết: lát sau, phải chăng, băn khoan, xem xét. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Hướng dẫn HS nghe- viết: - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bộ bài thơ * Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết . 3.Thực hành: * Nghe – viết chính tả - GV quan sát, uốn nắn cho HS * Soát lỗi và sửa lỗi Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài. - GV nhận xét và chữa bài: a) tre, chịu, trúc, cháy, tre, tre, chí, chiến, tre. b) triển lãm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh, vẽ cảnh, khẳng, bởi, sĩ , vẽ, ở, chẳng. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về bài chính tả: Cháu nghe câu chuyện của bà, cách phân biệt tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã. - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp - HS lắng nghe - 1 HS đọc - Từ khó: trước, lạc, giữa, một lối, lạc đường - HS nghe – viết vào vở. - Soát lỗi, sửa lỗi - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài - Lắng nghe - Lắng nghe LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I. MỤC TIÊU : - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ. Phân biệt được từ đơn và từ phức - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ bước đầu làm quen với từ điển ( hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ - HS sử dụng từ đúng trong khi nói và viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Nêu tác dụng của dấu hai chấm ? Cho ví dụ ? - Gv nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2.Trải nghiệm-Khám phá: * Nhận xét: - Gọi HS đọc câu văn + Nội dung câu văn nói lên điều gì ? + Câu văn trên có bao nhiêu từ + Hãy chỉ ra những từ gồm 1 tiếng ? + Những từ gồm 2 tiếng là từ nào? - GVKL:Từ gồm 1 tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm nhiều tiếng gọi là từ phức + Tiếng dùng để làm gì? + Từ dùng để làm gì? * Phần ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ/ 28-SGK 3.Thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài: + Từ đơn: chỉ, còn, cho, tôi, của, mình, rất, rất, vừa, lại + Từ phức: độ lượng, truyện cổ, thiết tha, nhận mặt, ông cha, đa tình, đa mang. Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm GV nhận xét, chữa bài Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về từ đơn và từ phức, lấy được ví dụ minh họa. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp - Lắng nghe - 1 HS đọc - HS trả lời - có 14 từ - nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là - giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến - Lắng nghe - dùng để cấu tạo nên từ.1 tiếng tạo nên từ đơn, 2 tiếng tạo nên từ phức. - dùng để đặt câu - 2 HS đọc - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày + 3 từ đơn: đẫm, mía, hũ + 3 từ phức: đậm đặc, hiếu thuận, hoa màu - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - Lắng nghe *************************** Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2016 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Kể được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu. - Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Giáo viên yêu cầu HS kể lại chuyện thơ: Nàng Tiên Ốc và nêu ý nghĩa của câu chuyện. - GV giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu - Yêu cầu HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS dùng bút chì gạch chân những từ quan trọng - Gọi HS đọc yêu cầu 1, 2, 3, 4 (SGK) - Yêu cầu HS đọc gợi ý 1 (SGK) - Lưu ý cho HS về những bài thơ, truyện đã học về lòng nhân hậu là những bài ở SGK: Mẹ ốm, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Ai có lỗi, - Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK 3. Thực hành: - Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. - Kể trước lớp - Gọi HS thi kể tiếp nối. - Gọi HS kể toàn truyện. + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ? Khuyên chúng ta điều gì ? - GV nhận xét, đánh giá 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về câu chuyện mà em đã được nghe , được đọc về lòng nhân hậu, kể lại cho người thân nghe câu chuyện đó. - 3 HS lên bảng kể - Lắng nghe . - 2 HS đọc - HS thực hành - HS đọc - Lắng nghe - HS đọc - HS kể trong nhóm. - HS thi kể tiếp nối. - 2 HS kể toàn truyện. - HS trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận TẬP ĐỌC NGƯỜI ĂN XIN I. MỤC TIÊU: - Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ - Trả lời được các câu hỏi trong SGK - HS biết quan tâm và thương cảm với những người gặp khó khăn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: “ Thư thăm bạn” và nêu nội dung của bài tập đọc - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: - Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK bài * Luyện đọc: - 1 HS đọc bài - Yêu cầu HS chia đoạn - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp sửa phát âm. - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS đọc trong nhóm - Gọi đại diện các nhóm đọc - Nhận xét, tuyên dương. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi : + Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ? + Thế nào là “thảm hại” + Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ? + Theo em, cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin ? - Nêu nội dung chính của bài ? * Nội dung: Câu chuyện ca ngợi lòng nhân hậu của cậu bé biết thương xót với nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin 3. Thực hành: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài. + GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ 4 và 5 của bài + Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm + GV nhận xét, tuyên dương 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Người ăn xin, biết quan tâm và thương cảm với những người gặp khó khăn. - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài - 1 HS trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS luyện đọc theo nhóm - 1HS đọc bài. - 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu cứu giúp + Đoạn 2: Tiếp theo.... cho ông cả + Đoạn 3: Còn lại - HS đọc nối tiếp khổ lần 1. - HS đọc nối tiếp lần 2 - HS đọc theo cặp - Đại diện các cặp đọc - Lắng nghe - HS đọc thầm - già lọm khọm, mắt đỏ đọc trông rất thảm hại. - dáng vẻ khổ sở, đáng thương - Cậu bé chân thành, thương xót và muốn giúp đỡ ông lão - Cậu bé đã nhận được từ ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm - HS trả lời - Lắng nghe - HS đọc nối tiếp các đoạn - HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm - HS lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT I. MỤC TIÊU: - Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. - Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp, gián tiếp - Bồi dưỡng cho HS lòng ham mê học môn Tiếng việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc bằng gịong kể của em - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: *Nhận xét: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 + Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin + Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ? + Lời nói và ý nghĩ của lão ăn xin trong hai cách kể có gì khác nhau ? - GV nhận xét, kết luận 3.Thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài: + Lời dẫn gián tiếp: (Cậu bé nói dối là bị chó sói đuổi) + Lời dẫn trực tiếp: - Còn tớ, gặp ông ngoại - Theo tớ, nhận lỗi với bố mẹ Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về nội dung bài học, kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp, gián tiếp. - 2 HS lên bảng kể - HS lắng nghe. - HS đọc - Lời nói của cậu bé + Chao ôi! biết nhường nào ? + Cả tôi nữa của ông lão + Ông đừng giận cháu; cho ông cả - Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là một người nhân hậu - Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp nguyên văn lời nói của ông lão - Cách 2: Tác giả thuật gián tiếp lời ông lão - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận *************************** Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2016 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT I. MỤC TIÊU: - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm : Nhân hậu- Đoàn kết - Biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác. - HS có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong khi viết và nói - Học sinh có ý thức học tốt bộ môn tiếng việt. - Làm được các bài tập trong SGK II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Thế nào là từ đơn, từ phức ? Cho ví dụ ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Thực hành : Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài: a) hiền lành, hiền hậu, dịu hiền b) ác nghiệt, tàn ác, hung ác Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài: a) Các từ thể hiện lòng nhân hậu, tinh thần đoàn kết: nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, trung hậu, đôn hậu, cưu mang, che chở, đùm bọc, nhân từ. b) Các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết: tàn ác, bất hoà, lục đục, chia rẽ, hung ác, độc ác, tàn bạo. Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, chữa bài: a) đất hoặc (bụt) c) cọp b) bụt hoặc (đất) d) chị em gái 3. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm : Nhân hậu- Đoàn kết. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận *************************** Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016 TẬP LÀM VĂN VIẾT THƯ I. MỤC TIÊU: - Nắm chắc hơn về mục đích, nội dung, kết cấu của một bức thư - Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn - Bồi dưỡng cho HS lòng ham mê học môn Tiếng việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp: Bác thợ hỏi Hoa: - Cháu có thích làm thợ xây không ? Hoa đáp: - Cháu thích lắm ! - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: *Nhận xét: - Yêu cầu HS đọc thầm bài tập đọc Thư thăm bạn, trả lời các câu hỏi sau : + Người ta viết thư để làm gì ? + Để thực hiện mục đích trên , một bức thư cần có những nội dung gì ? + Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào ? - GV nhận xét, kết luận * Phần ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ/ 34-SGK 3.Thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi học sinh trình bày bài làm - GV nhận xét, đánh giá 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về trình tự của một bài văn viết thư, thực hành viết thư cho người thân. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp - Lắng nghe - HS đọc thầm - để thăm hỏi, thông báo tin tức, chia vui hoặc chia buồn - Đầu thư: ghi địa điểm, thời gian, lời xưng hô; cuối thư: Lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa và kí tên. - Lắng nghe - 3 HS đọc - HS đọc - HS làm bài - HS trình bày - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi nhận KÍ DUYỆT TUẦN 3

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2016_2017.doc